Khi nào trẻ biết lẫy, ngồi, đứng, đi? Tổng hợp 7 mốc phát triển quan trọng ở trẻ sơ sinh

Khi nào trẻ biết lẫy, ngồi, đứng, đi? Tổng hợp 7 mốc phát triển quan trọng ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thường xuyên nhận được những câu hỏi từ mọi người xung quanh như: “Con chị A mới 2 tháng đã biết lật rồi, con chị B hơn 1 tuổi đã nói nheo nhẻo!” hoặc đơn giản là “Con em đã biết bò chưa?”. Mặc dù mọi người quan tâm thật đấy nhưng hẳn là mẹ không khỏi sốt ruột và lo lắng.

Làm mẹ thật áp lực phải không mẹ?

Không phải thế đâu! Nếu nắm vững những cột mốc phát triển quan trọng của con, mẹ sẽ hiểu rõ như thế nào là bình thường để an nhiên làm mẹ và khi nào là bất thường để tìm cách hỗ trợ con yêu tốt nhất. Mẹ cùng theo dõi bài viết sau nhé!

 

 

Lật là cột mốc quan trọng đầu tiên cho thấy khả năng vận động bình thường của bé. Tùy thuộc vào sự phát triển của cơ cổ, cơ tay và khả năng kiểm soát đầu, các bé tập lật úp từ khoảng 3 hoặc 4 tháng. Có những nhiều trẻ 2 tháng biết lật rồi và cũng có những bé bắt đầu muộn hơn nữa khiến mẹ không khỏi sốt ruột. 

Mẹ hãy để ý các dấu hiệu bé sắp lật hoặc dấu hiệu bé trốn lẫy để đảm bảo “bắt nhịp” đúng với tiến trình phát triển của con yêu và có biện pháp hỗ trợ kịp thời nhé!

Khi nào thì em bé tập lật thuần thục? Đa số các bé sẽ thuần thục cả lật úp từ lưng sang bụng và lật ngửa từ bụng sang lưng khi được 5 hoặc 6 tháng tuổi.

Việc tích cực cho bé nằm sấp ngay từ khi mới sinh đóng vai trò quan trọng và là cách hỗ trợ bé tập lật sau này. Vì thế, mẹ nên đưa việc nằm sấp trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của bé. Mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên đệm giường/cũi hoặc trải một tấm khăn sạch trên sàn và đặt bé nằm sấp xuống. 

Lúc đầu, nhiều bé tập lẫy khóc và phản kháng, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn tập lật cho bé. Hãy cho bé làm quen mỗi lần một chút và nên thực hiện nhiều lần trong ngày. Dần dần, khi cơ cổ và cánh tay của bé cứng cáp hơn, bé sẽ bắt đầu cố gắng chống tay lên và ngóc đầu để lật.

>> Khi nào bé biết lật?

Mẹ hỗ trợ bé tự chuyển tư thế nằm lưng – nằm bụng

 

Đây sẽ là trải nghiệm đầu tiên của bé khi được di chuyển trong không gian. Em bé tập lật có cơ hội quan sát mọi vật tốt hơn và việc được nhìn ngắm đa chiều hơn cũng thúc đẩy trẻ biết lật sớm. 

Trong những tuần đầu đời này, thị giác cũng là giác quan đầu tiên cần được phát triển. Ngoài thảm cho bé tập lật, mẹ hãy chuẩn bị cho bé một môi trường thật đa dạng, nhiều màu sắc phù hợp với tháng tuổi để kích thích bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Mẹ không nên để quá nhiều đồ đạc quanh bé để giúp tầm mắt của bé được thoáng và không bị hạn chế tầm nhìn. 

Ngoài ra, trong giai đoạn dạy bé tập lật, mẹ cần chú ý tính an toàn của những đồ vật xung quanh bé như phích nước sôi, dao kéo… gần khu vực bé nằm cũng như tránh để bé nằm một mình cạnh mép giường hoặc bàn hay ghế cao. Cột mốc cũng nhắc nhở mẹ rằng đã đến lúc cần phải để mắt trông chừng con yêu cẩn thận hơn!

 

 

Sau khi hoàn thành kỹ năng lật thành thạo, bé bắt đầu tìm cách chống chân để có thể đẩy cơ thể về phía trước. Đó chính là lúc bé tập trườn. Bé có xu hướng phát triển dần các bộ phận từ trên xuống dưới nên ban đầu, khi cơ chân còn yếu và tay thì cứng cáp hơn, bé thường bắt đầu bằng động tác bò trườn hoặc trườn lùi. 

Để kích thích bé tập trườn, trước hết mẹ nên giúp bé phát triển đôi chân cứng cáp bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng khi bé thức dậy. Cách tập trườn cho bé là: tập cho bé gập/duỗi chân, chơi trò đạp xe đạp với bé. 

Hoặc khi bé nằm sấp, mẹ dùng một tấm bảng nhỏ giữ phía sau bàn chân bé để khuyến khích bé đạp chân vào và đẩy cơ thể về phía trước. Để thu hút sự chú ý của bé, mẹ nên đặt những món đồ chơi đa dạng, nhiều màu sắc phù hợp theo tháng tuổi với khoảng cách hơi xa tầm với của bé một chút để tạo động lực.

Và quan trọng không kém, để bé không bị đau thì mẹ nên chuẩn bị thảm tập trườn cho bé nhé!

>> Mời ba mẹ tìm hiểu kĩ hơn tại Trẻ mấy tháng biết trườn?

 


 

Mẹ đặt đồ chơi yêu thích phía trước để kích thích bé trườn

 

Tư thế ngồi không chỉ giúp bé giải phóng đôi tay để dễ dàng cầm nắm, sờ chạm khám phá các chất liệu hình dáng của đồ vật mà còn đóng vai trò là một tín hiệu cho thấy em bé đã sẵn sàng ăn dặm. 

Vậy khi nào cho bé tập ngồi?

Có nên cho bé tập ngồi sớm? Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng hay không? Đây là những băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ. Bất cứ khi nào tập cho bé kỹ năng nào mới thì ba mẹ đều cần quan sát đặc điểm phát triển của con để biết con đã sẵn sàng hay chưa. 

Các bé có thể ngồi trong khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Tại sao lại có một phạm vi tương đối rộng như vậy? Khả năng ngồi phụ thuộc vào sự phát triển cơ bắp của bé. Bé cần cơ bụng và cơ cổ đủ khỏe để đạt được tư thế ngồi và giữ thăng bằng. Để dạy bé tập ngồi, mẹ hãy nhẹ nhàng giúp bé vận động cơ bắp mỗi ngày. Không phải là mẹ phải vạch ra hẳn một kế hoạch tập luyện mà đơn giản là mẹ khuyến khích bé vận động như một trò chơi mỗi khi bé thức.

Cách dạy bé tập ngồi

Khi bé có thể giữ đầu thẳng lúc lật người, mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng đặt ngón tay cái của mẹ vào lòng bàn tay của bé. Bé sẽ có phản xạ nắm chặt lấy tay mẹ và mẹ kéo bé lên để vào tư thế ngồi. Trong khi đó, những ngón tay còn lại của mẹ vẫn có thể giữ phòng khi bé tuột tay. Bên cạnh đó, nằm sấp cũng vẫn là một thói quen tích cực để bé tiếp tục củng cố cơ cổ và cánh tay, từ đó giúp bé tập ngồi nhanh hơn. 

Ban đầu, bé sẽ ngồi dậy khi mẹ đặt bé vào tư thế ngồi, nhưng thời gian ngồi có thể chỉ kéo dài trong vài giây. Mẹ nên đặt một chiếc gối nhỏ phía sau để hỗ trợ bé. Dần dần bé ngồi lâu hơn và sau đó, khi cơ bắp hoàn thiện hơn, bé bắt đầu tự đẩy mình lên để ngồi.

>> Bé mấy tháng biết ngồi?

Bé có thể tự ngồi trong khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi

 

Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu tự kéo mình lên tư thế đứng trong khoảng từ 8 đến 12 tháng và sớm nhất là 6 tháng. Vậy trẻ 4 tháng cho tập đứng được chưa? Câu trả lời là KHÔNG bởi giai đoạn này bé chưa đủ độ “chín” về cả khả năng vận động cũng như khả năng định vị trong không gian hay các vùng cần thiết khác của não bộ. Tác hại của việc cho trẻ đứng sớm đến sự phát triển thể chất là rất lớn. Vì vậy, mẹ hãy đợi đến khi nào cơ thể bé đủ chắc khỏe đã nhé!

Khi bé tầm 6 tháng, để tập đứng cho bé, mẹ nên hạ nệm cũi xuống nấc thấp nhất bởi cũi là nơi bé dễ dàng vịn thành cũi để kéo mình đứng lên. Ngoài ra, mẹ cần để ý đến những đồ nội thất nhẹ và dễ kéo đổ như ghế đẩu, giá sách… để bảo đảm an toàn cho bé khi bé tập đứng. 

Để dạy bé tập đứng, cách tốt nhất mẹ có thể làm là khuyến khích bé chơi tự do càng nhiều càng tốt. Theo đó, mẹ cần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà để bé có thể bò và khám phá tất cả những gì bé muốn mà vẫn bảo đảm an toàn.

>> Trẻ mấy tháng biết đứng? Trẻ mấy tháng biết đi?

Bé tự mình đứng lên từ tư thế ngồi

 

Mẹ có biết rằng khả năng bò của một em bé bị ảnh hưởng phần lớn bởi tầm nhìn của bé? Để bé tập bò, bé phải dùng cả hai mắt để tập trung vào mục tiêu trước mặt và phối hợp nhịp nhàng với chuyển động của tay, chân và cơ bụng. Trong khi bò, bé phải nhìn đi nhìn lại giữa vị trí hiện tại và điểm đến. Việc này giúp bé phát triển nhận thức về chiều sâu trong không gian. Vì vậy, ngay cả khi bé đã ngồi vững vàng thì vẫn có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng để làm chủ tư thế bò.

Thời gian dạy bé tập bò thường bắt đầu khi bé được 6 đến 10 tháng. Nằm sấp luôn là cách tốt nhất để chuẩn bị cho bé vào tư thế bò. Trong khi nằm sấp, bé được tập luyện tất cả các cơ tham gia vào quá trình trườn bò. Em bé tập bò khi cơ bắp đủ cứng cáp và não bộ được phát triển đầy đủ. Bé sẽ chống tay lên, sau đó nhận ra rằng bé cũng có thể chống đầu gối để nâng toàn bộ cơ thể lên và bắt đầu bò về phía trước một cách tự nhiên.

Ngoài việc hướng dẫn bé tập bò sao cho đúng cách, chuẩn bị đồ chơi cho bé 

tập bò thì mẹ cần sắp xếp lại đồ đạc để những món đồ không an toàn nằm ngoài tầm nhìn của bé. Chưa hết, mẹ còn phải để ý đến việc bịt các ổ điện, chặn cầu thang cũng như những khu vực khác tiềm ẩn nguy cơ với bé.

>> Trẻ mấy tháng biết bò?

Mẹ hỗ trợ bé vào tư thế bò

 

Trung bình, trẻ sơ sinh bắt đầu tập đi từ 12 đến 15 tháng tuổi. Đây là độ tuổi nhiều mẹ bắt đầu cho con đến trường mầm non. Trong đó, nhiều trường yêu cầu điều kiện cần để nhập học là bé phải biết đi. Vì vậy mẹ có thể rất nóng lòng muốn đẩy nhanh quá trình dạy trẻ tập đi. 

Thế nhưng trong cột mốc này, mẹ khó có thể làm gì nhiều để kích thích em bé tập đi sớm. Cách duy nhất mẹ có thể làm là cho bé không gian để khám phá và chơi đùa. Nhiều người lớn không nhận ra rằng vui chơi là công việc đối với trẻ nhỏ. Đó là cách thức để bé phát triển cả về trí não và khả năng thể chất. Nếu không có khả năng chơi và khám phá, mọi cột mốc đều sẽ đến muộn.

 

 

Khi bé đang khám phá và chơi đùa, mẹ có thể ngồi cách bé một bước nhỏ, dang rộng vòng tay để khuyến khích bé buông tay đang bám vào đồ vật để bước về phía mẹ. Mẹ cũng có thể cho bé sử dụng xe tập đi trẻ con nhưng đặc biệt lưu ý lựa chọn loại xe phù hợp. 

Ngoài ra, hãy cho em bé tập đi chân trần trên nhiều chất liệu phong phú như sàn gạch nhẵn mịn, sàn gỗ nhám, gạch lát vỉa hè ấm nóng hay cát mềm mịn. Cách này vừa giúp đôi chân bé cứng cáp hơn vừa kích thích giác quan cho bé một cách tự nhiên. Và đây cũng chính là một trong những bài tập giúp trẻ nhanh biết đi đó mẹ ơi!

Và mẹ có biết rằng cánh tay mẹ chính là chiếc xe tập đi phù hợp nhất đối với bé? Bé cần được mẹ dìu dắt, nâng đỡ những bước chân đầu tiên. Mẹ hãy kiên nhẫn và dành tối đa thời gian để dạy bé tập đi. Dù thế nào thì rồi bé cũng sẽ biết đi thôi mẹ à!

 

Bé được tập đi trên nhiều bề mặt khác nhau

 

Em bé đã “tập nói” kể từ khi được sinh ra đời. Tất cả những tiếng ê a và cả tiếng khóc ở mọi cấp độ đều là cách bé giao tiếp và chờ ngày môi, miệng, dây thanh quản đủ khả năng để bé nói thành câu. Nếu để ý thật kỹ, mẹ sẽ thấy bé “nói” nhiều như thế nào với những âm ban đầu như “Ma” hoặc “Da” ở giữa tiếng bập bẹ khó hiểu khác.

Vậy khi nào trẻ tập nói, khi nào trẻ sẽ chuyển từ bập bẹ thành lời nói đúng nghĩa? Cũng như khả năng vận động, sự phát triển của ngôn ngữ cũng mỗi bé một khác, nhưng thông thường những từ đầu tiên của bé sẽ đến vào  khoảng từ 7 đến 12 tháng . Từ 1 tuổi trở đi, bé nói dần tròn tiếng, ngôn ngữ của bé sẽ phát triển rõ rệt và mỗi ngày mẹ sẽ càng ngạc nhiên về vốn từ vựng đang không ngừng mở rộng của bé.

>> Bé mấy tháng biết nói?

Đọc sách là cách hiệu quả để giúp bé phát triển ngôn ngữ

 

Để khuyến khích khả năng ngôn từ của bé, mẹ cần tích cực nói chuyện, tương tác, bày tỏ cảm xúc với bé với đầy đủ sự nghiêm túc và tình yêu thương ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Những câu chuyện đơn giản chỉ là mô tả cho bé những gì mẹ đang làm, chuyện đã xảy ra trong ngày hay dự định cho cuối tuần của mẹ hoặc mẹ đang cảm thấy như thế nào. Có thể bé không hiểu hết những gì mẹ nói, cũng như không thể đáp lời nhưng mẹ hãy yên tâm rằng những gì xuất phát từ trái tim thì cũng sẽ đi đến trái tim vậy!

Đọc sách thường xuyên cũng là cách kích thích trẻ tập nói đơn giản và hiệu quả. Với từng độ tuổi, mẹ sẽ có cách dạy trẻ tập nói cũng như cách chọn sách và đọc sách khác nhau để phù hợp với sự phát triển của bé. 

Nếu mẹ vẫn băn khoăn với việc làm sao để tìm ra cách phù hợp nhằm phát triển kỹ năng vận động và khả năng ngôn ngữ cho bé, mẹ tham khảo ngay POH Acti nhé!

POH Acti giúp mẹ giáo dục từ sớm cho con dễ dàng, giúp bé tránh trốn lẫy, trốn bò, chậm đi, chậm nói… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Đồng thời giúp con mở rộng vùng khám phá, tăng cường liên kết các khớp nối thần kinh từ đó hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh – Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc… tinh tế, nhạy bén…

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo

Alternate Text Gọi ngay