Mách ba mẹ 6 cách dạy bé tập nói nhanh và hiệu quả

Dạy bé tập nói là một trong những giai đoạn quan trọng trong hành trình nuôi con của mẹ. Cùng AVAKids tìm hiểu cần làm gì trong hành trình dạy em bé tập nói trong bài viết dưới đây trong bài viết.

1Dạy bé tập nói qua các giai đoạn

Trẻ mới sinh chưa thể nói chuyện mà chỉ có thể biểu hiện bằng các cử chỉ như nhăn mặt, khóc, vặn vẹo để thể hiện các nhu cầu, mong muốn cho mẹ biết. Mẹ chỉ có thể lắng nghe và phán đoán mong muốn của trẻ thông qua tiếng khóc và ngôn ngữ hình thể.

Quá trình dạy em bé tập nói sẽ phải trải qua các giai đoạn sau:

  • Khi 3 tháng tuổi: Ở giai đoạn 3 tháng tuổi bé sẽ lắng nghe giọng nói và quan sát khuôn mặt của bạn khi nói chuyện. Đồng thời, lắng nghe những âm thanh từ môi trường xung quanh.
  • Bé nói chuyện lúc 6 tháng tuổi: Khi bé được 6 tháng tuổi, bé sẽ bập bẹ để nói những âm thanh như “baba” hoặc “mama”. Đến cuối tháng thứ 6 và thứ 7, các bé có thể ghi nhớ và trả lời tên của mình và sử dụng giọng nói để bày tỏ cảm xúc.
  • Bé nói chuyện lúc 9 tháng tuổi: Ở tháng thứ 9, bé có thể hiểu được một vài từ cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt”. Bé có thể tập sử dụng những từ cơ bản này cho một số tình huống ở cuộc sống,
  • Bé nói chuyện lúc 12 – 18 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, hầu hết các bé có thể nói một vài từ cơ bản như Baba và Mama rõ ràng. Ngoài ra, trẻ có thể hiểu được những mẫu câu ngắn của bạn như “Con hãy cầm nó đi”.
  • Bé nói chuyện lúc 18 tháng tuổi: Ở 18 tháng tuổi, trẻ có thể nói một số từ đơn giản như tên người, tên đồ vật và các bộ phận trên cơ thể của bé. Bé có khả năng bắt chước những âm thanh được phát ra từ bạn.
  • Bé nói chuyện lúc 2 tuổi: Đến 2 tuổi, các bé đã có khả năng xâu chuỗi các từ đơn lại với nhau thành câu ngắn như “Mẹ ơi, tạm biệt” hoặc “Con, đói”. Trẻ cũng tập tành lắng nghe và bổ sung các từ đơn khác vào trí nhớ của mình.
  • Bé nói chuyện lúc 3 tuổi: Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng được mở rộng nhanh chóng. Bé có thể hiểu được các từ vựng mang ý nghĩa về không gian như “bây giờ”, “hôm nay” và các từ mô tả cảm xúc như “buồn”, “vui”.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa trẻ chậm nói đơn giản và hiệu quả ba mẹ nên áp dụng!

2Các cách dạy bé tập nói hiệu quả

Trẻ sẽ học nói bằng cách quan sát và bắt chước từ người thân. VÌ vậy, AVAKids sẽ gợi ý các cách dạy bé tập nói hiệu quả và dễ thực hiện:

Thường xuyên nói chuyện với bé

Học nói hay học bất cứ ngôn ngữ nào đều cần môi trường để luyện tập. Mẹ có thể tận dụng bất kỳ thời gian nào trong ngày để dạy em bé tập nói. Việc liên tục tạo ra môi trường nói sẽ giúp trẻ quen dần và tăng phản xạ nói cho bé.

Khi mới bắt đầu, mẹ chưa cần vội vàng dạy trẻ tập nói sớm những câu dài mà hãy kiên nhẫn bắt đầu từ những câu ngắn, dễ nhớ và tăng dần khi thấy con tiến bộ.

Dạy bé tập nói bằng cách thường xuyên nói chuyện với bé

Dạy bé tập nói bằng cách thường xuyên nói chuyện với bé. Nguồn: Internet

Hát cho bé nghe

Đây là phương pháp dạy em bé tập nói hiệu quả, giúp bé dễ tiếp thu. âm nhạc là một trong những cách đầu tiên dùng để gắn kết và giao tiếp khi bé còn trong bụng mẹ.Mẹ có thể hát cho bé nghe các bài hát đơn giản, giai điệu vui tươi dễ nhớ, từ vựng dễ bắt chước. Thông qua bài hát, bé có thể học được một số nền tảng cơ bản của ngôn ngữ như từ vựng, nhịp điệu.

Đọc truyện cùng bé

Đọc truyện cùng bé là một trong những phương pháp dạy nói mang tính tương tác hai chiều giữa mẹ và bé giúp quá trình học nói trở nên thú vị hơn. Bộ sách hỗ trợ mẹ dạy bé tập nói được nhiều mẹ sử dụng là bộ sách Ehon. Với các hình ảnh sinh động, bắt mắt, bé sẽ có nhiều hứng thú hơn trong việc học nói.

Ba mẹ có thể day bé tập nói bằng cách đọc sách cùng bé

Ba mẹ có thể day bé tập nói bằng cách đọc sách cùng bé. Nguồn: Internet

Mô tả đồ vật

Mẹ có thể dạy bé tập nói bằng cách mô tả đồ vật quen thuộc của bé như đồ chơi, đồ dùng. Nếu mẹ nói về những thứ này mỗi khi sử dụng, bé sẽ quen dần và có sự liên tưởng các từ cụ thể với những đồ vật đó.

Mẹ dạy bé tập nói bằng cách mô tả đồ vật

Mẹ dạy bé tập nói bằng cách mô tả đồ vật. Nguồn: Internet

Bắt chước âm thanh của bé

Khi bé được vài tháng tuổi, chúng sẽ bắt đầu tạo ra “lời nói” của riêng mình với các âm thanh. Nếu mẹ nghe thấy, hãy bắt chước âm thanh của bé. Điều này tạo ra sự thích thú cho bé và khuyến khích trẻ tiếp tục trò chuyện bằng “lời nói” của riêng mình.

Sửa chữa vốn từ cho bé

Ở giai đoạn học nói, có thể bé sẽ có những phát âm sai hoặc vốn từ vựng chưa được nhiều. Vì vậy mẹ có thể sửa chữa vốn từ cho bé đồng thời giới thiệu với bé những từ vựng mới và cách sử dụng chúng trong từng trường hợp.

3Một số lưu ý khi dạy bé tập nói

Với bản tính hiếu động của trẻ nhỏ, việc ngồi nghiêm túc để học nói là một cực hình. Vì vậy mẹ cần lưu ý các điều sau đây khi dạy bé tập nói:

Hãy sử dụng ngôn ngữ hình thể

Mẹ cần kết hợp với ngôn ngữ hình thể để bé có thể hiểu rõ vấn đề mẹ đang nói. Ngoài ra ngôn ngữ hình thể là một trong những cách học giúp bé nhớ lâu hơn các từ vựng.

Kiên nhẫn và dành nhiều thời gian với bé

Dạy nói là quá trình mất nhiều thời gian của mẹ bởi khả năng tiếp thu của trẻ con sẽ chậm hơn người lớn. Mẹ cần kiên nhẫn với bé trong thời gian đầu và tăng dần các từ vựng khi thấy bé nói tốt hơn.

Sử dụng từ ngữ đơn giản

Não bộ của bé còn non nớt nên sẽ khó để tiếp thu những từ vựng phức tạp. Vì vậy, trong thời gian đầu, mẹ hãy cho bé học những từ đơn và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày như “ngủ”, ”ăn”, ”đói”.

Vừa học vừa chơi

Giai đoạn học nói cũng chính là giai đoạn mà bé thích thú khám phá những thứ xung quanh. Vì vậy, việc học cần được thiết kế phù hợp. Vừa học vừa chơi là một trong những phương pháp dạy bé học nói hiệu quả. Mẹ cần tạo tâm lý thoải mái cho bé trong lúc dạy bé học nói.

Không bắt chước phát âm sai của bé

Khi dạy bé học nói, sẽ có những lúc bé phát âm sai. Lúc này, mẹ cần chú ý và chỉnh lại từng phát âm của bé để tránh trường hợp bé bị ngọng khi lớn.

4Nếu trẻ chậm nói, ba mẹ phải làm sao?

Dù đã thử nhiều phương pháp dạy bé tập nói nhưng mẹ cảm thấy không hiệu quả. Quá trình học nói của bé diễn ra chậm hơn so với các bạn khác cùng trang lứa. Dưới đây là một vài cách để kiểm tra cho trẻ chậm nói:

  • Kiểm tra thính giác: Mất thính lực là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra thính giác trước 3 tháng tuổi nếu bé không vượt qua được sàng lọc thính giác ban đầu.
  • Thăm khám bệnh học ngôn ngữ: Các nhà ngôn ngữ học có thể chẩn đoán và điều trị các tình huống rối loạn ngôn ngữ làm trì hoãn quá trình nói của bé.
  • Sàng lọc bệnh lý: Trẻ được sàng lọc để phát hiện các khuyết tật dẫn đến quá trình nói của bé diễn ra chậm.

5Đôi lời từ AVAKids

Không phải lúc nào trẻ nói chậm cũng là vấn đề nghiêm trọng. Quá trình học nói ở mỗi trẻ là khác nhau nên mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn trong quá trình dạy bé tập nói. Hy vọng thông tin trong bài viết này hữu ích cho mẹ.

Linh Linh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Alternate Text Gọi ngay