Hướng dẫn mẹ 11 cách nấu cháo cua cho bé
Mục lục
Bước vào giai đoạn ăn dặm, ngoài nguồn sữa mẹ, bé cần được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác để có thể đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển toàn diện về trí não và thể chất. Trong đó, cháo cua được biết đến là một món ăn dặm rất bổ dưỡng và giàu canxi. Vậy nấu cháo cua cho bé như thế nào để có được hương vị thơm ngon là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ bí quyết cách nấu cháo cua cho bé thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.
Mục Lục
1. Khi nào mẹ cho bé ăn dặm cháo cua?
Cua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi rất phù hợp để cho bé ăn dặm. Với hàm lượng canxi dồi dào, cua rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương của trẻ. Ngoài ra cua còn chứa hàm lượng hàm lượng protein dồi dào, acid béo và omega-3 tốt cho não bộ của trẻ. Cháo cua giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa bệnh tật và giúp phát triển thị lực hiệu quả. Vì vậy, việc mẹ cho con ăn cháo cua là rất tốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ: Mẹ có thể bắt đầu cho con ăn cháo cua từ 7 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên do cua chứa nhiều đạm nên trẻ nhỏ chỉ nên ăn với liều lượng ít. Lượng cua phù hợp để nạp cho cơ thể của trẻ như sau:
– Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: Mẹ có thể cho bé ăn 20 – 30gr thịt cá, tôm đã bỏ xương, vỏ nấu cùng với cháo hoặc bột. Mỗi ngày có thể cho bé ăn 1 bữa, tối thiểu 3 – 4 bữa/tuần.
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi ngày trẻ có thể ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc mỳ, bún, súp… mỗi bữa tương đương từ 30 đến 40gr thịt hải sản.
– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Trẻ ở độ tuổi này có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60gr thịt của hải sản. Nếu trẻ ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa.
>>> Xem ngay: Cháo lươn cho bé ăn dặm có tốt không ?
Chất dinh dưỡng trong thịt cua sẽ giúp trẻ phát triển răng và xương
2. Cháo cua chứa chất dinh dưỡng gì cho bé?
Cháo cua được biết đến là một món ăn thơm ngon chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. Sau đây là một số chất dinh dưỡng điển hình.
2.1. Chất đạm
So với các loại thịt khác thì hàm lượng đạm có trong thịt cua không hề kém cạnh, đã thế nó còn không chứa, nếu chứa thì cũng chỉ một ít chất béo hoà tan. Vì vậy, ăn thịt cua rất tốt cho sức khỏe. Thịt cua giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch, béo phì. Thịt cua là một món ăn giàu đạm nhưng rất dễ tiêu hoá nên được các mẹ thường xuyên lựa chọn mỗi khi cho con ăn dặm.
2.2. Axit béo omega
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài đạm trong thịt chua còn chứa axit béo omega. Đây là một hợp chất rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Axit béo omega giúp tăng cường trí thông minh, cải thiện giấc ngủ của bé. Đồng thời còn giúp giảm dần các biểu hiện tăng động ở trẻ, giảm triệu chứng trầm cảm. Nói chung là, chất axit béo omega có trong cháo cua rất có lợi cho sức khỏe và trí não của trẻ nên khuyến khích các mẹ nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé.
2.3. Chất khoáng
Có thể mẹ chưa biết nhưng thịt cua biển ngoài chứa nhiều đạm, axit béo omega còn chứa nhiều chất khoáng thiết yếu tốt cho trẻ như: kali, kẽm, sắt, natri,… Việc mẹ thêm thịt cua vào khẩu phần ăn hàng ngày của con giúp quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó cũng giúp xương phát triển tốt, chắc chắn hơn.
Cua biển chứa hàm lượng khoáng chất cao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất cho trẻ
2.4. Vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nên không thể không bổ sung. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ nên bổ sung ít nhất 2,4mg vitamin B12 cho bé mỗi ngày, trong khi đó 75gr thịt cua đã chứa đến 9,78mg vitamin B12. Thịt cua dùng trong các món cháo cua ăn dặm cho bé giúp các tế bào máu phát triển bình thường và ổn định, phòng tránh tình trạng thiếu máu, tăng cường trí não và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
3. Nấu cháo cua biển cho bé với rau gì?
Thịt cua biển có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau để tạo thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ. Một số loại rau như: mồng tơi, bí đỏ, rau ngót, cà rốt, rau dền, khoai mỡ,… rất thích hợp để nấu cùng với thịt cua. Tuy thịt cua có thể phù hợp để nấu với nhiều loại rau nhưng mẹ cũng cần phải cho bé ăn tuỳ thuộc theo độ tuổi và sở thích của bé để hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
4. Gợi ý mẹ 11 cách nấu cháo cua cho bé
Mẹ muốn học cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm nhưng không biết nấu như thế nào và cũng không biết nấu món gì ngon. Sau đây Unica sẽ gợi ý cho mẹ cách nấu một số món ngon đơn giản ngay tại nhà cho bé.
4.1. Cháo cua biển rau ngót
Cua biển và rau ngót kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một món ăn thơm ngon giàu chất dinh dưỡng rất phù hợp để cho bé ăn dặm. Rau ngót giàu vitamin nhóm B, C giúp bé tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Nguyên liệu
– Thịt cua: 50g
– Gạo tẻ: một lượng vừa phải
– Rau ngót: lượng vừa phải tùy theo khẩu vị của bé.
– Gia vị: nước mắm, dầu ăn, hạt nêm
Cua biển và rau ngót kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một món ăn thơm ngon giàu chất dinh dưỡng
Cách thực hiện
– Bước 1: Thịt cua xé nhỏ, mẹ nhặt sạch phần vỏ vỡ đi.
– Bước 2: Rau ngót nhặt rồi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút sau đó vớt ra, thái nhuyễn.
– Bước 3: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nhỏ ninh với nước. Cho tiếp phần thịt cua, rau ngót cắt nhỏ vào nấu cùng cháo cho đến khi nhừ cháo thì tắt bếp.
– Bước 4: Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, nếu bé dưới 1 tuổi thì không cần cho gia vị, sau cùng mẹ múc ra bát cho bé thưởng thức.
4.2. Cháo cua biển nấm
Nấm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lớn lại ăn rất giòn và ngon. Nấu cháo cua biển với nấm làm món ăn dặm chắc chắn bé sẽ rất thích bởi nó vừa thơm lại vừa ngon, đảm bảo bé nhà bạn sẽ tăng cân đáng kể với món ăn này.
Nguyên liệu:
– 1 con cua biển
– 100g nấm rơm
– Cháo trắng
– Gia vị
>>> Xem ngay: 4 Cách nấu cá hồi sốt cam cho bé ăn ngon, đủ chất
Cháo cua biển nấu cùng nấm rơm
Cách thực hiện:
– Bước 1: Bạn chọn những con cua tươi, sau đó rửa sạch là lọc lấy phần thịt và gạch cua. Sau đó băm nhỏ theo độ thô của bé.
– Bước 2: Nấm rơm cắt bỏ phần chân nấm, sau đó ngâm nước muỗi loãng và rửa sach. Sau khi để cho ráo nước, bạn dùng dao băm nhỏ ra.
– Bước 3: Làm nóng chảo và cho thịt cua cùng nấm vào đảo cho săn lại. Nêm một chút gia vị cho vừa miệng
– Bước 4: Cho toàn bộ hỗn hợp đảo chín ở bước 3 vào nồi cháo trắng đã chuấn bị. Dùng đũa khuấy đều trong 3-5 phút sau đó tắt bếp là có thể xơi ra bát cho bé thưởng thức.
4.3. Cháo cua cà rốt
Cháo cua cà rốt là món ăn thơm ngon, lại cực giàu dinh dưỡng cho bé yêu mà mẹ không thể nào bỏ qua. Với hương vị đậm đà, mềm mịn đầy hấp dẫn món cháo cua cà rốt chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê.
Nguyên liệu:
– 100gr thịt cua lột sẵn
– 1 củ cà rốt
– ½ quả ngô
– 1 ít rau mùi
– 1 nhánh hành lá, hành khô
– Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn cho trẻ
Cháo cua cà rốt giúp bé sáng mắt, chắc khỏe xương
Cách thực hiện:
– Bước 1: Luộc cua với sả và một ít gừng. Để đảm bảo an toàn, mẹ không nên áp dụng công thức luộc cua với bia giống như cho người lớn ăn. Sau đó, mẹ gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót các vỏ cua còn sót lại trong thịt.
– Bước 2: Mẹ hãy gọt hoặc tách ngô lấy hạt, tiếp theo xay nhuyễn cùng 90ml nước, lọc bỏ bã, còn nước ngô dùng để nấu cháo.
– Bước 3: Cho nồi nước ngô xay lên bếp đun và cho thêm ½ củ cà rốt cho nước ngọt hơn, ½ của cà rốt còn lại thì mẹ đem băm nhỏ để bé dễ ăn hơn. Sau khi cháo đã chín, mẹ hãy vớt bỏ củ cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
– Bước 4: Băm nhuyễn thịt cua, cho dầu ăn vào chảo và phi ½ củ hành khô băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
– Bước 5: Mẹ cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên cuối cùng cho thêm rau mùi và cho bé thưởng thức. Cách nấu cháo cua cho bé với cà rốt sẽ giúp bé ngon miệng hơn.
4.4. Cháo cua rau bồ ngót
Nhắc đến top những cách nấu cháo cua cho bé mẹ đừng quên học cách nấu món cháo cua rau bò ngót. Đây là một món ăn rất thơm và ngon lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện nhất định mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn cho bé.
Nguyên liệu
– Gạo: 1 chén nhỏ
– Rau bồ ngót: 1 nắm
– Thịt cua: 50g
– Gia vị: nước mắm, hạt nêm, dầu olive
Cách thực hiện
– Bước 1: Đầu tiên mẹ cần làm sạch cua, sau đó xé nhỏ thịt cua ra.
– Bước 2: Đối với rau bồ ngót thì mẹ nhặt rồi rửa sạch sau đó thái nhuyễn ra.
– Bước 3: Cho gạo vào nồi đun sôi, đến khi sôi thì cho thịt cua, rau bồ ngót vào nấu cho đến khi cháo chín nhừ là được.
– Bước 4: Cho vào nồi cháo thêm một ít dầu oliu rồi khuấy đều, sau đó tắt bếp.
– Bước 5: Nếu bé trên 1 tuổi có thể cho thêm gia vị rồi múc ra bát cho bé ăn
Cách nấu cháo cua cho bé cùng rau bồ ngót tương đối đơn giản
4.5. Cháo cua khoai mỡ
Khoai mỡ là một loại củ chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B6 và chất xơ nên vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khoẻ nói chung. Món cháo cua khoai tây có vị ngọt mềm nên mẹ đừng quên thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé nhé.
Nguyên liệu:
– 30gr thịt cua tươi
– 10gr mỡ hơi
– 10gr thịt heo nạc
– 100gr khoai mỡ
– Hành, ngò gai
– Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm
Cách thực hiện:
– Bước 1: Đầu tiên, mẹ cắt nhỏ mỡ heo còn thịt heo nạc cắt mỏng, cho vào tô nhỏ cùng với thịt cua xay mịn. Sau đó, nêm thêm gia vị và trộn đều, ướp khoảng 15 phút cho gia vị ngấm.
– Bước 2: Gọt vỏ khoai mỡ, sau đó nạo nhuyễn.
– Bước 3: Cho 200 ml nước vào nồi, đun sôi, viên phần chả cua thành từng viên nhỏ thả vào nồi nước sôi, đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Tiếp theo, mẹ hãy cho khoai mỡ vào nấu thành cháo sệt.
– Bước 4: Khi cháo sôi, cho chả cua vào nồi cháo, tiếp tục nấu đến khi sôi thì tắt bếp, cho ra bát con và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên và cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo cua khoai mỡ khá đơn giản
4.6. Cháo cua bí đỏ
Cả cua và bí đỏ đều là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé, đặc biệt là với sự phát triển của não bộ và trí nhớ của trẻ. Cháo cua bí đỏ không chỉ giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong quá trình ăn dặm mà còn có màu sắc bắt mắt, kích thích thị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu
– Thịt cua: 100g
– Bí đỏ: 25g
– Hạt sen tươi: 25 hạt
– Gạo tẻ: 1 chén nhỏ
– Gia vị
Cách thực hiện
– Bước 1: Vo sạch gạo sau đó cho nước vào ninh nhừ thành cháo.
– Bước 2: Bí đỏ gọt sạch vỏ, thái nhỏ sau đó đem đi hấp chín rồi nghiền nhuyễn ra. Mẹ có thể cho bí đỏ vào nấu nhừ cùng cháo, như vậy sẽ có thể bỏ qua được công đoạn hấp và nghiền nhuyễn cháo.
– Bước 3: Hạt sen bỏ đi phần hạt sâu, bỏ đi tim sen, luộc hoặc hấp với bí rồi nghiền nhuyễn. Nếu bí ninh cùng cháo thì cũng có thể cho hạt sen vào ninh nhừ cùng luôn.
– Bước 4: Thịt cua làm sạch rồi xé mịn ra, xào qua cùng với dầu olive, thêm ít muối cho vừa vị.
– Bước 5: Cuối cùng cho bí đỏ, hạt sen, cua vào nồi nấu sôi, thêm một thìa dầu oliu vào khuấy đều rồi tắt bếp.
– Bước 6: Múc cháo ra bát rồi cho bé ăn.
Cháo cua bí đỏ giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong quá trình ăn dặm
4.7. Cháo cua rau mồng tơi
Cháo cua rau mồng tơi được biết đến là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng lại chứa hàm lượng canxi, khoáng chất, vitamin C, vitamin B và chất xơ cao nên rất tốt cho sự phát triển của bé. Vị mặn tự nhiên từ cua biển ăn kết hợp với vị của rau mồng tơi mang tới cho bé món ăn ngon – bổ – rẻ không thể cưỡng từ.
Nguyên liệu
– Rau mồng tơi: 20g
– Thịt cua: 50g
– Gạo tẻ: 1 chén nhỏ
– Bơ lạt: 5g
– Nước dùng gà
– Gia vị
Cách thực hiện
– Bước 1: Thịt cua xé tơi ra rồi xào cùng với bơ lạt.
– Bước 2: Rau mồng tơi nhặt rồi rửa sạch, sau đó cắt thật nhỏ.
– Bước 3: Vo gạo rồi đổ gạo vào nước dùng gà ninh cho nhừ, đợi khi chín thì cho rau vào.
– Bước 4: Nêm nếm cháo đợi đến khi sôi thì múc ra bát cho bé ăn.
Cháo cua rau mồng tơi – mon ăn dặm cho bé ngon – bổ – rẻ
4.8. Cháo cua rau dền
Rau dền đỏ là một loại rau rất thích hợp để làm món ăn dặm cho bé. Cháo cua rau dền đỏ nấu lên vừa thơm, vừa có màu sắc bắt mắt lại vừa giàu chất dinh dưỡng nên mẹ tuyệt đối đừng nên bỏ qua nhé.
Nguyên liệu
– Gạo tẻ: 1 chén nhỏ
– Thịt cua: 50g
– Rau dền: 20g
– Gia vị
– Dầu oliu
Cách thực hiện
– Bước 1: Cua làm sạch, xé nhỏ ra.
– Bước 2: Rau dền nhặt, rửa sạch rồi cắt nhuyễn.
– Bước 3: Vo gạo sau đó cho vào nồi nước ninh nhừ cho chín thành cháo.
– Bước 4: Đợi cháo chín thì cho cua, rau dền vào nấu chín cùng, khuấy đều tay.
– Bước 5: Cho gia vị, dầu oliu vào khuấy đều rồi tắt bếp múc ra bát cho bé ăn.
Cháo cua rau dền thơm ngon, màu sắc bắt mắt
4.9. Cháo cua hạt sen cho bé ăn dặm
Cháo cua hạt sen được biết đến là món ăn thanh mát và vô cùng thơm ngon cho bé. Mẹ nếu đang băn khoăn không biết nên cho bé ăn dặm món gì, cháo cua hạt sen chính là một gợi ý. Món cháo cua hạt sen có cách nấu vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:
Nguyên liệu
– Gạo tẻ: 50g
– Thịt cua: 30g
– Hạt sen: 20g
– Gia vị, dầu ăn
Cách thực hiện
– Bước 1: Chế biến thịt cua, xé sợi. Đối với hạt sen thì rửa sạch, tách bỏ tim sen để cháo không bị đắng.
– Bước 2: Cho nồi hấp chín hạt sen rồi nghiền nhuyễn ra.
– Bước 3: Cho chảo lên xào qua thịt cua xé sợi.
– Bước 4: Vo gạo nấu cháo, cho hạt sen đã nghiền nhuyễn vào đun sôi, gần chín cho thịt cua vào.
– Bước 5: Thêm dầu ăn cùng gia vị vào trộn đều, sau đó múc ra bát cho bé ăn.
Cháo cua hạt sen được biết đến là món ăn thanh mát và vô cùng thơm ngon cho bé
4.10. Cháo cua cải bó xôi
Cải bó xôi từ lâu đã là một loại rau rất được các mẹ ưa chuộng thêm vào bữa ăn hàng ngày. Cải bó xôi thêm vào cháo cho bé giúp tăng hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể. Đặc biệt cải bó xôi nếu như nấu cùng với cua thì quả thật là một món ăn dặm tuyệt vời mà mẹ nhất định phải thử.
Nguyên liệu
– Gạo đã nấu cháo: 50g
– Nước dùng gà 30 – 50ml
– Thịt cua đã xé tơi: 30g
– Cải bó xôi: 30g
– Gia vị
Cách thực hiện
– Bước 1: Rau cải mẹ nhặt sạch, bỏ đi phần hỏng, ngâm với nước muối khoảng 5 phút sau đó cắt nhỏ ra.
– Bước 2: Cho 1 bát cháo đã nấu chín vào nồi, có thể cho thêm nước hầm gà để cháo loãng hơn rồi đun sôi.
– Bước 3: Cho thịt cua đã xé và cải bó xôi đã chế biến vào nồi cháo đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
– Bước 4: Thêm vào một muỗng canh dầu oliu rồi khuấy đều, để nguội rồi cho bé ăn.
Cháo cua rau cải ngọt giúp tăng cường hàm lượng dinh dưỡng đáng kể cho bé
4.11. Cháo cua biển nấu với khoai tây
Cách nấu cháo cua cho bé cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với các mẹ đó là món cháo cua nấu với khoai tây. Cua chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào kết hợp với khoai tây – thực phẩm lành tính tạo thành món ăn rất tốt cho sức khỏe của bé. Cháo cua biển nấu với khoai tây là món ăn rất thích hợp để tập ăn thô cho bé.
Nguyên liệu:
– Thịt cua biển đã xé: 30g
– Thịt nạc xay: 10g
– Gạo tẻ: 1 chén
– Hành tím
– Khoai tây: 100 – 200g
– Gia vị
Cách thực hiện
– Bước 1: Cua biển xé sợi, khoai tây gọt vỏ, cắt hạt lựu
– Bước 2: Cho chảo lên, cho dầu ăn vào phi thơm với hành tím, tiếp theo cho cua và thịt nạc xay vào xào tái chín.
– Bước 3: Vo gạo, cho gạo và khoai tây vào nồi nấu cháo cho đến khi nhừ. Gần chín cho hỗn hợp thịt và cua đã xào trước đó vào khuấy đều.
– Bước 4: Cho thêm dầu ăn và một chút gia vị vào khuấy đều rồi tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn.
Món cháo cua cho bé nấu cùng với khoai tây rất thơm ngon
5. Một số lưu ý khi nấu cháo cua cho bé
– Bạn nên sử dụng cua đồng để cháo được thơm ngon và nhiều dưỡng chất hơn.
– Thịt cua có rất nhiều dưỡng chất và có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên chỉ cho bé ăn 2 lần/1 tuần, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu ở hệ tiêu hóa do hàm lượng đạm cao.
– Khi nấu cháo cua, nếu là cua biển thì nên cho bé ăn phần thịt cua thay vì phần gạch vì phần thịt nhiều chất dinh dưỡng hơn.
– Nên sử dụng cua mới còn tươi để giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong trường hợp không sử dụng hết phải bảo quản trong tủ lạnh để giữ được dưỡng chất.
– Bé mới ăn dặm, hệ tiêu hóa còn kém. Mẹ không nên cho bé ăn cháo cua. Thòi điểm thích hợp nhất để bắt đầu ăn cháo cua là 7-8 tháng.
6. Bật mí cho mẹ cách nấu cháo cua cho bé không bị tanh
Mặc dù món cháo cua không dễ nấu nhưng để học được cách nấu cháo cua cho bé thơm ngon, không bị tanh thì không phải mẹ nào cũng biết. Sau đây là hướng dẫn cụ thể cho các mẹ bỉm tham khảo:
6.1. Cách chọn cua
Để chọn được những con cua ngon, chất lượng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lớn mẹ cần chú ý:
– Khi chọn cua, hãy chọn những con cua còn tươi sống, động tác linh hoạt.
– Chọn những con cua có vỏ không bị vỡ, không bị nứt và không có dấu hiệu bị hỏng. Vỏ cua nên có màu xám đục, phần yếm rắn chắc và dính chặt vào thân. Nếu muốn cua nhiều thịt, bạn nên chọn con những con có lớp da lụa màu hồng đỏ hoặc hồng sẫm, thẳng bóng.
– Nếu mua cua đã làm sạch thì hãy xem màu sắc của thịt cua. Thịt cua tươi thường có màu trắng sữa hoặc hơi trắng hơi xám. Tránh những con cua có màu thịt nhạt hoặc có màu đỏ.
– Không nên chọn những con cua có que càng và mai hơi ngả màu xanh, yếm mềm vì đây là những con ít thịt, xốp, ăn sẽ không ngon.
Chọn con cua tươi sống, động tác linh hoạt và vỏ con nguyên để ăn ngon nhất
6.2. Sơ chế cua
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách sơ chế cua cho mẹ tham khảo:
– Bước 1: Cua mua về mẹ giữ nguyên dây buộc và tiến hành chọc tiết trước. Chọc tiết bằng cách: Lật cua lên, lật yếm dưới bụng, sau đó dùng dao đâm thẳng vào hõm dưới bụng cua cho đến khi thấy chân và càng duỗi thẳng ra là được.
– Bước 2: Tháo dây buộc cua ra để làm sạch cua, mẹ nên sử dụng bàn chải và tiến hành quá trình chà rửa cua kỹ càng dưới vòi nước đang chảy. Đặc biệt chú ý đến những vị trí có nhiều rong rêu bám trên mình cua như: 2 bên hông, càng, chân,…
– Bước 3: Sơ chế sạch sẽ xong sẽ cho cua vào nồi luộc, đậy nắp luộc cua trong khoảng 30 phút cho đến khi cua chín và đổi sang màu đỏ thì tắt bếp.
– Bước 4: Tách thịt cua biển bằng cách đập dập vỏ, gỡ lấy thịt trong càng và chân ra. Tiếp theo, bóc phần yếm cua ra dùng nĩa lấy phần thịt cua và gạch cua từ mai, bóc bỏ một số phần màu xám không ăn được ở bên trong. Sau đó băm nhuyễn thịt và gạch cua cho vào một tô đựng là hoàn thành.
7. Kết luận
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các mẹ 11 cách nấu cháo cua cho bé thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, mẹ sẽ có thêm bí quyết mới về phương pháp nuôi con khoa học trong sổ tay nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu.
Đánh giá :
Tags:
Nuôi con