Nhóm công ty là gì? Đặc điểm pháp lý của nhóm công ty

Khái niệm nhóm công ty? Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty? Các hình thức nhóm công ty? Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty? Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

    Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều mô hình công ty để mọi người có thể lựa chọn để thành lập doanh nghiệp. Mỗi loại hình có các ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, để có thể đứng vững trên thị trường khốc liệt thì các công ty liên kết, chi phối nhau để hình thành nên các nhóm công ty có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

    Ở nước ta hiện nay khi nhắc những cái tên như tập đoàn viễn thông quân đội viettel, tổng công ty điện lực, tổng công ty cà phê Việt Nam, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn Massan và còn rất nhiều các tên nổi tiếng khác trong hoạt động kinh doanh hiện nay tiêu biểu cho mô hình nhóm công ty.

    Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    1. Khái niệm nhóm công ty:

    Liên kết hình thành nhóm công ty là xu hướng tất yếu khách quan trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thì trường. Những yếu tố cơ bản như nhu cầu phân tán rủi ro, nhu cầu tích tụ và tập trung vốn, phân công lao động xã hội và sự chi phối mạnh mẽ từ quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy hoạt động lên kết hình thành nhóm công ty. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

    Xem thêm: Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty, tập đoàn kinh tế

    2. Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty:

    – Nhóm công ty đưuọc hình thành trên cơ sở liên kết giữa các công ty thành vên. Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Liên kết giữa các công ty để hình thành nhóm công ty dựa trên ý chí tự nguyện của chính công ty đó.

    Các công ty độc lập, nhân danh chính mình để thực hiện hành vi liên kết. Tuy nhiên trong một số trường hợp do điều kiện cạnh tranh cũng như ảnh hưởng tới tíh tự nguyện liên kết, quy luật cạnh tranh trong nên kinh tế sẽ buộc các doanh nghiệp phải liên kết với nhau nhằm tạo lập, duy trì, phát triển tối đa nguồn lực của doanh nghiệp đó.

    Dựa trên tính chất ngành nghề, các nhớm công ty được hình thành: nhóm công ty liên kết theo chiều ngang; nhóm công ty liên kết theo chiều dọc; nhóm công ty liên kết hỗn hợp.

    Dựa vào phương thức hình thành, các nhóm công ty chia thành: nhóm công ty liên kết cứng; nhóm công ty liên kết mềm; nhóm công ty liên kết trên cơ sở xác lập thống nhất tài chính và kiểm soát tài chính.

    – Nhóm công ty có tên riêng, có trụ sở riêng. Tên riêng của nhóm để chỉ một tập hợp các công ty độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế. Tên riêng của nhóm để phân biệt giữa nhóm công ty với các công ty trong nhóm và phân biệt nhóm công ty này với nhóm công ty khác. Nhóm công ty có trụ sở ổn định, rõ ràng. Trụ sở của nhóm công ty là nơi để thực hiện hoạt động quản trị nhóm công ty nói chung và các công ty trong nhóm nói riêng.

    – Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng. Mỗi công ty trong nhóm là một chủ thể với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp của các công ty tạo thành nhóm không hướng đến việc hình thành một tổ chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình liên kết nhằm tối đa hóa lợi ích của từng công ty kinh doanh độc lập. Vì vậy, nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, sự vận hành của nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên.

    Nhóm công ty hình thành từ sự liên kết những không xuất phát từ quá trình góp vốn chung, vì vậy nhóm công ty không nhận sự chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các công ty thành viên nên không có  tài sản chung. Các công ty thành viên thực hiện nghãi vụ đóng góp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy quản trị nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết cho hoạt động của nhóm.

    Xem thêm: Thực trạng về nhóm công ty ở Việt Nam hiện nay

    3. Các hình thức nhóm công ty:

    Các hình thức nhóm công ty bao gồm: tổ hợp công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế và một số hình thức khác.

    Điều 194 Luật doanh nghiệp quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:

    “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

    1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.”

    Tổ hợp công ty mẹ – công ty con là tổ hợp các công ty theo đó một công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông hoặc có quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị.

    Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập và quy mô lớn, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sát nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ và thị trườn tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công ty con.

    Xem thêm: Quyết toán phần thu nhập chịu thuế tính trước với công ty mẹ

    4. Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty:

    Hiện nay, tại chương 8 bắt đầu từ điều 194 đến điều 197 của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì nhóm công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

    Hiện nay, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì có các loại hình doanh nghiệp bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có sự liên kết với nhau tạo thành nhóm công ty. Hiện nay, nhóm công ty thường tồn tại dưới các hình thức công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Các công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và các nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

    Khi tổ chức theo mô hình nhóm công ty thì có những ưu điểm nhằm phát triển đa dạng cho nền kinh tế thị trường như sau:

    + Các công ty mẹ con có địa vị pháp lý độc lập  hực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập. tự chủ, sáng tạo , tự định đoạt để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công ty.

    + Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thì các công ty con có thể nâng cao vị thế của mình một cách dễ dàng nhườ có sức mạnh của công ty mẹ, của tập đoàn trong thị trường.

    + Khi tổ chức theo mô hình nhóm công ty thì các công ty có cơ hội mở rộng, củng cố, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao được doanh thu, lợi nhuận hơn so với các công ty cùng ngành nghề nhằm tăng khả năng cạnh tranh cao, giảm thiểu và phân tán rủi ro.

    + Các công ty có thể chủ động trong việc tái cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trong việc bố trí tổ chức cơ cấu của doanh nghiệp bằng việc mua bán phần vốn góp, cổ phần trong các công ty con theo quy địn của luật doanh nghiệp.

    + Tạo điều kiện cho việc quản lý của công ty mẹ quản lý các công ty con một cách thường xuyên để có thể nắm bắt chính xác tình hình sản xuất kinh doanh tại đây.

    Ngoài ra, mặc dù có nhiều ưu điểm thì khi tổ chức theo mô hình nhóm công ty thì cũng không tránh khỏi những nhược điểm như sau:

    + Khi hình thành nên các tập đoàn, các nhóm công ty dẫn đến việc thâu tóm thị trường có thể gây nên hiện tượng lũng loạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Tạo ra môi trường kinh doanh không tốt trong nền kinh tế.

    + Các công ty con có thể bị phụ thuộc vào các công ty mẹ cho nên rất khó để phát triển mục tiêu và các mục đích khác của tập đoàn.

    + Do các công ty con và các công ty mẹ có tư cách pháp nhân hoạt động độc lập nên cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhóm công ty, của cả tập đoàn nếu các công ty chỉ quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học sẽ dẫn đến  nguy cơ gây mất việc làm của những người lao động.

    Xem thêm: Thành phần của nhóm công ty

    5. Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty:

    Hiện nay, các liên kết trong nhóm công ty rất đa dạng bao gồm những loại như liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết hỗn hợp, liên kết cứng…

    Thông thường thì các liên kết ngang là sự kết hợp giữa các công ty trong cùng một ngành, có các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nhau và có thể sử dụng chung một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả tạo ra sự cạnh tranh cao.

    Liên kết dọc có một sự khác biệt so với các liên kết ngang nó là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi công ty đảm nhận một hoặc một số công đoạn của dây chuyền sản xuất đó để tạo ra các sản phẩm cuối cùng.

    Ngoài ra, còn một liên kết nữa tổng hợp hai loại liên kết trên là liên kết hỗn hợp (vừa là liên kết ngang, vừa là liên kết dọc) là dạng liên kết giữa các công ty trong ngành hoặc đa ngành.

    Thông thường thì các công ty này liên kết với nhau trên cơ sở chủ yếu là nắm giữ vốn. Có thể thấy trong mô hình công ty mẹ con thì ngoài liên kết cứng hay còn gọi là liên kết về vốn thì có liên kết với nhau bằng bí mật công nghệ, bí quyết kinh doanh, thị trường, thương hiệu tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty cụ thể theo từng thời kỳ.

      Alternate Text Gọi ngay