Mâm cúng đầy tháng bé trai đơn giản
Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cử (bé trai được 7 ngày tuổi và bé gái 9 ngày tuổi), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm hay còn gọi là thôi nôi; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày mâm cúng đầy tháng bé trai để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các bà Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Hình 1. Mâm cúng đầy tháng bé trai đầy đủ lễ theo truyền thống.
1. Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng bé trai:
Theo phong tục của người Phương Đông khi trẻ con được sinh ra tròn một tháng sẽ được bố mẹ làm mâm lễ cúng đầy tháng bé trai để tạ ơn đất trời vì đã phù hộ cho “mẹ tròn con vuông” và sau là để trình diện họ hàng nội ngoại về thành viên mới trong gia đình nhằm mong muốn mọi người đón nhận, yêu thương và che chở cho bé trong chặng hành trình dài sau này.
Trẻ vừa mới chào đời sẽ có khá nhiều bỡ ngỡ với thế giới xung quanh nên cần lắm bàn tay nâng đỡ của các vị Đại Tiên, Tiên Mụ … và hơi ấm của người mẹ từ trong bụng cho tới khi ra đời nên việc cúng đầy tháng bé trai để giúp bé dần cảm nhận được mọi thứ bên ngoài chính là điều vô cùng cần thiết.
Hãy cùng Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc tham khảo những kiến thức gợi ý bên dưới để biết cách làm lễ cúng đầy tháng bé trai đơn giản đúng cách và những tham khảo về lễ vật dâng cúng trong ngày bé tròn một tháng tuổi nhé.
Hình 2. Mâm cúng đầy tháng bé trai đơn giản
2. Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé trai:
Làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai, ngoài việc chuẩn bị mâm cúng gia tiên, mâm cúng thần tài, mâm cúng ông táo, bạn còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà, 1 Bà chúa và một mâm cúng kính 3 Đức ông. Sau đây là danh sách 12 Mụ bà sẽ luân phiên lo việc thai sản trong 12 năm cho bé và bà mỗi bà sẽ kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng:
1. Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh).
2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh).
3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai).
4. Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
6. Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh).
7. Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
8. Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử).
12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Ngoài ra, còn có 3 Đức ông đó là Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).
Hình 3. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai
3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai:
Hiện nay, các bố mẹ thường căn cứ ngày sinh của con dựa trên lịch dương và ngày cúng đầy tháng là ngày trùng ngày sinh vào đúng tháng sau. Nhưng theo cách tính truyền thống, ngày cúng đầy tháng của bé được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của bé. Theo đó, nếu là bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái lùi hai, trai lùi một”.
– Ví dụ: Nếu bé trai sinh vào ngày 03/03 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng của bé sẽ là ngày 02/4 âm lịch; Nếu bé gái sinh ngày 03/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 01/4 âm lịch. Thông thường, lễ cúng đầy tháng này được thực hiện vào trước 12 giờ trưa.
Hình 4. Mâm cúng đầy tháng bé trai.