Nhạc sĩ Anh Việt Thu và sự ra đời ca khúc “Hai vì sao lạc” – Âm Nhạc Online

2016

Anh Việt Thu
Nhạc sĩ Anh Việt Thu

Trường Quốc Gia Âm Nhạc

Lúc mới thành lập, Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở đường Phạm Đăng Hưng Đakao. Năm 1958, khi tôi vào học, Trường đã dời về 112 đường Nguyễn Du. Nhạc sinh gia tăng hằng năm và cần một Hội Trường có sân khấu để nhạc sinh thực tập, thi cuối năm, thi ra trường hay các nhạc sĩ ngoại quốc đến trình diễn, nên cần một địa điểm rộng lớn hơn. Lúc bấy giờ, nhà trường có 2 ban nhạc:

1) Ban nhạc Plectre, thành phần nhạc khí gồn có: Mandoline, Mandole (lớn và tiếng trầm hơn Mandoline), Guitare và Contrebasse. Ban nhạc này do giáo sư dạy Mandoline là Trần Anh Tuấn điều khiển.

Tôi xin nói rõ thêm vì có thể một số người chưa nghe qua chữ” Plectre” bao giờ. Tiếng Pháp gọi Plectre, tiếng Ý là Plectrum, tiếng thông dụng chúng ta thường dùng ở Việt Nam là Médiator, miếng phím dùng để gảy đàn, vì thế, ban nhạc toàn Mandiline và Guitare gọi là Plectre Orchestra.

2) Ban nhạc Giao hưởng do Giáo sư violon Đỗ Thế Phiệt điều khiển. Nhạc khí gồm toàn bộ thuộc họ Violon như:

1. Violon (Violin-tiếng Anh)
2. Violon Alto (Viola – tiếng Anh)
3. Violoncelle (Cello-tiếng Anh)
4. Contrebasse (String Bass- tiếng Anh)

Nhạc khí ở mục số 1 và 2, nhạc sinh rất đông. Số 3, Cello chỉ có 2 người: Đoàn Châu Nhi, anh của Đoàn Thanh Vân con tài tử Đoàn Châu Mậu, sau này là vợ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và một người nữa là Lương Vinh do một người Hoa tên Phùng Hán Cao phụ trách. Sau này có thêm một giáo sư người Đức qua dạy một thời gian, thêm được một nhạc sinh nữa là Cao Thanh Tùng. Sau 75 khi qua Mỹ, anh đàn cho Trung Tâm ASIA lúc đầu. Có lẽ Trầm Tử Thiêng giới thiệu vì trước 1975, cả hai làm ở Trung Tâm Học Liệu Sàigòn. Riêng nhạc khí Contrebasse chưa có nhạc sinh nào.

Các phòng trà Sàigòn lúc bấy giờ đều dùng Contrebasse cho ban nhạc vì Guitare Basse chưa có, nhưng họ chỉ biết dùng ngón tay móc dây. Còn dùng cung để chơi với dàn nhạc Giao Hưởng lúc đó chỉ có 2 người là Đoàn Minh và ông Nghiêm, chủ tiệm Photo La- Mi ở Chợ Quán. Họ chỉ tham dự trong những buổi tập dượt của dàn nhạc Giao hưởng Sàigòn để trình diễn chứ ở trường nhạc, họ không tham dự và họ cũng không có bằng cấp về nhạc khi này. Phần đông những người xử dụng Contrebasse ở phòng trà trước kia ở Sàigon, chỉ cần biết vị trí các nốt trên cần đàn là có thể đàn chung với ban nhạc khiêu vũ chứ không thể điêu luyện như Những ban nhạc Jazz được vì họ học căn bản trường lớp. Còn khi đàn với dàn nhạc Giao Hưởng dung cung, phải học kỹ từng vị thế bấm và khi kéo đàn, cung phải lên xuống thế nào đều giống nhau. Vì thế, trong dàn nhạc Giao Hưởng, ta thấy tất cả các cây cung đều kéo hay đẩy cùng một lúc vì đã thành một thói quen đã được ghi trong các bài tập khi học đàn.

Gặp gỡ Anh Việt Thu

Lúc bấy giờ, tại trường Quốc Gia Âm Nhạc có một giáo sư người Pháp qua sống ở Việt Nam, mở tiệm bán nhạc khí, có vợ người Hoa. Tên ông là Barthélemy, khi nhập Việt tịch, lấy tên Việt là Trần Lệ Mỹ và không biết nói một tiếng Việt nào. Mục đích chính của ông là muốn ở Việt Nam để thí nghiệm trồng loại giống như tre để làm dăm kèn (Tiếng Anh gọi là Reed) cho Clarinet và Saxophone. Ông có 3 bằng tốt nghiệp tại Trường Nhạc Toulouse bên Pháp gồm: sáo Tây, kèn Trombone và Contrebasse. Ông đang dạy môn sáo Tây cho Trường Quốc Gia Âm Nhạc và các ban nhạc trên Đài phát thanh Sàigòn.

Vì nhu cầu, trường mở cuộc thi tuyển nhạc sinh Contrebasse khóa đầu tiên. Kết quả có 5 người:

– Tambicanou-Jules, người Việt lai Ấn, học sinh Taberd, trưởng ban nhạc Rock’ in Star, cùng thời phong trào nhạc trẻ với Trường Kỳ. Sau 1975, qua Pháp lập Trung tâm băng nhạc Phượng Nga và tôi là 2 người còn đang đi học.

– Huỳnh Xương Mậu, dạy nhạc tại trường Trung Học Phước Đức Cho Lớn.

– Dương Quang Đức, trong ban nhạc Thời Đại của Dương Quang Định, đang phụ trách phòng trà Đại Nam.

– Mai Văn Truyền, y tá Bệnh viện Chợ Rẫy.

Các nhạc sinh khác có đàn riêng tập dượt. Riêng tôi không có nên ghi tên mượn đàn và phòng học của trường. Trong phòng tập của tôi, có một đàn Harmonium nhưng ít khi xử dụng, nên một nhạc sinh học Hòa âm được phân phối xử dụng đàn này để tập nghe hợp âm. Khi gặp nhau, anh cho biết tên là anh Huỳnh Hữu Kim Sang, còn khi viết nhạc, anh lấy tên là Anh Việt Thu. Sau một thời gian, hai đứa thân nhau, anh rủ tôi về ở chung tại số 41 đường Da Bà Bầu, cạnh bên nhà của Trường Kỳ số 39. Lúc bấy giờ, Anh Việt Thu đang dạy nhạc tại Trung Học Trịnh Hoài Đức tỉnh Bình Dương. Tuy bận rộn nhưng cũng nhận thêm chương trình Tổng Hội Sinh Viên phát thanh hằng tuần trên Đài Phát Thanh Sàigòn. Thành phần nồng cốt gồm: Anh Việt Thu lo phần soạn Hòa Âm. Nhạc khí gồm Huỳnh văn Hóa, Cao Thanh Tùng, tôi và một số anh em khác được tăng cường tùy theo nhu cầu. Ca sĩ thì có thể thay đổi tùy chương trình. Năm 1960, Tổng Hội Sinh viên tổ chức trại Hè Hội Thảo tại Đà Lạt, chúng tôi phụ trách phần văn nghệ và tổ chức hai buổi phát thanh tại Đài Phát Thanh Đà Lạt.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu học khóa đầu tiên về Hòa Âm của Trường Quốc Gia Âm Nhạc qua các thầy dạy là: Hải Linh, người viết bản nhạc nổi tiếng cho đến nay vẫn được dùng mỗi dịp Giáng Sinh về, đó là bản Đêm Đông mà hầu như ai cũng nghe qua với câu đầu là “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”. Sau đó là linh mục Ngô Duy Linh thay thế. Khi Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế được thành lập, Linh Mục Ngô Duy Linh được đề cử ra làm Giám Đốc. Người thay thế sau cùng là giáo sư Nghiêm Phú Phi.

Khi nói đến Nhạc sĩ Anh Việt Thu, mọi người đều cho rằng anh là người đỗ Thủ Khoa lớp Hoà Âm. Trong một chương trình Văn Nghệ hằng tuần của Người Việt TV, người điều khiển chương trình là Phương Nam, ca sĩ Quỳnh Giao, người học cùng thời với Anh Việt Thu cũng cho rằng Anh Việt Thu là người Thủ Khoa, nhưng chính Anh Việt Thu nói với tôi, anh đỗ hạng Nhì. Thủ Khoa là Nguyễn Văn A. Không biết anh hoạt động âm nhạc ở đâu nhưng sau khi tốt nghiệp, không nghe ai nhắc đến tên anh nữa. Riêng những người chuyên về Hòa Âm phụ trách các ca đoàn hay phong trào ca nhạc lúc bấy giờ như Ngô Mạnh Thu, Viết Chung, Phạm Minh Cảnh tôi đều biết vì họ thường đến gặp Anh Việt Thu.

Sau khi rời trường Quốc Gia Âm Nhạc, mỗi đứa có hướng đi một nơi. Tôi đi dạy học rồi bị động viên nên vào ngành Quân nhạc, còn Anh Việt Thu dường như đi dạy ở Tây Ninh nên ít gặp nhau. Sau đó có lệnh gọi nhập ngũ nên tình nguyện vào Tâm Lý Chiến, phòng văn nghệ chuyên sáng tác với cấp bậc bình nhì mặc dù anh có bằng Tú Tài. Thỉnh thoảng tôi có ghé thăm anh tại Cục Tâm Lý Chiến ngay đầu cầu Thị Nghè, đối diện cổng sau Vườn Bách Thảo.

Sau hiệp định Ba Lê, anh cho biết rất bận rộn vì mỗi cuộc hành quân hay trận nào lớn, đều có lệnh phải sáng tác một bài để hát trên Đài Phát Thanh hay Truyền Hình khi trận đánh kết thúc. Vì quá cấp bách, không biết bài sáng tác của mình có hay hay không nên thường để những tên lạ, không dám để tên thật. Anh cho tôi hay là đang tuyển lựa những ca khúc quân hành hay để cho vào tuyển tập “Đường chúng ta đi” do Cục Tâm Lý Chiến thực hiện.
Một hôm tôi hay tin anh được đưa vào Tổng Y Viện Cộng Hòa vì thận quá yếu, phải dùng máy lọc thường xuyên. Tôi định đến thăm nhưng chưa đi thì được tin anh đã chết và quan tài để tại Tang Nghi Quán của Bệnh viện Quảng Đông cho bạn bè đến viếng.

Tôi có thành lập một toán nhạc nhỏ chơi những ca khúc được nhiều người biết đến của anh vào tối Chủ Nhật vì sáng Thứ Hai, linh cữu của anh sẽ đưa về An Hữu, quận Cái Bè an táng. Hôm đó, tôi thấy có mặt Nhật Trường Trần Thiện Thanh, một số anh em ở Cục Tâm Lý Chiến và Đài phát thanh Quân Đội đến dự. Riêng tôi sáng Thứ Hai hằng tuần phải chào cờ tại Bộ Tổng Tham Mưu nên không thể tiễn đưa anh được. Tôi không nhớ chính xác, có thể Anh Việt Thu chết khoảng gần 2 tháng trước 30-4-75. Anh chết để lại vợ và 3 con, cha mẹ còn đầy đủ. Cha anh là ông Huỳnh Hữu Hương, một người em gái mà tôi chỉ nghe nói nhưng chưa gặp mặt, và em trai Út bị sốt tê liệt là Huỳnh Hữu Việt Thu. Đó cũng là bút hiệu của anh, có nghĩa đơn giản là: Anh của Huỳnh Hữu Việt Thu, rút gọn lại là Nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Nói về ca khúc “Hai vì sao lạc”

Anh Việt Thu

Trước tôi, Anh Việt Thu có ở chung với một người bạn là thi sĩ Anh Phương. Khi gặp tôi anh có hỏi tôi biết người đó không vì cùng tỉnh Sóc Trăng với tôi và con ông Hội Đồng Vị. Tôi nói chẳng những cùng tỉnh mà cùng làng và cùng xã với tôi nữa. Vườn cam quít của ông già anh ta và vườn của ông già tôi giáp ranh nhau. Thuở nhỏ, các chị tôi và chị anh ta cùng học trường tỉnh và ở nội trú tại trường cuối tuần mới về nhà. Anh ta và tôi học chung sơ cấp trường làng, khi lớn lên mỗi người học một nơi nên cũng ít gặp. Trong giấy tờ anh ta tên Phương, nhưng ở nhà gia đình đông con, anh là con út và thứ 13 nên thường gọi là Mười Ba chứ không gọi tên. Vì thế nên khi Anh Việt Thu nói thi sĩ Anh Phương tôi không biết là ai.

Còn anh Hân, một giáo viên Tiểu học, tuy lớn tuổi hơn chúng tôi khá nhiều nhưng vẫn còn độc thân. Lúc bấy giờ là Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, ông rất mê Nhạc sĩ Anh Việt Thu, có lẽ đã quen biết từ lâu, coi nhau như anh em, gần như ông đáp ứng tất cả những gì mà Nhạc sĩ Anh Việt Thu cần. Anh ăn ở chung với chúng tôi. Sau này anh có nhà riêng và bảo chúng tôi về ở chung ở đường Nguyễn Kim. Đến giờ cơm, chúng tôi mới trở về nhà cũ ăn cơm do mẹ Anh Việt Thu nấu, vì cha mẹ và đứa em Anh Việt Thu đã dọn lên Sàigòn. Anh Hân luôn theo sát chúng tôi ở mọi nơi. Các buổi văn nghệ hay thu thanh, ông đều theo lo mọi chuyện lặt vặt như đi mua bản nhạc hay làm thủ tục giấy tờ vào Đài phát thanh, phiếu lãnh tiền thù lao cho mỗi chương trình hay liên lạc với nguời này người nọ khi cần vì anh có xe gắn máy.

Theo anh cho biết giữa Anh Việt Thu và Anh Phương rất thân nhau, khắn khít như hình với bóng. Tôi chưa từng đọc thơ của Anh Phương và cũng không biết Anh Việt Thu có dùng thơ của Anh Phương để phổ nhạc hay lấy ý để viết lời không, nhưng trong tất cả những bài nhạc của Anh Việt Thu không có bài nào ghép tên Anh Phương vào cả.

Một hôm, gia đình Anh Phương bảo anh ta về vì có việc làm ở địa phương. Trong mấy tuần cuối trước khi chia tay, hai người thường dẫn nhau đi chơi, tâm sự rất khuya mới về. Không biết sự tâm đắc và mật thiết giữa hai người như thế nào mà cả hai lại nghĩ rằng: “Hai người có lẽ là hai vì sao trên trời bị lạc xuống trần gian và vô tình gặp lại nhau”.

Quận lỵ tôi ở có 3 xã liền nhau: tôi và Anh Phương ở Phú An, kế tiếp là Song Phụng và Nhơn Mỹ. Thời Pháp thuộc, có tỉnh lộ nối liền 3 xã bằng những sầu sắt kiên cố, rất thuận tiện cho việc giao thông. Khi Việt Minh nổi lên, tất cả mọi cây cầu đều bị phá sập nên giao thông chính lúc bấy giờ là đường sông. Người anh thứ 9 của Anh Phương làm xã trưởng xã Nhơn Mỹ đã lâu và có uy tín với quận nên vận đông cho Anh Phương ra ứng cử chức xã trưởng xã Song Phụng kế bên. Các xã lúc bấy giờ tương đối còn yên tĩnh. Nhưng môt hôm, Anh Phương đi công tác bằng ghe máy qua một khúc vắng, ít nhà dân, bị vài tên du kích núp ở bụi rậm bắn sẻ, chết ngay tại chỗ.

Đã từ lâu, khi nói đến Nhạc sĩ Anh Việt Thu và những sang tác của anh đều có nhắc đến ca khúc “Hai vì sao lạc”, nhưng chưa có ai nói đến hay hiểu ý nghĩa, nội dung của lời ca nói những gì và cũng không muốn tìm hiểu mà chỉ thích nhạc điệu của bài ca thôi. Năm vừa rồi, trong một chương trình văn nghệ của Đài Truyền Hình SBTN, nhạc sĩ Trần Chí Phúc có nêu lên thắc mắc: trong những bài tình ca, khi viết lời thường dùng từ ANH hay EM. Riêng trong bài “Hai vì sao lạc” của Nhạc sĩ Nhạc sĩ Anh Việt Thu, toàn bản nhạc đều dùng chữ NGƯỜI. Sau đây là trích đoạn lời ca khúc “Hai vì sao lạc”:

“Người về, một mùa thu gió heo may
Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh
Đưa tiễn người một đêm không trăng
Nói sao nên lời lòng buồn như chiều rơi
Như trong đêm khuya những bước chân qua thềm
Gợi niềm thương nhớ vô vàn.
………
Người là vì sao nhỏ bé
Ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh
Người về lòng ta thương nhớ
Ta khẽ hỏi đưa người hay thầm người đưa ta
Người về người về đâu nhớ ta chăng
Người ơi mỗi lá thu rơi làm ta bâng khuâng
Như áng mây chiều lam trong sương
Bước đi âm thầm lòng buồn như chiều rơi
Nghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài.
Gợi lòng thương nhớ ai nhiều.”

Xin ghi lại vài dòng kỷ niệm với Nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Lương An Cảnh
Adelaide, đầu năm 2016

Nguồn: http://www.namuctuanbao.com.au/permanent/1030/truyenNgan/truyenngan_14.php

Lương An Cảnh2016Nhạc sĩ Anh Việt ThuLúc mới thành lập, Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở đường Phạm Đăng Hưng Đakao. Năm 1958, khi tôi vào học, Trường đã dời về 112 đường Nguyễn Du. Nhạc sinh gia tăng hằng năm và cần một Hội Trường có sân khấu để nhạc sinh thực tập, thi cuối năm, thi ra trường hay các nhạc sĩ ngoại quốc đến trình diễn, nên cần một địa điểm rộng lớn hơn. Lúc bấy giờ, nhà trường có 2 ban nhạc:1) Ban nhạc Plectre, thành phần nhạc khí gồn có: Mandoline, Mandole (lớn và tiếng trầm hơn Mandoline), Guitare và Contrebasse. Ban nhạc này do giáo sư dạy Mandoline là Trần Anh Tuấn điều khiển.Tôi xin nói rõ thêm vì có thể một số người chưa nghe qua chữ” Plectre” bao giờ. Tiếng Pháp gọi Plectre, tiếng Ý là Plectrum, tiếng thông dụng chúng ta thường dùng ở Việt Nam là Médiator, miếng phím dùng để gảy đàn, vì thế, ban nhạc toàn Mandiline và Guitare gọi là Plectre Orchestra.2) Ban nhạc Giao hưởng do Giáo sư violon Đỗ Thế Phiệt điều khiển. Nhạc khí gồm toàn bộ thuộc họ Violon như:1. Violon (Violin-tiếng Anh)2. Violon Alto (Viola – tiếng Anh)3. Violoncelle (Cello-tiếng Anh)4. Contrebasse (String Bass- tiếng Anh)Nhạc khí ở mục số 1 và 2, nhạc sinh rất đông. Số 3, Cello chỉ có 2 người: Đoàn Châu Nhi, anh của Đoàn Thanh Vân con tài tử Đoàn Châu Mậu, sau này là vợ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và một người nữa là Lương Vinh do một người Hoa tên Phùng Hán Cao phụ trách. Sau này có thêm một giáo sư người Đức qua dạy một thời gian, thêm được một nhạc sinh nữa là Cao Thanh Tùng. Sau 75 khi qua Mỹ, anh đàn cho Trung Tâm ASIA lúc đầu. Có lẽ Trầm Tử Thiêng giới thiệu vì trước 1975, cả hai làm ở Trung Tâm Học Liệu Sàigòn. Riêng nhạc khí Contrebasse chưa có nhạc sinh nào.Các phòng trà Sàigòn lúc bấy giờ đều dùng Contrebasse cho ban nhạc vì Guitare Basse chưa có, nhưng họ chỉ biết dùng ngón tay móc dây. Còn dùng cung để chơi với dàn nhạc Giao Hưởng lúc đó chỉ có 2 người là Đoàn Minh và ông Nghiêm, chủ tiệm Photo La- Mi ở Chợ Quán. Họ chỉ tham dự trong những buổi tập dượt của dàn nhạc Giao hưởng Sàigòn để trình diễn chứ ở trường nhạc, họ không tham dự và họ cũng không có bằng cấp về nhạc khi này. Phần đông những người xử dụng Contrebasse ở phòng trà trước kia ở Sàigon, chỉ cần biết vị trí các nốt trên cần đàn là có thể đàn chung với ban nhạc khiêu vũ chứ không thể điêu luyện như Những ban nhạc Jazz được vì họ học căn bản trường lớp. Còn khi đàn với dàn nhạc Giao Hưởng dung cung, phải học kỹ từng vị thế bấm và khi kéo đàn, cung phải lên xuống thế nào đều giống nhau. Vì thế, trong dàn nhạc Giao Hưởng, ta thấy tất cả các cây cung đều kéo hay đẩy cùng một lúc vì đã thành một thói quen đã được ghi trong các bài tập khi học đàn.Lúc bấy giờ, tại trường Quốc Gia Âm Nhạc có một giáo sư người Pháp qua sống ở Việt Nam, mở tiệm bán nhạc khí, có vợ người Hoa. Tên ông là Barthélemy, khi nhập Việt tịch, lấy tên Việt là Trần Lệ Mỹ và không biết nói một tiếng Việt nào. Mục đích chính của ông là muốn ở Việt Nam để thí nghiệm trồng loại giống như tre để làm dăm kèn (Tiếng Anh gọi là Reed) cho Clarinet và Saxophone. Ông có 3 bằng tốt nghiệp tại Trường Nhạc Toulouse bên Pháp gồm: sáo Tây, kèn Trombone và Contrebasse. Ông đang dạy môn sáo Tây cho Trường Quốc Gia Âm Nhạc và các ban nhạc trên Đài phát thanh Sàigòn.Vì nhu cầu, trường mở cuộc thi tuyển nhạc sinh Contrebasse khóa đầu tiên. Kết quả có 5 người:- Tambicanou-Jules, người Việt lai Ấn, học sinh Taberd, trưởng ban nhạc Rock’ in Star, cùng thời phong trào nhạc trẻ với Trường Kỳ. Sau 1975, qua Pháp lập Trung tâm băng nhạc Phượng Nga và tôi là 2 người còn đang đi học.- Huỳnh Xương Mậu, dạy nhạc tại trường Trung Học Phước Đức Cho Lớn.- Dương Quang Đức, trong ban nhạc Thời Đại của Dương Quang Định, đang phụ trách phòng trà Đại Nam.- Mai Văn Truyền, y tá Bệnh viện Chợ Rẫy.Các nhạc sinh khác có đàn riêng tập dượt. Riêng tôi không có nên ghi tên mượn đàn và phòng học của trường. Trong phòng tập của tôi, có một đàn Harmonium nhưng ít khi xử dụng, nên một nhạc sinh học Hòa âm được phân phối xử dụng đàn này để tập nghe hợp âm. Khi gặp nhau, anh cho biết tên là anh Huỳnh Hữu Kim Sang, còn khi viết nhạc, anh lấy tên là Anh Việt Thu. Sau một thời gian, hai đứa thân nhau, anh rủ tôi về ở chung tại số 41 đường Da Bà Bầu, cạnh bên nhà của Trường Kỳ số 39. Lúc bấy giờ, Anh Việt Thu đang dạy nhạc tại Trung Học Trịnh Hoài Đức tỉnh Bình Dương. Tuy bận rộn nhưng cũng nhận thêm chương trình Tổng Hội Sinh Viên phát thanh hằng tuần trên Đài Phát Thanh Sàigòn. Thành phần nồng cốt gồm: Anh Việt Thu lo phần soạn Hòa Âm. Nhạc khí gồm Huỳnh văn Hóa, Cao Thanh Tùng, tôi và một số anh em khác được tăng cường tùy theo nhu cầu. Ca sĩ thì có thể thay đổi tùy chương trình. Năm 1960, Tổng Hội Sinh viên tổ chức trại Hè Hội Thảo tại Đà Lạt, chúng tôi phụ trách phần văn nghệ và tổ chức hai buổi phát thanh tại Đài Phát Thanh Đà Lạt.Nhạc sĩ Anh Việt Thu học khóa đầu tiên về Hòa Âm của Trường Quốc Gia Âm Nhạc qua các thầy dạy là: Hải Linh, người viết bản nhạc nổi tiếng cho đến nay vẫn được dùng mỗi dịp Giáng Sinh về, đó là bản Đêm Đông mà hầu như ai cũng nghe qua với câu đầu là “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”. Sau đó là linh mục Ngô Duy Linh thay thế. Khi Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế được thành lập, Linh Mục Ngô Duy Linh được đề cử ra làm Giám Đốc. Người thay thế sau cùng là giáo sư Nghiêm Phú Phi.Khi nói đến Nhạc sĩ Anh Việt Thu, mọi người đều cho rằng anh là người đỗ Thủ Khoa lớp Hoà Âm. Trong một chương trình Văn Nghệ hằng tuần của Người Việt TV, người điều khiển chương trình là Phương Nam, ca sĩ Quỳnh Giao, người học cùng thời với Anh Việt Thu cũng cho rằng Anh Việt Thu là người Thủ Khoa, nhưng chính Anh Việt Thu nói với tôi, anh đỗ hạng Nhì. Thủ Khoa là Nguyễn Văn A. Không biết anh hoạt động âm nhạc ở đâu nhưng sau khi tốt nghiệp, không nghe ai nhắc đến tên anh nữa. Riêng những người chuyên về Hòa Âm phụ trách các ca đoàn hay phong trào ca nhạc lúc bấy giờ như Ngô Mạnh Thu, Viết Chung, Phạm Minh Cảnh tôi đều biết vì họ thường đến gặp Anh Việt Thu.Sau khi rời trường Quốc Gia Âm Nhạc, mỗi đứa có hướng đi một nơi. Tôi đi dạy học rồi bị động viên nên vào ngành Quân nhạc, còn Anh Việt Thu dường như đi dạy ở Tây Ninh nên ít gặp nhau. Sau đó có lệnh gọi nhập ngũ nên tình nguyện vào Tâm Lý Chiến, phòng văn nghệ chuyên sáng tác với cấp bậc bình nhì mặc dù anh có bằng Tú Tài. Thỉnh thoảng tôi có ghé thăm anh tại Cục Tâm Lý Chiến ngay đầu cầu Thị Nghè, đối diện cổng sau Vườn Bách Thảo.Sau hiệp định Ba Lê, anh cho biết rất bận rộn vì mỗi cuộc hành quân hay trận nào lớn, đều có lệnh phải sáng tác một bài để hát trên Đài Phát Thanh hay Truyền Hình khi trận đánh kết thúc. Vì quá cấp bách, không biết bài sáng tác của mình có hay hay không nên thường để những tên lạ, không dám để tên thật. Anh cho tôi hay là đang tuyển lựa những ca khúc quân hành hay để cho vào tuyển tập “Đường chúng ta đi” do Cục Tâm Lý Chiến thực hiện.Một hôm tôi hay tin anh được đưa vào Tổng Y Viện Cộng Hòa vì thận quá yếu, phải dùng máy lọc thường xuyên. Tôi định đến thăm nhưng chưa đi thì được tin anh đã chết và quan tài để tại Tang Nghi Quán của Bệnh viện Quảng Đông cho bạn bè đến viếng.Tôi có thành lập một toán nhạc nhỏ chơi những ca khúc được nhiều người biết đến của anh vào tối Chủ Nhật vì sáng Thứ Hai, linh cữu của anh sẽ đưa về An Hữu, quận Cái Bè an táng. Hôm đó, tôi thấy có mặt Nhật Trường Trần Thiện Thanh, một số anh em ở Cục Tâm Lý Chiến và Đài phát thanh Quân Đội đến dự. Riêng tôi sáng Thứ Hai hằng tuần phải chào cờ tại Bộ Tổng Tham Mưu nên không thể tiễn đưa anh được. Tôi không nhớ chính xác, có thể Anh Việt Thu chết khoảng gần 2 tháng trước 30-4-75. Anh chết để lại vợ và 3 con, cha mẹ còn đầy đủ. Cha anh là ông Huỳnh Hữu Hương, một người em gái mà tôi chỉ nghe nói nhưng chưa gặp mặt, và em trai Út bị sốt tê liệt là Huỳnh Hữu Việt Thu. Đó cũng là bút hiệu của anh, có nghĩa đơn giản là: Anh của Huỳnh Hữu Việt Thu, rút gọn lại là Nhạc sĩ Anh Việt Thu.Trước tôi, Anh Việt Thu có ở chung với một người bạn là thi sĩ Anh Phương. Khi gặp tôi anh có hỏi tôi biết người đó không vì cùng tỉnh Sóc Trăng với tôi và con ông Hội Đồng Vị. Tôi nói chẳng những cùng tỉnh mà cùng làng và cùng xã với tôi nữa. Vườn cam quít của ông già anh ta và vườn của ông già tôi giáp ranh nhau. Thuở nhỏ, các chị tôi và chị anh ta cùng học trường tỉnh và ở nội trú tại trường cuối tuần mới về nhà. Anh ta và tôi học chung sơ cấp trường làng, khi lớn lên mỗi người học một nơi nên cũng ít gặp. Trong giấy tờ anh ta tên Phương, nhưng ở nhà gia đình đông con, anh là con út và thứ 13 nên thường gọi là Mười Ba chứ không gọi tên. Vì thế nên khi Anh Việt Thu nói thi sĩ Anh Phương tôi không biết là ai.Còn anh Hân, một giáo viên Tiểu học, tuy lớn tuổi hơn chúng tôi khá nhiều nhưng vẫn còn độc thân. Lúc bấy giờ là Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, ông rất mê Nhạc sĩ Anh Việt Thu, có lẽ đã quen biết từ lâu, coi nhau như anh em, gần như ông đáp ứng tất cả những gì mà Nhạc sĩ Anh Việt Thu cần. Anh ăn ở chung với chúng tôi. Sau này anh có nhà riêng và bảo chúng tôi về ở chung ở đường Nguyễn Kim. Đến giờ cơm, chúng tôi mới trở về nhà cũ ăn cơm do mẹ Anh Việt Thu nấu, vì cha mẹ và đứa em Anh Việt Thu đã dọn lên Sàigòn. Anh Hân luôn theo sát chúng tôi ở mọi nơi. Các buổi văn nghệ hay thu thanh, ông đều theo lo mọi chuyện lặt vặt như đi mua bản nhạc hay làm thủ tục giấy tờ vào Đài phát thanh, phiếu lãnh tiền thù lao cho mỗi chương trình hay liên lạc với nguời này người nọ khi cần vì anh có xe gắn máy.Theo anh cho biết giữa Anh Việt Thu và Anh Phương rất thân nhau, khắn khít như hình với bóng. Tôi chưa từng đọc thơ của Anh Phương và cũng không biết Anh Việt Thu có dùng thơ của Anh Phương để phổ nhạc hay lấy ý để viết lời không, nhưng trong tất cả những bài nhạc của Anh Việt Thu không có bài nào ghép tên Anh Phương vào cả.Một hôm, gia đình Anh Phương bảo anh ta về vì có việc làm ở địa phương. Trong mấy tuần cuối trước khi chia tay, hai người thường dẫn nhau đi chơi, tâm sự rất khuya mới về. Không biết sự tâm đắc và mật thiết giữa hai người như thế nào mà cả hai lại nghĩ rằng: “Hai người có lẽ là hai vì sao trên trời bị lạc xuống trần gian và vô tình gặp lại nhau”.Quận lỵ tôi ở có 3 xã liền nhau: tôi và Anh Phương ở Phú An, kế tiếp là Song Phụng và Nhơn Mỹ. Thời Pháp thuộc, có tỉnh lộ nối liền 3 xã bằng những sầu sắt kiên cố, rất thuận tiện cho việc giao thông. Khi Việt Minh nổi lên, tất cả mọi cây cầu đều bị phá sập nên giao thông chính lúc bấy giờ là đường sông. Người anh thứ 9 của Anh Phương làm xã trưởng xã Nhơn Mỹ đã lâu và có uy tín với quận nên vận đông cho Anh Phương ra ứng cử chức xã trưởng xã Song Phụng kế bên. Các xã lúc bấy giờ tương đối còn yên tĩnh. Nhưng môt hôm, Anh Phương đi công tác bằng ghe máy qua một khúc vắng, ít nhà dân, bị vài tên du kích núp ở bụi rậm bắn sẻ, chết ngay tại chỗ.Đã từ lâu, khi nói đến Nhạc sĩ Anh Việt Thu và những sang tác của anh đều có nhắc đến ca khúc “Hai vì sao lạc”, nhưng chưa có ai nói đến hay hiểu ý nghĩa, nội dung của lời ca nói những gì và cũng không muốn tìm hiểu mà chỉ thích nhạc điệu của bài ca thôi. Năm vừa rồi, trong một chương trình văn nghệ của Đài Truyền Hình SBTN, nhạc sĩ Trần Chí Phúc có nêu lên thắc mắc: trong những bài tình ca, khi viết lời thường dùng từ ANH hay EM. Riêng trong bài “Hai vì sao lạc” của Nhạc sĩ Nhạc sĩ Anh Việt Thu, toàn bản nhạc đều dùng chữ NGƯỜI. Sau đây là trích đoạn lời ca khúc “Hai vì sao lạc”:”Người về, một mùa thu gió heo mayVề đâu có nhớ chăng những vì sao long lanhĐưa tiễn người một đêm không trăngNói sao nên lời lòng buồn như chiều rơiNhư trong đêm khuya những bước chân qua thềmGợi niềm thương nhớ vô vàn.………Người là vì sao nhỏ béTa mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanhNgười về lòng ta thương nhớTa khẽ hỏi đưa người hay thầm người đưa taNgười về người về đâu nhớ ta chăngNgười ơi mỗi lá thu rơi làm ta bâng khuângNhư áng mây chiều lam trong sươngBước đi âm thầm lòng buồn như chiều rơiNghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài.Gợi lòng thương nhớ ai nhiều.”Xin ghi lại vài dòng kỷ niệm với Nhạc sĩ Anh Việt Thu.Adelaide, đầu năm 2016Nguồn: http://www.namuctuanbao.com.au/permanent/1030/truyenNgan/truyenngan_14.php

Alternate Text Gọi ngay