LÀNG NGHỀ MÃ THÔN PHÚC AM XÃ DUYÊN THÁI TẤT BẬT TRƯỚC TỂT
LÀNG NGHỀ MÃ THÔN PHÚC AM XÃ DUYÊN THÁI TẤT BẬT TRƯỚC TỂT Xã Duyên Thái nằm ở phí bắc huyện Thường Tín, xã có đường Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy qua. Là các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Bắc Nam, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, và phát triển kinh tế của xã. Với diện tích tự nhiên 402,31 ha, diện tích đất nông nghiệp 186 ha, xã có 03 thôn, 01 khu dân cư với 12.373 nhân khẩu, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp 1.749 hộ với 3.120 hội viên, xã có 2 làng nghề truyền thống sơn mài ở thôn Hạ Thái và thôn Duyên Trường, có 4/4 Làng đạt danh hiệu làng văn hoá. Thôn Phúc Am là một trong những làng nghề sản xuất đồ vàng mã truyền thống thuộc xã Duyên Thái. Chỉ cần đặt chân đến cổng làng đã có thể cảm nhận được một không khí Tết đang về rất gần, cả ngôi làng giống như một công xưởng thực thụ đang hối hả chuẩn bị cho vụ mùa lớn nhất năm. ông Phùng Quyết Thắng – Trưởng thôn Phúc Am cho biết: Trên địa bàn của thôn có khoảng 180 hộ dân sống phụ thuộc vào nghề làm hàng mã. Trong đó có khoảng 10 cơ sở sản xuất và buôn bán hàng mã, còn hơn 170 hộ dân còn lại chủ yếu là đi làm thuê. Do đó, ngành nghề làm hàng mã chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế của bà con nơi đây. Không khó để tìm kiếm những gia đình làm nghề vàng mã. Bởi hầu hết các hộ gia đình tại thôn đều sống bằng nghề làm vàng mã, số lượng người làm ngày càng gia tăng, nhất là những ngày cuối năm. Từ đầu làng đi vào sẽ thấy xung quanh là các xưởng sản xuất, hai bên lề đường là các loại hình nhân, mô hình ngựa sẵn bằng tre đã đan lát khô ráo, các nhân công chăm chút dán và ghép sản phẩm của mình. Từ đầu làng đi vào sẽ thấy xung quanh là các xưởng sản xuất, hai bên lề đường là các loại hình nhân, mô hình ngựa. Hầu hết các hộ gia đình tại đây đều sống bằng nghề làm vàng mã. Theo người dân ở đây, trước kia làng nghề Phúc Am chủ yếu sản xuất đồ phục vụ cúng tế như voi, ngựa, rắn, người sơn trang, hình nhân hay các vị tướng. Vài năm nay, để bắt kịp thị hiếu tiêu dùng, những người làm nghề còn thiết kế cả nhà lầu, xe máy, xe hơi và những vật dụng khác theo yêu cầu của khách đúng theo quan niệm “trần sao âm vậy”. Các mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Người dân Phúc Am đang tất bật chuẩn bị vàng mã cho ngày ông Công ông Táo. Những ngày cận Tết, người dân Phúc Am đều miệt mài với “vàng mã”, bà Mai người dân thôn Phúc Am cho biết: “Tôi đã làm nghề này được gần 20 năm, những ngày gần Tết, mọi người trong gia đình tập trung làm ngày đêm để hoàn thiện đơn hàng giao cho khách đúng thời hạn”. Những ngày gần Tết, mọi người trong gia đình tập trung làm ngày đêm để hoàn thiện đơn hàng giao cho khách đúng thời hạn. Anh Hỷ chủ xưởng vàng mã chuyên làm hình nhân phục vụ giải hạn đầu năm chia sẻ: “Hiện tại xưởng của tôi có trên 10 người làm, bình thường thì ít hơn nhưng do Tết lượng hàng đặt nhiều nên phải thuê thêm người”. Gia đình anh Hỷ chủ yếu làm hình nhân phục vụ giải hạn đầu năm. “Làm nghề vàng mã không hẳn vất vả và khó khăn mà chủ yếu đòi hỏi một chút khéo léo, tỉ mỉ. Chúng tôi chủ yếu làm hình nhân phục vụ giải hạn, thường thì 3 tháng cuối năm và 3 tháng đầu năm là bận rộn nhất vì lượng khách đặt hàng rất nhiều”, anh Hỷ nói thêm. Để làm ra những sản phẩm như thế này, đòi hỏi phải có sự khéo léo, tỉ mỉ. Kỹ thuật để làm vàng mã hiện nay cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn. So với việc trước đây mọi người đều phải tự tay vẽ và cắt ra các hình từ những tờ giấy xanh, đỏ, tím thì bây giờ chỉ cần lấy mẫu từ những nghệ nhân khéo tay, sau đó mang bản mẫu đi in là có thể tạo ra rất nhiều bản vẽ khác nhau mà không mất nhiều thời gian như trước. Tuy nhiên, để tạo ra các sản phẩm hàng mã độc đáo như vậy đòi hỏi sự khéo léo, am hiểu của người nghệ nhân. Vì có những sản phẩm không thể in ra được, bắt buộc phải làm bằng tay.