Lễ hội Am Chúa năm 2023

06/04/20235.5180

Đây là dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh, để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói chung thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”. Nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân Khánh Hòa biết cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…

 

Theo truyền thuyết được Lễ bộ Thượng thư Phan Thanh Giản ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa là nơi phát tích của Bà Po Nagar lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà (Nha Trang) là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh.

 

Lễ hội Am Chúa

Lễ hội Am Chúa – Ảnh: Sưu tầm

 

Ngay từ đầu triều Nguyễn- Vua Gia Long, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc gia do quan đầu tỉnh làm chủ tế  

 

Lễ hội Am Chúa

Cảnh lễ hội – Ảnh: Sưu tầm

 

Am Chúa là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Trầm Hương, gắn liền với tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Cùng với truyền thuyết về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích Am Chúa đã thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt – Chăm.

 

Thánh Mẫu Thiên Y A Na – Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của người Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hoá tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà – Nha Trang. Đến nay, ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” như một lời khẳng định về sự nối liền giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.

 

Lễ hội Am Chúa

Du lịch Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Khánh Hòa

 

Không chỉ là di tích Lịch sử Văn hóa lâu đời, Am Chúa còn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Diên Điền nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung. Hiện nay, trước sân của am vẫn còn một cây mã tiền cổ thụ có tuổi thọ trên 350 năm. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cây mã tiền nhiều lần được dùng làm cột treo cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân. Sau lưng Am Chúa còn lưu lại dấu vết của lô cốt, giao thông hào bằng đá do thực dân Pháp xây dựng trong những năm chiếm đóng tại đây. Với nhiều giá trị văn hoá và lịch sử cách mạng, năm 1999 Am Chúa đã được xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.

 

Lễ hội Am ChúaKhám phá Khánh Hòa – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Khánh Hòa

 

Lễ hội thường kéo dài 3-4 ngày. Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền, chương trình lễ hội gồm có nghi thức lễ, rước lân, biểu diễn múa lân của các đội lân trong và ngoài tỉnh. Bên ngoài hội là các trò chơi dân gian như hò bài chòi, chơi đu… Đặc biệt, trong những ngày này, chương trình hát tuồng và dân ca kịch khu 5 thường xuyên biểu diễn phục vụ khách tham gia hội do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà thực hiện.

 

Lễ hội Am ChúaBạn hãy đến và thưởng thức – Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Nha Trang

Mytour.vn – Nguồn: tổng hợp

Alternate Text Gọi ngay