Mách mẹ bỉm bí kíp hiệu quả để dạy trẻ tập nói sớm

Khoảnh khắc bé tập nói chuyện cũng chính là lúc mà bố mẹ có thể vỡ òa hạnh phúc. Theo các chuyên gia, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ được thể hiện ra một phần thông qua cách bé nói chuyện. Vậy, làm thế nào để có thể dạy trẻ tập nói và tiếp thu ngôn ngữ một cách tốt nhất? AVAKids đã tổng hợp những thông tin dưới đây để giúp bố mẹ có thể hiểu rõ về các cột mốc học nói của trẻ.

1 Những mốc thời gian trong quá trình học nói của trẻ

Từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu quá trình tiếp thu ngôn ngữ thông qua lời nói, hình ảnh, cách diễn tả và biểu đạt trên nét mặt của bố mẹ. Để dần dần hình thành kỹ năng nói, trẻ sẽ trải qua những giai đoạn nhỏ từ ê a cho đến khi phát âm được trọn vẹn và nói những câu dài. Sau đây là những cột mốc phát triển trong hành trình tập nói của bé: 

Trẻ 3 tháng tuổi

  • Trẻ cười khi nhìn và nghe bố mẹ nói chuyện.
  • Trẻ tạo ra những âm thanh để phản hồi cuộc nói chuyện
  • Nhận dạng giọng nói của bố mẹ
  • Quay đầu theo tiếng ồn hoặc âm thanh

Trẻ học nói từ 3 tháng tuổi. Nguồn ảnh: freepik 

Trẻ học nói từ 3 tháng tuổi. Nguồn ảnh: freepik 

Trẻ 6 tháng tuổi

  • Trẻ nói bập bẹ và phát ra âm thanh khi chơi một mình hoặc chơi với bạn
  • Sử dụng âm thanh ví dụ như hét lên để biểu thị việc không thích hoặc thích một thứ gì đó
  • Khi bố mẹ nói chuyện, trẻ cũng tạo ra âm thanh để phản hồi
  • Trẻ học cách nói các nguyên âm như a, e, o và các phụ âm đơn giản như b, m

Trẻ 9 tháng tuổi

  • Bắt chước âm thanh của bố mẹ
  • Cố gắng nói những từ mà trẻ nghe thấy
  • Nói được các từ đơn giản như “ba ba”, “ma ma”,…
  • Trẻ tạo ra những từ có âm sắc riêng dù chưa rõ
  • phản ứng khi nghe thấy tên mình

Trẻ 12 tháng tuổi

  • Trẻ có thể hiểu các yêu cầu đơn giản
  • Bắt chước âm thanh và từ ngữ tốt hơn
  • Tạo ra âm thanh với các âm khác nhau
  • Gọi mẹ, má, ba,… rõ hơn
  • Nói những từ đơn giản như “có” hoặc “không”

Trẻ 2 tuổi có thể nói những câu đơn giản. Nguồn ảnh: freepik 

Trẻ 2 tuổi có thể nói những câu đơn giản. Nguồn ảnh: freepik 

Trẻ 2 tuổi

  • Trẻ học cách ghép 2 hoặc nhiều từ với nhau
  • Hỏi bố mẹ những câu đơn giản
  • Phát âm các từ chính xác hơn
  • Gọi tên các thành viên trong gia đình hoặc tên đồ vật và bộ phận cơ thể
  • Trẻ chỉ vào các đối tượng hoặc hình ảnh trong sách khi nhận diện được
  • Chỉ vào đồ chơi hoặc đồ ăn khi trẻ muốn
  • Có thể nói các câu có tối đa bốn từ một cách dễ dàng
  • Trẻ biết và hiểu những từ đơn giản

Trẻ 3 tuổi

  • Trẻ gọi tên được gần như tất cả đồ vật quen thuộc
  • Trẻ hiểu và nói được các đại từ và giới từ
  • Trẻ biết gọi tên mình và bạn bè cũng như biết tuổi và giới tính của mình
  • Trẻ nói được từ 2 – 3 câu đơn giản
  • Nói chuyện mà người lạ có thể hiểu được 

2 Làm thế nào để dạy trẻ nói chuyện sớm?

Nói chuyện với trẻ

Trẻ đã tiếp thu giọng nói và ngôn ngữ của bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Nên bố mẹ nói chuyện với trẻ càng nhiều thì trẻ lại càng có phản xạ ngôn ngữ. Bằng các hành động và biểu cảm khuôn mặt, bố mẹ sẽ thu hút sự chú ý và tương tác của trẻ.

Hát hững bài có vần điệu dễ thuộc

Trẻ nhỏ thích các bài hát có vần điệu. Nên bố mẹ có thể hát hay đọc những bài đồng dao để khuyến khích trẻ nhìn miệng và học theo. Bài hát có vần cũng giúp trẻ học từ mới và kích thích trí nhớ của trẻ.

Đọc sách cho trẻ nghe từ nhỏ

Đọc sách cho trẻ nghe từ khi còn nhỏ có rất nhiều lợi ích. Cụ thể, trẻ có thể phát triển nhận thức của trẻ cũng như giúp bố mẹ gắn kết hơn với con. Đọc sách cũng giúp cải thiện trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời tạo nền tảng cho kỹ năng nói và ngôn ngữ. Sách có nhiều hình ảnh sẽ phù hợp nhất cho trẻ nhỏ. 

Đọc sách cho trẻ nghe giúp phát triển ngôn ngữ từ sớm. Nguồn ảnh: freepik 

Đọc sách cho trẻ nghe giúp phát triển ngôn ngữ từ sớm. Nguồn ảnh: freepik 

Lặp lại các từ đã nói

Khi bố mẹ nói chuyện, trẻ có thể sẽ đáp lại bằng tiếng kêu hay những âm thanh khác. Bố mẹ có thể lặp lại câu, từ đã nói và giao tiếp với trẻ. Nhất là khi bé đang cố gắng phát âm một từ mới, mẹ nên lặp lại nhiều lần từ đó.

Dừng một khoảng ngắn để trẻ phản hồi

Trẻ cần một khoảng thời gian thích hợp để có thể hiểu và phản hồi lại lời nói của bố mẹ. Vì thế, hãy kiên nhẫn chờ đợi và giao tiếp bằng ánh mắt để giúp trẻ có hứng thú với cuộc trò chuyện.

Nói cho trẻ nghe bằng ngôn ngữ đơn giản

Đối với trẻ, bạn nên sử dụng những câu ngắn và từ ngữ đơn giản như: “Uống sữa”, “ăn cháo”, ăn cơm”, “chúng ta đi chơi”,… để trẻ dần nắm bắt được cách dùng từ. Bố mẹ có thể sử dụng lặp lại những từ gọi tên đồ vật hoặc bố mẹ để trẻ có thể hiểu được.

Chơi những trò tương tác

Những món đồ chơi có giọng nói hoặc có thể ghi âm cũng sẽ giúp trẻ có phản xạ nói tốt hơn. Bố mẹ cũng nên chơi cùng trẻ các trò nhập vai để kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Hãy sử dụng những cụm từ liên quan để diễn tả việc làm hay đồ vật. Ví dụ như con chó kêu gâu gâu, con mèo kêu meo meo,… Ngoài ra, bố mẹ còn có thể chọn sách tương tác gồm có chữ và âm thanh được ghi sẵn để bé nghe và học theo. Hoặc các trò chơi cho trẻ như ú òa cũng rất thích hợp khi còn nhỏ.

Mô tả các sự vật, sự việc cho trẻ

Ngay cả khi bố mẹ đang bận rộn thì vẫn có thể dành thời gian để mô tả cho trẻ nghe về công việc của mình. Ví dụ như vừa gấp quần áo vừa nói với trẻ về việc này. Trẻ nhỏ có khả năng chú ý đến giọng nói của bố mẹ và hiểu được bố mẹ đang giao tiếp với mình.

Bố mẹ có thể nói chuyện và mô tả cho trẻ nghe về sự vật, sự việc. Nguồn ảnh: freepik 

Bố mẹ có thể nói chuyện và mô tả cho trẻ nghe về sự vật, sự việc. Nguồn ảnh: freepik 

Cho trẻ thấy nét mặt và cử chỉ khi nói

Hãy sử dụng các biểu cảm và hành động, cử chỉ để diễn tả điều bố mẹ đang muốn nói tới. Trẻ nhỏ thường hiểu các loại ngôn ngữ không lời này rất nhanh. Việc sử dụng các biểu cảm và cử chỉ cùng với lời nói có thể giúp trẻ hiểu ý nghĩa của lời nói nhanh hơn. 

Bài viết liên quan: Trẻ “nói thư tín” là gì? Bí quyết hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ từ sớm, ba mẹ áp dụng được tại nhà

3 Nếu trẻ chậm nói, bố mẹ nên làm gì?

Nếu ở độ tuổi 18 – 30 tháng mà trẻ vẫn chưa nói rõ hoặc có vốn từ vựng kém, gặp khó khăn khi nói chuyện thì trẻ được xác định là chậm nói. Trẻ chậm nói có thể kém về kỹ năng vận động cũng như năng lực cảm xúc xã hội. Bố mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để nhận được lời khuyên thích hợp.

Bài viết liên quan: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và chậm nói, mẹ phải làm sao?

Kết luận

Trẻ tập nói là một trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. Bố mẹ chắc chắn cũng sẽ rất hạnh phúc khi trò chuyện với con, trả lời những câu hỏi ngây thơ của con. Hi vọng rằng những thông tin từ AVAKids đã giúp cho bố mẹ hiểu được phần nào về hành trình học nói để đồng hành cùng trẻ đúng cách.

Thu Phương tổng hợp từ momjunction

Alternate Text Gọi ngay