Nguyên nhân và cách xử lý khi xe tay ga bị giật.

Nguyên nhân chính của việc xe tay ga bị giật khi tăng tốc là do bộ nồi, bộ truyền động của xe bị hao mòn, không hoạt động nhuyễn như ban đầu. Ngoài ra, một số nguyên nhân có liên quan đến hệ thống nhiên liệu. Xăng gió hay đánh lửa của xe cũng có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển khi tăng tốc đột ngột

Bên cạnh đó, nếu có cảm giác máy gào, rung và không có hiện tượng di chuyển thì bạn có thể đưa xe ra các cửa hàng sửa xe uy tín để vệ sinh nồi. Nếu việc vệ sinh không hết được cảm giác rung giật khi tăng ga, hãy kiểm tra đến các bộ phận chi tiết dưới đây.

Dây Curoa: Thứ đầu tiên chúng ta cần kiểm tra trong bộ nồi truyền động của xe tay ga chính là dây Curoa. Dây này được làm bằng cao su nên sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị giãn, nứt. Nó có thể ảnh hưởng đến truyền động của xe và làm cho xe tay ga bị giật khi tăng tốc. Nếu dây đã cũ và có hiện tượng nứt, giãn thì hãy thay mới để đảm bảo truyền động tốt hơn.

Nguyên nhân và cách xử lý khi xe tay ga bị giật.

Bố 3 càng: Tiếp theo, nếu dây curoa còn mới hãy kiểm tra bộ bố nồi ba càng. Sau thời gian sử dụng, các mạt bụi được sinh ra do ma sát sẽ bám vào các trục của đế bố. Việc này làm cho khi văng ra, bộ phận này không bắt dính vào chuông và làm xe tay ga bị rung. Như vậy, nên chú ý làm sạch không chỉ mặt bố ba càng, chuông nồi mà còn cần làm sạch các chi tiết ở trục đế ba càng. Sau ta dùng giấy ráp để đánh mịn bề mặt này.

Lò xo bố 3 càng: Do là lò xo nên lò xo bố 3 càng sẽ có khả năng bị giãn sau chỉ khoảng từ 5000 – 10000Km sử dụng. Khi này, việc đàn hồi không tốt để hỗ trợ cho bố ba càng trong việc dính vào chuông thì chiếc xe sẽ bị có tiếng lóc cóc khi vặn ga nhỏ. Bởi khi lò xo yếu, bố ba càng bị bung ra quá sớm, còn khi tăng tốc ở tốc độ cao. Xe bị đuối do lò xo không hỗ trợ được bố trong việc bắt dính vào chuông.

Bi nồi: Tiếp đó, bi nồi là bộ phận cần kiểm tra bởi nếu bị móp méo thì chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ bị rung, giật cục khi tăng tốc.

Cặp đôi Bugi và lọc gió: Như đã nói ở trên, nếu bugi và lọc gió có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng vận hành của xe tay ga. Bởi đây là những bộ phận tham gia trực tiếp vào việc cấp hỗn hợp khí vào buồng đốt cũng như đánh lửa cho xe hoạt động.

Kim phun: Với những dòng xe tay ga hiện đại thì phun xăng ađiện tử FI là bộ phận không thể thiếu.FI giúp chiếc xe hoạt động đều đặn và chuẩn chỉ hơn với việc phun xăng được điều khiển điện tử. Cũng vì thế, sau một thời gian sử dụng do xăng chưa sạch thì kim phun sẽ bị bẩn, nghẹt sẽ gây tình trạng thiếu xăng, hụp khi tăng ga. Vì thế, chúng ta nên vệ sinh kim phun định kỳ để xe tay ga không bị giật, hụt khi tăng ga.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục cho những chiếc xe tay ga bị giật khi tăng tốc đột ngột mà người đọc có thể tham khảo. Dù sao, việc quan trọng nhất vẫn là người sử dụng xe máy cần thường xuyên đưa chiếc xe của mình đi bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ. Có như thế xe mới có thể hoạt động một cách trơn tru và mượt mà nhất có thể.

Alternate Text Gọi ngay