Mẹ lưu ngay cách dạy bé đánh vần tại nhà hiệu quả

Việc dạy bé đánh vần cực kỳ quan trọng, nhằm giúp bé chuẩn bị hành trang kiến thức trước khi bước vào lớp 1. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách dạy bé đánh vần đúng. 

Việc bé biết đánh vần ở độ tuổi từ mầm non lên lớp 1 thực sự rất quan trọng, vì nó quyết định đến khả năng nghe, đọc, nói và viết sau này. Đây cũng là một cách giáo dục trí tuệ cho bé từ sớm. Vì vậy, ba mẹ nên có cách dạy bé đánh vần hiệu quả để bé dễ hiểu và học nhanh hơn. Hãy để AVAKids mách mẹ nhé!

1Chọn thời gian dạy bé đánh vần phù hợp

Các bé ở độ tuổi mầm non và chuẩn bị vào lớp 1 thường khó có thể tập trung vào một vấn đề gì đó trong khoảng thời gian dài. Do đó, ba mẹ cần chọn thời gian dạy bé đánh vần phù hợp để tạo sự hứng thú và giúp bé tập trung hơn.

Tranh thủ những lúc bé đi tắm hay chuẩn bị lên giường đi ngủ, ba mẹ hãy dạy bé đánh vần các từ đơn giản như tên gọi đồ vật, con vật hay tên của anh chị em trong nhà. Vì thời điểm này, bé ít bị chi phối bởi các đồ chơi khác nên dễ tập trung hơn.

Có thể mẹ quan tâm: Cách nấu

Cách nấu cháo trai cho bé mẹ bỉm cần lưu lại

Chọn thời gian dạy bé đánh vần phù hợp. Ảnh: iStock

Chọn thời gian dạy bé đánh vần phù hợp. Ảnh: iStock

2Cha mẹ cần kiên nhẫn khi dạy bé đánh vần

Vì muốn con nhanh biết đánh vần, nhiều ba mẹ hay có tâm lý nóng vội và thiếu kiên nhẫn khi dạy con học. Thậm chí không ít ba mẹ còn ép buộc, dọa nạt khiến bé vô cùng sợ hãi và lo lắng. 

Thay vì gây áp lực cho bé, ba mẹ hãy dạy bảo bé từ từ và nhẹ nhàng hướng dẫn từng chút một. Điều này sẽ giúp bé dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn. 

Có thể mẹ quan tâm: – Lời khuyên từ Bác sĩ Trương Hữu Khanh dành cho ba mẹTrẻ sốt kéo dài – Lời khuyên từ Bác sĩ Trương Hữu Khanh dành cho ba mẹ

3Chuẩn bị tâm lý trước khi dạy bé

Để con vừa học vừa chơi là một trong những cách dạy bé đánh vần cực kỳ hiệu quả. Ba mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý và không nên đặt nặng vấn đề con mình phải học thật giỏi và đánh vần nhanh. 

Như vậy, bé sẽ dễ tiếp thu và học nhanh hơn thông qua các cách dạy đánh vần đơn giản hằng ngày như cho bé đánh vần tên đồ vật, đồ dùng, tên gọi của ba mẹ hay các thành viên khác trong gia đình. 

Có thể bạn quan tâm: Dạy trẻ thích đọc sách thông qua 8 hoạt động siêu đơn giản

4Ôn tập cùng bé thường xuyên

Để bé ghi nhớ được lâu, ba mẹ cần cùng bé ôn tập những gì đã học. Cùng bé ôn tập mỗi ngày sẽ giúp bé đánh vần đúng và học tốt hơn. Không những vậy, ba mẹ còn kịp thời khắc phục những lỗi sai mà bé mắc phải trong cách đánh vần.

Ba mẹ nên dùng nhiều hình thức ôn tập khác nhau để tạo sự hứng thú cho bé. Thay vì đánh vần cả chữ, ba mẹ hãy cho bé tìm chữ cái đúng để ghép vào.

Ví dụ như từ “sách” đánh vần chỉ còn “…ách” rồi cho thêm từ “s” và “n” và hỏi bé xem phải ghép chữ cái nào cho đúng.

Có thể mẹ quan tâm: Nhận biết

Nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Cùng bé ôn tập thường xuyên để giúp bé đánh vần đúng. Ảnh: iStock

Cùng bé ôn tập thường xuyên để giúp bé đánh vần đúng. Ảnh: iStock

5Dạy bé mặt chữ trước

Khi mới chập chững bước vào lớp 1, mọi thứ xung quanh bé đều mới mẻ và xa lạ. Do đó, ba mẹ nên cho bé làm quen với mặt chữ trước để việc dạy đánh vần sẽ dễ dàng hơn.

Thay vì nhìn chằm chằm vào sách vở, ba mẹ nên chọn mua những đồ chơi dạy bé học chữ hoặc các thẻ chữ cái dễ thương.

Mỗi khi bé đang chơi, ba mẹ hãy hỏi bé những câu đơn giản như “Chữ này là chữ gì” hoặc “Đây là chữ gì”. Việc đánh vần nhiều lần sẽ giúp bé nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên.

Có thể mẹ quan tâm: Bác sĩ da liễu tư vấn cách chăm sóc hiệu quảChàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Bác sĩ da liễu tư vấn cách chăm sóc hiệu quả

6Tìm hiểu về nguyên tắc đánh vần

Cách dạy bé đánh vần đúng và chuẩn nhất cần phải tuân thủ các quy tắc đánh vần trong sách giáo khoa. Vì vậy, ba mẹ phải tìm hiểu thật kỹ và nắm vững các quy tắc đánh vần để dễ dàng truyền đạt cho bé. Đồng thời, có thể tránh những sai sót không đáng có.

Có thể mẹ quan tâm: thông qua 8 hoạt động siêu đơn giảnDạy trẻ thích đọc sách thông qua 8 hoạt động siêu đơn giản

7Dạy bé học đánh vần các từ đơn giản trước

Ba mẹ nên dạy bé đánh vần các từ đơn giản và gần gũi hằng ngày trước. Đó là những từ mà bé thường hay nói như “ba”, “mẹ”, “cá”, “gà”, “ghế”,… Những từ quen thuộc này sẽ giúp bé dễ dàng liên tưởng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với các từ khó, xa lạ.

Khi bé đã nhận biết được các từ đơn giản, ba mẹ có thể tăng độ khó với những từ phức tạp hơn. Cứ như vậy, việc học đánh vần của bé mới đạt hiệu quả.

Dạy bé học đánh vần các từ đơn giản trước. Ảnh: iStock

Dạy bé học đánh vần các từ đơn giản trước. Ảnh: iStock

8Sử dụng đồ chơi học chữ

Ở độ tuổi này, bé thường rất thích chơi đồ chơi. Do đó, ba mẹ có thể dạy bé đánh vần thông qua đồ chơi giáo dục như xe kéo học chữ thông minh, balo học chữ cái,… Bé sẽ hào hứng vui chơi và dễ dàng tiếp thu kiến thức bổ ích.

Bên cạnh đó, trong quá trình vui chơi, ba mẹ nên dành cho bé những lời động viên hay lời khen đúng lúc để bé thêm thích thú và tự tin.

9Không ép buộc bé học

Ba mẹ hãy nhớ, trẻ con rất ưa nịnh và luôn thích những điều vui vẻ. Vì thế, ba mẹ không nên tạo áp lực và ép buộc bé học đánh vần quá nhiều. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy mất hứng thú và chán nản.

Việc dạy bé đánh vần cần phải được rèn luyện trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, ba mẹ đừng quá nôn nóng mà đốt cháy giai đoạn để bắt bé học hành ngày đêm.

Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ chọn lựa được cách dạy bé đánh vần hiệu quả để giúp bé ghi nhớ lâu hơn và học thật giỏi.

Ngọc Thanh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Alternate Text Gọi ngay