Mỹ Lan Group và con đường chiếm lĩnh thị phần in bản kẽm tại Việt Nam
CôngThương – Vậy Mỹ Lan sản xuất và kinh doanh cái gì mà có mức tăng trưởng lợi nhuận khiến nhiều DN mơ ước đến như vậy?
Duyên phận về với quê hương!
Hơn chục năm trước, tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, người sáng lập công ty American Dye Source (ADS) tại Canada đã có chuyến du lịch về thăm quê hương trong đó có chuyến du lịch ra Phú Quốc. Quá ấn tượng trước cảnh đẹp thiên nhiên của Phú Quốc, ông Mỹ đã cùng gia đình mở quán café mang tên cô con gái yêu Mỹ Lan ở đây. Thế nhưng duyên phận với quê hương của ông Mỹ không dừng lại ở đó.
Sau khi về Trà Vinh, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông bỗng nghĩ đến chuyện “trở về” trên chính mảnh đất này. Ban đầu, biết ý định đầu tư của ông vào Trà Vinh, người thân ai cũng cho rằng ông quá liều. Liều vì lĩnh vực mà ông dự tính đầu tư là một trong những lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất thế giới, trong khi Trà Vinh là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, một trong những quốc gia có nền công nghiệp thấp nhất thế giới.
Tuy nhiên, tự tin với lĩnh vực mà mình đã thành công ở nước ngoài (Công ty tại Canada chuyên nghiên cứu, sản xuất những vật liệu hữu cơ dùng trong ngành in, phát quang, điện tử hữu cơ, tạo hình ba chiều, màng biến đổi năng lượng mặt trời hữu cơ, chống hàng giả…) cùng với việc sở hữu 73 phát minh trong nhiều lĩnh vực và ngành quang điện tử đã được thế giới công nhận, trong đó thành công lớn là phát minh vật liệu bản kẽm CTP, công nghệ trong ngành in kỹ thuật số…khiến ông Mỹ vẫn quyết tâm đầu tư về Việt Nam.
Đó là lý do xuất hiện của công ty Hóa chất Mỹ Lan vào năm 2004 để rồi 4 năm sau (2008) đã phát triển thành Tập đoàn Mỹ Lan ( MyLan Group) bao gồm 4 thành viên: Công ty Hóa chất Mỹ Lan (Mylan Chemicals – MCI), Công ty Sản xuất Vật tư Ngành in Mỹ Lan (Mylan Printing Media Corporation – MPM), Công ty Cổ phần Quang Điện tử Mỹ Lan (Mylan Optomaterials & Processes Corporation – MOP) và Công ty American Dye Source tại Canada.
Đặc biệt, ngày 12/1 vừa qua, Mỹ Lan Group đã chính thức khánh thành nhà máy Quang điện tử Mỹ Lan với tổng vốn đầu tư ban đầu 20 triệu USD tại Trà Vinh. Đây là một minh chứng hùng hồn cho sự “trở về” của ông Mỹ hòan tòan đúng đắn và thành công.
Chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu
Trong tổng doanh thu 18 triệu USD sau thuế của tập đòan năm 2012 thì Công ty CP Hóa chất Mỹ Lan chiếm 8 triệu USD (trong đó xuất khẩu chiếm 89%), và công ty Vật tư ngành in Mỹ Lan đạt 10 triệu USD (xuất khẩu chiếm 70%). Dự kiến, năm 2013, doanh thu sau thuế của tập đoàn đạt 30 triệu USD do nhà máy quang điện tử tại Trà vinh bắt đầu đi vào họat động.
Ông Mỹ cho biết: phát minh in bản kẽm CTP của ông hiện có khỏang 30% nhà in ở Mỹ đang sử dụng. Công nghệ này đã được đăng ký bản quyền tại nhiều nước và hiện đang được xuất khẩu đi Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Canada, Hàn Quốc, Thái lan, Indonesia.Sau 8 năm đầu tư vào Việt Nam, hiện nay sản phẩm của công ty chiếm trên 60% thị phần của lĩnh vực này.Năm 2012, Mylan Group nâng cao công nghệ in nhằm chiếm lĩnh trên 70% thị trường bản in offset CTP nhiệt trong nước. Tháng 11/2012 Mylan chính thức đưa ra thị trường sản phẩm bản kẽm mới, bản kẽm CTCP. Đó là những bước đi nhằm chiếm lĩnh thị trường hiện tại và tương lai của Mỹ Lan Group tron glĩnh vực in bản kẽm CTP.
Với những thành công tại Việt Nam, Mỹ Lan Group đã thu hút được Quỹ Đầu tư Vietnam Century Fund (thuộc tập đòan đầu tư Jaccar) đầu tư 12 triệu USD, chiếm 30% cổ phần của tập đòan Mỹ Lan Group.
Không chỉ có kết quả kinh doanh ngọan mục, trong năm 2012, Mỹ Lan Group còn dành hơn 3,6 tỷ dồng cho các hoạt động xã hội và giáo dục, chủ yếu ở Trà Vinh.