Nguyên nhân vì sao siêu âm không thấy túi thai?

Nguyên nhân vì sao siêu âm không thấy túi thai?

Kinh nguyệt trễ, que thử thai lên hai vạch là những tín hiệu đầu của mang thai. Thế nhưng không ít mẹ bầu lo lắng khi siêu âm không thấy túi thai. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Mẹ bầu cần làm gì khi siêu âm không thấy túi thai?

1. Nguyên nhân vì sao siêu âm không thấy túi thai?

Trên thực tế siêu âm không thấy túi thai có thể do nhiều nguyên nhân. Tùy vào trình trạng mà từng chị em gặp phải, qua kết quả siêu âm và kiểm tra chuyên sâu, các bác sĩ sẽ giải thích cho chị em nguyên nhân cụ thể là gì.

Vì sao siêu âm không thấy túi thai?

2. Nguyên nhân siêu âm không thấy túi thai thường gặp

2.1. Siêu âm quá sớm

Ở nhiều chị em, biểu hiện mang thai thể hiện rất rõ ràng. Thông thường sau thời điểm quan hệ một vài tuần, nếu thụ thai, chị em sẽ bị trễ kinh nguyệt và thử que có thể lên hai vạch.  Ngay sau khi quá trình thụ tinh xảy ra, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển để làm tổ trong tử cung. Quá trình hình thành nên thai nhi bắt đầu diễn ra. Thông thường, sau khoảng 5 tuần từ thời điểm thụ thai, túi thai sẽ có thể quan sát được thông qua hình ảnh siêu âm. Hoặc khi nồng độ hormone hCG là 1100 thì mới có thể quan sát thấy túi thai. Đây chính là lý do nhiều chị em đi siêu âm nhưng không thể nhìn thấy túi thai ở tử cung.

2.2. Đã bị sảy thai

Trong trường hợp không may bị sảy thai trước thời điểm siêu âm, các bác sĩ cũng sẽ không thể nhìn thấy túi thai. Thông thường, nếu bị sảy thai, chị em sẽ thường thấy âm đạo bị chảy máu và kèm theo đó là tình trạng đau bụng dữ dội, bụng có thể bị cương cứng. 

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, trong đó nồng độ hCG sẽ gia tăng. Ngược lại, khi bị sảy thai, lượng hCG cũng sẽ giảm dần và trở về mức bình thường. Nếu nồng độ hCG vẫn cao thì mẹ thử que vẫn lên 2 vạch nhưng thực chất lúc này mẹ không còn mang thai.

2.3. Mang thai ngoài tử cung

Trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển tới tử cung để làm tổ. Tuy nhiên trong trường hợp bất thường trứng được thụ tinh lại tới các vị trí ngoài tử cung để làm tổ. Chị em thử que vẫn lên hai vạch nhưng hoàn toàn không thấy túi thai khi siêu âm. Thai ngoài tử cung cần phải đình chỉ vì khi phát triển sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ như vỡ buồng trứng. Trong trường hợp mẹ bị có khả năng bị mang thai ngoài tử cung thì các bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán. Đây là một trong những cấp cứu sản khoa cần thực hiện gấp để không đe dọa tính mạng của người mẹ.

2.4. Thai chậm phát triển

Không ít trường hợp thai chậm phát triển khi siêu âm cũng không phát hiện túi thai. Tuy nhiên với các trường hợp này, phần lớn sau đó sẽ tiến triển thai lưu hoặc em bé sinh ra thường suy dinh dưỡng hoặc có những bất thường về di truyền.

Mẹ bầu siêu âm tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

3. Các nguyên nhân siêu âm không thấy túi thai khác

3.1 Mang thai trứng

Ngoài các nguyên nhân nêu trên chị em còn có thể gặp tình trạng mang thai trứng. Đây là bệnh lý nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Khi trứng được thu tinh nhưng lại có những rối loạn khiến tăng sinh các tế bào gai nhau bất thường khiến các mao mạch, các mô,.. liên kết với cơ thể mẹ không kịp phát triển sẽ gây ra tình trạng thoái hóa, phù nề. Thay vì trứng phát triển thành cơ thể thai nhi bình thường sẽ tăng sinh và bình thành những bọc nhầy có cấu trúc giống như trứng ếch.

Thai trứng có hai loại toàn phần và bán phần. Với thai trứng toàn phần, tinh trùng bình thường kết hợp với trứng bất thường. Với loại thai trứng bán phần sẽ xảy ra thụ tinh giữa một trứng bình thường và 2 tinh trùng bình thường song quá trình thụ tinh bất thường. Cả hai trường hợp thai trứng đều cần loại bỏ để đảm bảo an toàn cho cơ thể mẹ.

3.2 Que thử hỏng

Không ít trường hợp chị em không mang thai nhưng thử que vẫn lên 2 vạch. Để chắc chắn que thử là chính xác, chị em nên thử que 2 – 3 lần.

Khám thai tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

4. Khi siêu âm không thấy túi thai cần làm gì?

Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể trong từng trường hợp. Nếu không có những gì bất thường, chị em sẽ được hẹn để siêu âm lại xem có thai hay không. Trường hợp có những bất thường, bác sí sẽ làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán. Một số trường hợp cụ thể:

4.1 Nếu thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không thể để thai phát triển bởi ngu cơ nứt vỡ ống trứng, xuất huyết ổ bụng rất cao. Và trên hết thai ngoài tử cung sẽ không thể phát triển. Khi phát hiện thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thai ra ngoài. Chị em trong trường hợp này cũng không nên buồn bã mà hãy chăm sóc tốt bản thân để chuẩn bị tốt cho lần mang thai tiếp theo.

4.2 Mẹ bầu bị sảy thai

Với mẹ bầu bị sảy thai, khi siêu âm không thấy túi thai song các bác sĩ sẽ giúp kiểm tra khu vực tử cung, buồng trứng để loại bỏ những rau còn sót. Chị em cũng chú ý phục hồi sức khỏe tốt để chuẩn bị cho lần mang thai sau.

4.3 Siêu âm sớm

Trong trường hợp thai chưa đủ tuần để thấy túi thai, các bác sĩ sẽ hẹn lịch thăm khám lại.

Tóm lại, chị em không nên quá lo lắng và hoang mang khi siêu âm không thấy túi thai. Thay vào đó, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt. Trong trường hợp không may mắn chưa có tin vui thì việc chuẩn bị cơ thể khỏe mạnh để chuẩn bị mang thai là điều rất quan trọng. Để có cơ thể khỏe mạnh, chị em cần:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất.
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya
  • Vận động hợp lý, tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Trong trường hợp có tin vui, chị em đừng quên lựa chọn một địa chỉ uy tín để siêu âm và thăm khám. Dựa trên những tư vấn của bác sĩ, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý. Bên cạnh đó, chị em cần thực hiện đầy đủ các mốc thăm khám thai kỳ để theo dõi sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Alternate Text Gọi ngay