Micro thu âm và tiêu chí chọn lựa micro cho phòng thu mini

Micro thu âm và trọn bộ tiêu chí chọn lựa micro từ A-Z cho phòng thu

Cùng với dòng chảy phát triển không ngừng của công nghệ âm thanh hiện đại, có một mảnh ghép không thể thiếu trong quá trình tiếp nhận và thu lại âm thanh, đó chính là micro thu âm.

Chính bởi sự phát triển đa dạng của các thiết bị âm thanh nên chúng ta cần phân loại cụ thể dòng sản phẩm âm thanh này bao gồm những loại micro thu âm nào đang bán chạy nhất trên thị trường, mỗi loại mic thu âm có những tính năng gì độc đáo để quá trình thu âm được diễn ra một cách tốt nhất?

Ở bài viết này, Nguyễn Đức Music sẽ trang bị cho bạn một số kiến thức cơ bản về tiêu chí lựa chọn mic thu âm phù hợp nhất với túi tiền và mục đích sử dụng của mình. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Kinh nghiệm chọn mua micro thu âm chất lượng cao

I. Micro thu âm là gì?

Micro thu âm luôn được thiết kế tích hợp công nghệ cao

Trước khi phân loại và đi vào công dụng của từng loại micro thu âm, Nguyễn Đức Music sẽ chia sẻ cho bạn đọc khái niệm cụ thể của một micro thu âm. Từ đó, lựa chọn cho mình một micro chất lượng đưa giọng hát của bạn lên đỉnh cao.

Có thể hiểu micro thu âm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các phòng thu, sân khấu biểu diễn, phòng karaoke dùng để thu âm thanh chất lượng (nhạc cụ, giọng đọc, bài hát), sau đó lưu trữ hoặc phát âm thanh khi kết nối với bộ thiết bị loa tương ứng.

Micro thu âm được thiết kế với đầu thu là màng kim loại, kiểu dáng nhỏ gọn. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định độ cao cấp của bất cứ loại micro nào chính là ở thiết kế tích hợp công nghệ cao, cho khả năng loại bỏ các tạp âm, chống nhiễu, méo tiếng và đảm bảo chất lượng âm thanh đầu ra luôn được trong trẻo, trung thực nhất.

Có thể bạn cũng thắc mắc về sự khác biệt của micro thu âm và micro karaoke. Micro thu âm sẽ có cấu tạo khác với mic hát karaoke thông thường ở độ nhạy. Vì độ nhạy của micro thu âm khá cao, khả năng hút âm mạnh, chống tạp âm và nhiễu âm, từ đó giúp giọng hát của bạn nhẹ nhàng hơn trong quá trình hát hoặc thu âm. Bên cạnh đó, mic thu âm sẽ kết hợp với máy tính, phần mềm, dàn âm thanh và soundcard để hoàn thiện quá trình thu âm một cách tốt nhất.

Micro thu âm luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các phòng thu và biểu diễn

II. Phân loại micro thu âm trên thị trường

1. Phân loại mic thu âm theo công nghệ và kỹ thuật

Trên thực tế nếu tỉ mỉ kể tên thì sẽ có vô vàn loại micro thu âm bởi chúng được chế tạo theo những cách khác nhau và mục đích sử dụng mỗi loại micro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu phân loại theo công nghệ và kỹ thuật thì đối với đa số những người làm nhạc, thu âm bán chuyên hay chuyên nghiệp, micro thu âm sẽ được phân thành 3 loại chính: Mircro điện động(Dynamic), Micro điện dung(condenser), Micro ruy-băng(Ribbon)

a. Micro điện động (Micro dynamic)

  • Cấu tạo micro thu âm dynamic

    Cấu tạo micro dynamic

Micro điện động (Micro dynamic) cho đến nay, là loại micro thu âm sản xuất rộng rãi nhất và thường được sử dụng cho các ứng dụng pro-sound. Micro dynamic có thiết kế từ vật liệu neodymium nên có dáng vẻ đơn giản, thanh thoát.

Dòng micro này sở hữu cấu tạo như một chiếc loa thu nhỏ với màng rung siêu mỏng gắn với một cuộn dây đồng mảnh và đặt vào từ trường của khối nam châm lớn.

Màng rung của micro dynamic với thiết kế với màng plastic khá mỏng, kích thước nhỏ, cho khả năng cộng hưởng âm thanh lớn, nhờ có mạng nhện nên nó dễ dàng dao động mỗi khi có sự tác động của sóng âm truyền tới micro và làm cho cuộn dây đồng di chuyển trong khe từ. 

Chính sự dao động của cuộn dây đồng nằm trong từ trường của nam châm vĩnh cửu nên sẽ tạo ra tín hiệu điện xoay chiều đến hai đầu dây dẫn, sau cùng là đi đến những thiết bị chuyên chỉnh để xử lý và khuếch đại như mixer và power amplifier. Vì loại micro này sử dụng hiệu ứng từ trường tự thân nên không cần có nguồn như pin hoặc phantom cung cấp bên ngoài nhưng chúng cần rất nhiều gain khuếch đại từ các thiết bị khác như preamplifier. 

Micro dynamic là gì

  • Ưu – nhược điểm micro dynamic

Dòng micro này có dải tần số khoảng 1 – 4 kHz, đáp dải tần của nó là khoảng 10 kHz. Vùng tần số này thuộc ngưỡng nghe của tai người, đây là vùng tần số mà tai người có thể nghe tốt nhất, cho âm thanh chuẩn nhất. Đây là lý do mà nó được sử dụng nhiều nhất trong việc ca hát chuyên nghiệp, đặc biệt là khi cần tăng âm thanh.

Micro dynamic với biên độ rộng, cho độ âm sắc vừa phải không quá chau chuốt, lực hút, độ nhạy không cao bằng dòng Micro Condenser nên thường bị mất tiếng bass khi thu âm thanh ở xa. Đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của dòng micro này. 

Ưu điểm của micro phòng thu dynamic trên thị trường hiện nay

Tuy nhiên, nó nó rất thích hợp với những âm ở dải tần cao, mang lại tiếng hát trong sáng, tạo hưng phấn cho người hát, ngân nga, trầm bổng mà không hề mệt, giữ được trạng thái ổn định của giọng ca. Chúng ta có thể ứng dụng micro điện động để thu vocal với mục đích tạo một âm sắc trầm tối.

Micro dynamic được ứng dụng để thu âm nhạc cụ vì chịu được áp suất âm thanh cao

Bởi ưu điểm lớn nhất của dòng micro này là có sự trợ âm tốt, giúp người hát xuống thấp mà không bị mất giọng và lên cao mà không bị hụt hơi, bể tiếng, giữ ổn định cho giọng hát. Chẳng hạn, một người có giọng ca yếu hơi, cường độ (decibel) thấp, đầu micro sẽ có khả năng nâng giọng ca lên mạnh hơn, có lực hơn.

Do đó, chúng ta dễ dàng bắt gặp micro dynamic trong các phòng karaoke hay những môi trường biểu diễn live có nhiều tạp âm. Đối với môi trường phòng thu, loại micro này sẽ phát huy tối ưu công năng khi thu âm các nhạc cụ có cường độ cao, âm lượng lớn như trống, kèn trumpet, guitar điện.

Từ đó, mang đến chất lượng thu âm tốt nhất, mềm mại và mượt mà nhất mà không hề làm biến dạng âm thanh (distortion). Đặc biệt, micro dynamic có cường độ rộng, độ bền rất tốt và dễ thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ và thiết kế nhỏ gọn. Microphone dynamic thường được ưa chuộng nhất với mức giá thành rẻ, tính đa dụng và hiệu quả tương đối cao.

b. Micro điện dung (Micro Condenser)

  • Cấu tạo micro condenser

Cấu-tạo-bên-trong-micro-condenser

Condenser có nghĩa là tụ điện, là một thành phần điện tử lưu trữ năng lượng dưới dạng một trường tĩnh điện. Thuật ngữ condenser từ đó cũng đã gắn liền như một cái tên quen thuộc cho loại micro phòng thu này. Sở dĩ micro condenser thường được gọi là micro dạng tụ bởi màng rung của chúng hoạt động như một mảng tụ điện. 

Cụ thể là khi âm thanh tác động lên màng chắn sẽ tạo nên các rung động, màng thu sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh đó thành các tín hiệu âm thanh. Cấu tạo của một micro condenser sẽ bao gồm hai bản cực kim loại (plate) và một điện áp giữa chúng. Một trong hai tấm kim loại này được làm bằng vật liệu rất nhẹ và hoạt động như màng chắn. 

Với định nghĩa này, chúng ta dễ dàng nhận thấy, micro điện dung(micro condenser) sẽ cần nguồn điện từ bên ngoài(như pin hoặc Phantom Power) để có thể hoạt động. Do đó, đa số các soundcard/ audio interface đều có chức năng nguồn phantom 48V cho các micro cần đến nó. Khi bật chức năng này, soundcard sẽ cấp cho micro condenser qua đường dây cáp âm thanh XLR một nguồn điện 48V để nó có thể hoạt động. 

  • Ưu – Nhược điểm micro condenser

Các phòng thu âm thường setup micro condenser dựng đứng thẳng hoặc treo từ trần nhà để thu nguồn tiếng từ cạnh bên của micro. Micro Condenser được thiết kế với đa dạng kích thước từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến rất lớn. Hai micro condenser chung một hãng nhưng có thể cho ra âm thanh hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của môi trường và nhiệt độ đến chất lượng âm. 

Micro Condenser với độ nhạy âm rất cao. Trong tất cả các loại micro, micro condenser có đáp ứng tần số rộng nhất, hút âm ở xa tốt nhất,  âm sắc trung thực, không bị mất tiếng bass khi để xa. Dải tần micro condenser dao động cân bằng từ 20Hz đến 20kHz.

Micro Condenser với độ nhạy âm cao, bắt được các âm thanh xa

Dòng micro này có thể bắt được những thay đổi dù nhỏ nhặt nhất từ nguồn âm thanh và thậm chí cả những sắc thái, những nét luyến láy, lấy hơi tinh tế trong âm thanh. Đó chính là lý do bạn sẽ thường bắt gặp loại micro này trong các phòng thu âm chuyên nghiệp được thiết kế tiêu âm triệt để, tránh được tạp âm. 

mẫu-micro-condenser-phòng-thu-trên-thị-trường

Tuy nhiên, độ nhạy cao của micro điện dung cũng đồng nghĩa với việc nó rất mong manh, dễ bị tổn thương, nhạy cảm với độ ẩm của môi trường, bị ảnh hưởng rất nhiều khi tiếp nhận những nguồn âm thanh quá lớn.

Vậy nên, micro phòng thu condenser sẽ không thích hợp với các không gian biểu diễn live vì đó là môi trường có nhiều tạp âm và cũng không thích hợp để thu nhận các nguồn âm thanh với tần số thấp như trống, guitar điện, các vocal nhạc rock.

Chúng không bị ảnh hưởng bởi khối lượng của cuộn dây (voice coil) nên phù hợp với các nhạc cụ thiên về treble, được sử dụng rộng rãi trong các phòng thu âm hi end như guitar acoustic, cymbals, piano,…

Nếu bạn bước vào một phòng thu hiện đại ngày nay, bạn sẽ thấy rất nhiều micro phòng thu được chế tạo với các đặc điểm cụ thể hoạt động vô cùng khác nhau. Mỗi loại micro sẽ thu được các phần khác nhau của phổ tần số, thu âm theo các hướng và các mô hình định hướng khác nhau. Sự linh hoạt này của các dòng micro trên thị trường sẽ giúp tạo ra các loại âm thanh khác nhau.

Nếu micro điện động (micro dynamic) là micro được ưu tiên sử dụng trong biểu diễn trực tiếp thì micro điện dung (micro condenser) là micro được ưu tiên sử dụng để thu âm các âm thanh phức tạp lấp đầy tần số âm thanh.

c. Micro ruy-băng (Micro Ribbon)

  • Cấu tạo micro phòng thu

Dòng micro ribbon này ít phổ biến hơn 2 loại micro dynamic và micro condenser tại thị trường Việt Nam. Micro phòng thu Ribbon có nguyên lý hoạt động tương tự như micro dynamic nhưng khác ở chỗ micro ribbon sử dụng một dải băng mỏng bằng nhôm dẫn điện và các rung động trong một từ trường để nắm bắt, khởi xướng các tín hiệu âm thanh. Khi dải băng càng lỏng, dòng micro này sẽ càng bắt được tốt những âm thanh trầm.

Ngoài tên gọi là micro thu âm ribbon, nó còn được đặt tên là micro vận tốc bởi tín hiệu thay đổi của nó dựa trên mức độ dao động của sợi ruy băng thay vì sự rung động của màng kim loại. Bởi phần lớn micro ruy băng còn có khả năng thu sóng âm từ 2 hướng (kiểu thu hình số 8), do đó nó có thể cho ra âm thanh tuyệt vời chất lượng cao hơn so với hai loại micro trên.

Thiết kế Micro phòng thu Ribbon

  • Ưu – Nhược điểm micro

Đây là dòng micro thu âm mang đến chất lượng âm thanh tuyệt vời, sống động, đầy sức hút. Tuy nhiên, vì độ bắt âm của micro ribbon khá tốt nên nó rất nhạy bén với các va đập vật lý từ bên ngoài. Điều này yêu cầu người dùng micro ribbon phải bảo quản tốt, tránh va đập, khi vận chuyển cần chú ý bọc mic trong lớp bông mềm. Chỉ cần sơ suất đánh rơi micro xuống sàn là mic có thể trục trặc và chất lượng âm thanh giảm hẳn.

Đấy là lý do mà micro ribbon cần được bảo quản đặc biệt cẩn thận để có thể cho ra âm thanh sống động nhất. Với khả năng thu được áp lực lớn như micro dynamic và tần số âm cao như của micro condenser, giá thành của micro ribbon khá đắt đỏ trên thị trường thiết bị âm thanh Việt Nam. Nó được sử dụng rất tốt để thu các nhạc cụ như saxophone, guitar thùng. 

2. Phân loại mic thu âm theo mục đích sử dụng

Có lẽ câu hỏi thường gặp nhiều nhất đối với những ai đang tìm kiếm micro thu âm cao cấp để rút ví đầu tư cho nó. Rất khó để có một câu trả lời cụ thể bởi không có loại mic thu âm nào là hoàn hảo. Hầu hết, những loại micro được đánh giá là tốt nhất, dòng cao cấp và toàn diện nhất sẽ một mức giá khá cao và nó thường được trang bị trong các phòng thu chuyên nghiệp.

Phân loại mic thu âm theo mục đích sử dụng

Tuy nhiên, Nguyễn Đức Music sẽ đưa ra những gợi ý để bạn có thể cân nhắc lựa chọn dòng mic thu âm nào phù hợp với mục đích của bạn và những gì bạn sẽ làm với chiếc micro trong quá trình thu âm.

  • Nếu bạn đang thu âm giọng hát như trong một phòng thu mini tại nhà, bạn có thể cân nhắc một chiếc mic thu âm condenser màng lớn nếu bạn đã có sẵn nguồn phantom cho riêng mình. Đây luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc thu âm giọng hát và bất kỳ công việc thu âm nhạc cụ nào mà hướng đến chất lượng âm thanh sâu như thu âm cello/double bass.

  • Bởi dòng micro thu âm màng lớn có thể làm ấm âm thanh mà nó đang thu. Nếu thu giọng hát, micro thu âm này sẽ mang đến một giọng hát trầm ấm hơn rất nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một chiếc micro thu âm màng lớn có thể tái tạo các âm thanh tần số thấp (âm bass) tốt hơn nhiều so với những chiếc micro màng nhỏ. 

  • Nếu bạn đang thu âm guitar acoustic, âm thanh stereo và những buổi hòa nhạc, bạn sẽ được phục vụ tốt nhất bởi micro thu âm condenser màng nhỏ chất lượng cao. Bởi micro màng nhỏ cho phép sao chép nhất thời nhanh hơn và chính xác hơn.

  • Nếu bạn muốn thu âm thanh trống, bạn có thể cân nhắc kết hợp giữa micro dynamic và micro condenser. 

Micro điện động (micro dynamic) không yêu cầu cung cấp nguồn điện riêng như micro điện dung (micro condenser). Tuy nhiên, chất lượng âm thanh của chúng thường không chính xác. Hầu hết các micro điện động có một đáp ứng tần số bị hạn chế. Đó chính là lý do làm cho chúng rất phù hợp với các thiết bị có mức áp suất âm thanh cao, cho âm thanh lớn như trống, kèn, biểu diễn trực tiếp.

3. Phân loại theo tính định hướng của micro

Micro thu âm thanh được thiết kế với khả năng định hướng hoặc không định hướng mang đến chất lượng âm khác nhau. Nếu phân loại micro theo hướng thu âm, sẽ có 2 loại micro chính:

  • Micro đa hướng (omnidirectional microphone): được thiết kế để hút âm từ tất cả phương hướng xung quanh micro.

  • Micro định hướng (unidirectional microphone): chỉ hút âm từ một vài hướng xác định. Thông thường, người muốn thu âm trong phòng thu sẽ lựa chọn loại micro định hướng với khả năng hút âm thanh ở hướng nhất định. 

Phân biệt micro thu âm đa hướng và micro định hướng

Từ mục đích sử dụng, micro định hướng còn phân chia thêm ra thành các mô hình thu nhận âm thanh từ một hướng cụ thể như sau:

  • Cardioid: đây là loại mô hình hướng thu âm phổ biến nhất. Micro thu âm loại này hút âm tốt nhất ở xung quanh chính diện phía trước và yếu hơn 1 chút ở các hướng xung quanh.

  • Supercardioid: một dạng biến thể của cardioid hút âm ở phía trước, xung quanh và 1 ít ở phía sau. 

  • Hypercardioid: giống supercardioid nhưng hút âm ít hơn ở xung quanh và nhiều hơn ở phía sau.

  • Hình số 8 (Figure of Eight): đây là loại mô hình hút âm mạnh ở phía trước, phía sau như nhau và loại bỏ các âm ở xung quanh. Có thể được sử dụng để thu 2 nguồn âm một lúc (ví dụ song ca 2 ca sĩ có thể cùng thu 1 lúc).

  • Shotgun: mô hình hút âm ở phía trước và xung quanh nhưng tầm hoạt động xa hơn rất nhiều so với các mô hình cardioid. 

  • Long Gun: Giống shotgun nhưng tầm hoạt động ở khoảng cách xa hơn nhiều.

Mic lọc tạp âm là loại micro có thể dễ dàng loại bỏ tiếng ồn xung quanh

III. Tiêu chí chọn mua micro thu âm tốt nhất hiện nay

1. Khả năng loại bỏ tạp âm

Micro lọc tạp âm là loại micro có thể dễ dàng loại bỏ tiếng ồn xung quanh. Điều này cho phép nó chỉ thu âm bất cứ điều gì được phát ra ngay tại nó. Micro có khả năng loại bỏ tạp âm cao trở thành mặt hàng chủ lực cho những ai muốn muốn thu được những âm thanh nhấn chìm môi trường xung quanh.

Micro thu âm được tích hợp các công nghệ khử tạp âm, chống rung màng mang lại chất lượng âm thanh trong trẻo, sắc nét, đảm bảo chất lượng âm sạch. 

Đa phần những micro thu âm lọc tạp âm có mô hình định hướng cardioid thu âm thanh được tạo ra ngay trước micro. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng vô tình thu âm tiếng ồn gần nguồn âm như quạt máy tính xách tay hoặc các chuyển động nhỏ khác.

Lọc tạp âm đã trở thành một tiêu chí bắt buộc đối với những người dùng đang có ý định tìm mua dòng micro để thu âm trên đường phố hoặc tại những chỗ đông người. Ở mỗi hãng sản xuất sẽ có công nghệ độc quyền và tích hợp tính năng lọc âm riêng người dùng xem xét lựa chọn.

2. Độ nhạy micro

Tuy không phải là một vấn đề mới nhưng yếu tố về độ nhạy của micro thu âm luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của nhiều người đang tìm hiểu về micro để lựa chọn micro phù hợp.

Trước tiên, chúng ta có thể hiểu độ nhạy của micro là thông số quan trọng thể hiện cường độ (độ lớn) của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu nhận. Đó cũng là thông số về mức độ output của micro ở một mức độ áp lực âm thanh nhất định.

Cụ thể hơn về độ nhạy, một micro có độ nhạy càng lớn thì nó có thể hút được âm thanh ở khoảng cách xa và ngược lại. Một điều đặc biệt nữa là độ nhạy của micro không thể điều chỉnh. Thay đổi âm lượng của micro không giống với việc điều chỉnh độ nhạy của micro. Khi chịu một áp suất âm thanh nhất định, độ nhạy của micro vẫn giữ nguyên.

Độ nhạy của micro là yếu tố luôn được quan tâm khi lựa chọn mic thu âm phù hợp

Bạn có thể cân nhắc và xem xét độ nhạy của micro thu âm thông qua đơn vị tính độ nhạy của micro thu âm là Deciben (dB). Độ nhạy của micro sẽ quyết định nhiều đến chất lượng của một bản thu âm. Độ nhạy khoảng của micro thu âm sẽ từ khoảng -48dB đến -38dB. Đối với một số dòng micro cao cấp sẽ từ -35dB – 29dB. 

Độ nhạy của micro thu âm rất quan trọng để biết được lượng tín hiệu âm thanh mà bạn mong đợi từ micro phòng thu của bạn. Với độ nhạy của micro, các dòng micro dynamic có độ nhạy thấp, dải tần có hạn. Người dùng thường sử dụng micro thu âm độ nhạy thấp khi cố gắng thu một nguồn âm thanh lớn mà không thu được các âm thanh ở xa.

  • Do đó, các micro điện động(micro dynamic) thường được dùng cho ca hát sân khấu, karaoke, hát solo, thuyết giảng, hội họp.

  • Còn các dòng micro condenser được thiết kế cho phép độ nhạy rất cao và bắt âm thanh rất chính xác nên thường phục vụ cho các lĩnh vực như thu âm phòng thu, thu âm nhạc cụ, phỏng vấn truyền hình, làm phim, hát hợp xướng, hát opera và các lĩnh vực cần thu âm thanh ở khoảng cách xa người nói.

Micro thu âm có độ nhạy cao không phải lúc nào cũng tốt hơn micro thu âm có độ nhạy thấp. Độ nhạy cho biết điều gì đó về các đặc tính của micro thu âm nhưng không nhất thiết là về chất lượng của nó. 

3. Thương hiệu và giá thành

Micro phòng thu Audio Technica

Thương hiệu là tiêu chí hàng đầu cần xem xét lựa chọn. Các thương hiệu uy tín, cao cấp sẽ cam kết chất lượng, được tính toán thông số kỹ thuật chính xác để đáp ứng được yêu cầu thu âm của người dùng. Đồng thời, chất lượng âm cũng được kiểm duyệt nghiêm ngặt, chính sách bảo hành rõ ràng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dưới đây là gợi ý một số thương hiệu micro thu âm tốt nhất, chuyên nghiệp nhất hiện nay.

Micro thu âm Audio Technica

Thông số kỹ thuật micro thu âm Audi Technica:

  • Loại mic thu âm: Dynamic, Unidirectional phù hợp cho ghi âm giọng hát hay nhạc cụ

  • Kích thước màng chắn: 0.98″ (25mm)

  • Đáp ứng tần số: 80Hz – 12kHz

  • Trở kháng đầu ra: 500 ohms

  • Độ nhạy âm 127dB mang đến chất lượng âm sạch, trong trẻo và chi tiết. Ngoài ra, dòng mic thu âm này có tích hợp khả năng chống sốc, lọc tạp âm hiệu quả, Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng.

Micro thu âm Samson

Thông số kỹ thuật micro thu âm Samson: 

  • Kiểu micro: condenser 

  • Hướng thu: Supercardioid, Omni, Figure-8

  • Tần số đáp ứng: 40Hz-18kHz 

  • Mức áp lực âm thanh đầu vào tối đa: 142 dB

  • Độ nhạy âm đạt: 138dB

  • Kích thước màng thu: lớn 19mm

Micro thu âm Samson

Micro thu âm Rode 

Thông số kỹ thuật micro thu âm Rode:

  • Tần số: 20 Hz – 20 kHz

  • Điện trở đầu ra: 100Ω

  • Mức áp lực âm thanh đầu vào tối đa: 137 dB

  • Nguồn điện yêu cầu: Phantom Power 48V

  • Độ nhạy: 147dB

  • Thiết kế nhỏ gọn với hợp kim cao cấp siêu bền, sang trọng, khối lượng nhẹ, khả năng lọc tạp âm vượt trội mang đến chất lượng âm thanh chi tiết, rõ nét

Mic thu âm RODE chuyên nghiệp

Micro thu âm Takstar 

Thông số kỹ thuật micro Takstar:

  • Kiểu micro: Condenser với thiết kế nhỏ gọn linh hoạt

  • Hướng thu: Cardioid tái hiện dải âm thanh rộng

  • Tần số đáp ứng: 30Hz-20kHz

  • Độ nhạy: 140dB bắt âm chính xác

  • Trở kháng đầu ra: ≤200 ohms 

  • Mức áp lực âm thanh đầu vào tối đa: 140dB 

  • phong-thu-am-hi-end-micro-manley-gold

    Chuẩn kết nối đầu ra: XLR

  • Nguồn sử dụng: 48V Phantom Power

Micro thu âm Manley Gold

Thông số kỹ thuật:

  • Loại micro: Condenser, Cardioid, Omni, Figure-8 cùng với phần mở rộng tần số cao và độ phân giải để nắm bắt sắc thái và không khí tạo nên một bản thu hiệu suất giọng hát đi vào huyền thoại.

    Những phẩm chất thuộc hàng đẳng cấp giúp cho nó trở nên lý tưởng cho bất kỳ nhạc cụ acoustic nào. Tuyệt đẹp nhất là trên piano, acoustic guitar, strings, brass, drum overheads và percussion. 

  • Kích thước màng chắn: 0.98″ (25mm)

  • Đáp ứng tần số: 10Hz-30kHz

  • Áp suất tối đa: 150dB

  • Trở kháng đầu ra: 200 ohms

  • Màu sắc: Vàng ánh kim Gold

  • Đầu nối: XLR

Tham khảo thêm về micro Manley Gold tại đây

4. Phân biệt micro thu âm hàng chính hãng và hàng fake

Khi thị trường thiết bị âm thanh ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc nhiều sản phẩm nhái, fake kém chất lượng ra đời khiến người dùng khó phân biệt được các loại mic thu âm nào là chính hãng. 

a. Phân biệt micro thu âm thông qua thiết kế 

Những dấu hiệu chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường như mẫu mã, tổng quan thiết kế cũng là một tiêu chí để chúng ta phân biệt micro thu âm chính hãng với micro thu âm hàng nhái. 

  • Micro thu âm chính hãng sẽ được in logo thương hiệu rõ nét, không có dấu hiệu tróc sơn hay bị bóp méo trên thân micro. 

  • Các viền cạnh của micro thu âm sắc nét, không bị hở cạnh. 

  • Đầu micro không bị hoen gỉ. 

  • Micro thu âm nhái, fake sẽ chỉ có dây kết nối vào chỗ micro hát, không có tụ điện. Trọng lượng micro nhẹ, thành phẩm kém

  • Micro thu âm tốt hàng chính hãng mở ra bên trong sẽ có tụ điện, có bộ xử lý âm thanh đầy đủ.

Một chiếc micro thu âm chuyên nghiệp, chuẩn chất lượng phải đảm bảo những yếu tố cơ bản về thiết kế như trên.

Phân biệt micro chính hãng và micro hàng nhái

b. Phân biệt micro thu âm qua giá thành 

Thông thường thì micro thu âm kém chất lượng thường đi kèm với giá ”cực rẻ”. Đánh vào tâm lý người dùng ham rẻ, một số trang web không uy tín sẽ thừa cơ hội để bán micro thu âm fake với mức giá chênh lệch rất nhiều so với mức giá niêm yết của micro thu âm chính hãng đến cả triệu đồng. Bởi những đại lý phân phối sẽ bán mức giá niêm yết với giá của nhà sản xuất quy định.

Ngoại trừ những khoảng thời gian có chương trình ưu đãi, giá thành sẽ giảm một chút nhưng không quá đáng kể. Nên nếu bạn có ý định đầu tư cho mình một chiếc micro để thu âm chuyên nghiệp, đừng nên tiếc rẻ cho những món sản phẩm thiết bị công nghệ, bởi nó sẽ quyết định chất lượng âm thanh của sản phẩm thu âm. Chất lượng âm thanh là điều kiện tiên quyết để đánh giá một chiếc micro thu âm tốt.

Phân biệt micro chuyên dụng chính hãng qua giá thành

Đối với những sản phẩm micro thu âm kém chất lượng thì khi nghe âm thanh của nó, bạn dễ dàng cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt, âm thanh sẽ không ổn định, không có độ trong trẻo sắc nét như những mic thu âm chính hãng. Đôi khi ta còn thấy được sự trễ âm khi thu âm, âm thanh không được đồng đều khi phát và thường xuyên bị ngắt quãng, bị rè hoặc là bị rú. Một chiếc micro thu âm chuẩn, cao cấp thì sẽ rất ít có những sự cố đó.

IV. Kinh nghiệm thu âm tại nhà chất lượng

1. Thiết bị đi kèm micro thu âm

Bạn đã từng nhìn thấy ca sĩ thu âm tại các phòng thu âm chuyên nghiệp và có thể bạn thắc mắc quá trình họ tạo ra những bản thu hay, chất lượng âm thanh tuyệt vời như thế nào. Một phòng thu âm đó phải đầu tư chi phí hết bao nhiêu và cần phải có những thiết bị gì để hoàn toàn sở hữu một phòng thu âm chuyên nghiệp.

Thiết bị đi kèm micro phòng thu

Bên cạnh kinh nghiệm lựa chọn micro thu âm phù hợp với mục đích sử dụng, Nguyễn Đức Music sẽ chia sẻ cho bạn trọn bộ thu âm tại nhà chuyên nghiệp bao gồm những thiết bị hỗ trợ không thể thiếu trong quá trình thu âm tại nhà đạt đến chất lượng cao nhất. Cho dù mục đích thu âm của bạn là thu âm bài hát, thu âm giọng đọc hay review sản phẩm, chắc hẳn bạn sẽ cần đến một trong những thiết bị, phần mềm đi kèm sau:

a. Máy tính và phần mềm thu âm làm nhạc (DAW)

Thiết kế phòng thu âm bao gồm máy tính và phần mềm làm nhạc đi kèm

Máy tính là thiết bị đi kèm nhất định phải có để bạn có thể thực hiện được quá trình thu âm và làm nhạc của mình. Đối với cấu hình máy tính để làm nhạc, bạn có thể sử dụng một PC hoặc Laptop có cấu hình tương đối mạnh (càng khỏe càng tốt) với Intel Core I5 và ram từ 8GB trở lên để mang lại hiệu quả linh hoạt trong quá trình thu âm. Đặc biệt là đầu tư một ổ cứng với dung lượng lưu trữ lớn để cài đặt các phần mềm và lưu giữ những project bản thu của bạn.

Phần mềm làm nhạc được gọi tắt DAW (Digital Audio Workstation) là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dùng trong quá trình thu âm. Về phần mềm thu âm, những newbie mới tìm hiểu thường sẽ chọn sử dụng những phần mềm như: Audacity, Adobe Audition. Bởi vì chúng đơn giản và dễ dàng thao tác.

Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn đầu tư chuyên nghiệp vào quá trình thu âm và làm nhạc trên máy tính, bạn nên chọn một giải pháp chuyên nghiệp hơn, lựa chọn một phần mềm có cộng đồng người dùng đông đảo, được các phòng thu ưa chuộng. Hiện nay, phần mềm Cubase của hãng Steinberg là 1 trong những ứng cử viên đa năng nhất.

Với lợi thế dễ dùng, cực kỳ phổ biến, nhiều plugin chất lượng tốt, mạnh cả về Audio và MIDI. Mỗi DAW đều có ưu điểm riêng và đối tượng người dùng khác nhau, tùy theo thói quen, thao tác xử lý của từng người.

b. Loa kiểm âm phòng thu (Studio Monitor)

Loa kiểm âm hay còn được gọi là loa monitor là thiết bị không thể thiếu trong bất kì hệ thống phòng thu chuyên nghiệp nào, bên cạnh mic thu âm. Nó khác những dòng loa bình thường ở chỗ mang đến chất lượng âm thanh chuẩn xác và trung thực nhất. Studio Monitor được ví như đôi tai thứ hai của những người làm nhạc và kỹ thuật phòng thu bởi chúng cung cấp âm thanh nguyên bản, khách quan, chân thật như ngoài đời.

Thông qua loa kiểm âm, người làm nhạc có thể biết được các bản mix của mình thật sự hay và chất lượng của nó như thế nào. Bạn thừa, thiếu chi tiết nào, cần bổ sung và lược bỏ những gì đều sẽ được thể hiện rõ qua loa kiểm âm.

Đối với những người yêu thích phòng thu âm tại nhà và phòng thu âm đa năng thì loa kiểm âm nói chung chính là loa bookshelf. Với kích thước nhỏ gọn, loa thường được đặt ở vị trí tương đối gần với bàn mixer để giảm thiểu ảnh hưởng của âm thanh và có thể nghe âm thanh trực tiếp, sắc nét hơn từ loa.

Những thiết bị kiểm âm đi kèm với micro phòng thu

c. Headphone phòng thu (Studio Headphone)

Bên cạnh loa kiểm âm, bạn có thể sử dụng những chiếc headphone kiểm âm để nghe được một cách chính âm thanh chi tiết của bản mix. Thông thường trong các phòng thu chuyên nghiệp sẽ có 2 loại headphone kiểm âm chính là:

  • Closed-Back Headphone: được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh khi đang thu âm. Nó phải ngăn không âm thanh nào thoát ra ngoài/lọt vào trong.

  • Open-Back Headphone: được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh nhưng có điểm yếu là dễ bị lọt âm thanh ra ngoài. Vì thế, nó phù hợp để mixing hoặc mastering.

Nếu túi tiền hạn hẹp, bạn nên mua Closed-Back Headphone để thu âm tốt và mix nhạc với chất lượng âm thanh đảm bảo, chân thực hơn.

d. Soundcard thu âm (Audio Interface)

Đây chính là hệ thống giao tiếp giữa các cổng âm thanh đi vào và đi ra với máy tính giúp bạn thu tín hiệu âm thanh từ nhạc cụ vào máy tính và phát tín hiệu âm thanh từ máy tính ra loa với độ lọc âm cao. Hiện nay sound card có 3 dạng chính là:

  • Dạng BOX: kết nối qua với máy tính qua cổng USB

  • Dạng PCI: kết nối qua Card PCI có trong máy tính

Tùy vào mục đích sử dụng của bạn mà lựa chọn sound card có bao nhiêu ngõ vào và ra, nếu là phòng thu tại nhà thì bạn có thể lựa chọn sound card có 1 đầu input, 2 đầu output hoặc 2 đầu input, 2 đầu output, vì bạn chỉ cần 1 cổng vào cho microphone và 1 cổng vào cho nhạc cụ (guitar…)

Phòng thu chuẩn với thiết kế tiêu âm đảm bảo chất lượng âm thanh

e. Các thiết bị tiêu âm tán âm phòng thu

Các thiết bị tiêu âm sẽ quyết định chất lượng của một phòng thu chuẩn. Bởi tiêu âm phòng thu đòi hỏi sự chuẩn xác và xử lý âm thanh nghiêm ngặt hơn rất nhiều.

Một phòng thu tiêu chuẩn cần phải đảm bảo được mức độ cân bằng đáng kể sao cho âm thanh khi phát ra không bị chói, vang vọng và dội ngược lại.

Từ đó, giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm thu âm thông qua mic thu âm được tốt nhất. Tiêu âm được hiểu như việc “tiêu thụ” âm thanh, tức là âm thanh sẽ chỉ có đường đi mà không có đường về.

Để có thể sở hữu một phòng thu tiêu chuẩn tại nhà, tùy thuộc vào kinh phí đầu tư và mức độ sử dụng mà bạn có thể chọn tiêu âm phòng thu của mình bằng các vật liệu phù hợp.

Có 3 vật liệu cơ bản không thể không nhắc đến là vật liệu dạng xốp giúp hấp thụ âm thanh, vật liệu dạng gỗ để tạo lỗ, xẻ rãnh để giảm tiếng ồn.

Và các thiết bị khác để xử lý như tấm lợp trần Sonex, bẫy lọc âm hình tháp. Đây là các thiết bị giúp xử lý âm hiệu quả. Tính năng hấp thu âm bass của chúng rất cao, triệt tiêu được âm phản xạ do tường phòng tạo nên.

2. Cách bảo quản micro thu âm

Cách bảo quản mic thu âm khỏi bụi bẩn

Để micro thu âm của bạn giữ được độ bền, tuổi thọ cao, bạn cần biết cách sử dụng và vệ sinh đúng cách để duy trì được chất lượng âm thanh được thu vào mic. 

  • Luôn sử dụng một tấm bông lọc để bảo quản micro thu âm khi không sử dụng: Bạn thường sẽ được tặng kèm một tấm bông lọc khi mua một bộ micro thu âm. Chiếc bông này có công dụng giảm ồn, tiêu âm, đặc biệt là ngăn sự tiếp xúc của khói bụi xung quanh vào micro. Bởi bụi bám vào bảng mạch điện tử sẽ gây nóng, thậm chí chập cháy các cổng tiếp xúc và làm thiết bị kém nhạy dần. Bạn có thể vệ sinh micro thu âm thường xuyên bằng cồn y tế 70 – 90 độ để lau chùi bụi bẩn bám trên micro thu âm. 

  • Tắt micro thu âm khi không sử dụng: Nếu tận dụng tối đa và quá mức công suất của micro, bắt micro thu âm của bạn luôn sáng đèn cả những khi không sử dụng sẽ làm tăng xác suất hỏng, giảm độ bền của micro thu âm. Vì thế, kể cả dùng nhiều và hằng ngày, hãy cho góc đam mê của bạn có chút giờ giải lao để tái tạo năng lượng. Nó sẽ ngoan ngoãn và bền bỉ hơn nhiều. Tháo pin khỏi thân Micro thu âm khi không sử dụng (bỏ pin lâu trong mic thu âm mà không sử dụng sẽ gây ra hiện tượng chảy pin là hư mạch của micro thu âm).

  • Bảo vệ thiết bị khỏi chuột gặm và môi trường ẩm ướt: Cần bảo quản kỹ càng, cất trong hộp hoặc để trong tủ quần áo để tránh để chuột cắn dây XLR. Bạn cần bảo quản micro trong môi trường khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp

Cần bảo quản mic thu âm trong môi trường khô ráo

  • Đối với dây XLR, bạn nên chú ý để cắm đúng chiều và thực hiện động tác “bấm nút” nhẹ nhàng. Các loại soundcard khác cũng thế, bạn hãy tìm hiểu kỹ chức vụ của từng đầu in/out. Khi rút Micro thu âm ra khỏi dây jack và các thiết bị, bạn cần chú ý tắt Phantom đi. Nếu vẫn để Phantom khi rút dây jack sẽ dễ làm hư micro. Đặc biệt khi tắt Phantom, bạn nên vặn các chức năng khuếch tán tín hiệu mở mức nhỏ nhất.

  • Tránh làm rơi rớt micro thu âm, nhất là micro condenser: Mic thu âm Condenser vô cùng nhạy cảm với những va đập vật lý. Do đó, nếu bạn vô tình làm rơi rớt thì tỉ lệ rè của micro sẽ ngày càng cao, âm thanh phát ra không có bass.

V. Kết bài

Hiện nay, trên thị trường có hàng chục loại micro thu âm khác nhau. Hy vọng những chia sẻ của Nguyễn Đức Music có thể giúp bạn đọc hiểu được tổng quan về cách lựa chọn micro thu âm cho phù hợp. Để đảm bảo không lựa chọn nhầm những thiết bị thu âm thuộc nhóm hàng nhái, kém chất lượng, dẫn đến “tiền mất tật mang”, bạn nên lựa chọn những nhà phân phối uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chính sách bảo hành đảm bảo. Ngoài ra, nếu bạn chưa sẵn sàng setup một home studio, bạn có thể trải nghiệm thu âm tại hệ thống phòng thu Nguyễn Đức Music để tạo ra những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời cùng chúng tôi nhé!

Tham khảo thêm về phòng thu của Nguyễn Đức Music tại đây.

Thông tin liên hệ

NGUYỄN ĐỨC MUSIC – PHÒNG THU ÂM HI-END CLASS A

Địa chỉ: 239/12 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức ( Khu Biệt thự riverside)

Hotline: 0916 666 657

[email protected]

www.nguyenducmusic.com

Alternate Text Gọi ngay