Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt Không Ngứa Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm?
Nổi mẩn đỏ khắp người nên ăn gì và kiêng gì? có được tắm không?
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa có nguy hiểm không?
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ trên da kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu. Cũng có trường hợp bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nổi mẩn đỏ khắp người hiệu quả hoàn toàn tự nhiên.
Mục Lục
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ trên da là tình trạng rất dễ gặp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau kích hoạt. Nhiều người thường chủ quan và không để ý tới khi những vết mẩn không kèm theo dấu hiệu ngứa hay những biểu hiện toàn thân.
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa đôi khi chỉ là sự kích ứng bình thường nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Hiện trạng này có thể sẽ liên quan đến một số vấn đề được đề cập dưới đây:
1. Dị ứng gây nổi mẩn đỏ không ngứa hoặc ngứa
Dị ứng là một vấn đề rất dễ bị kích hoạt vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là do cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Thông thường, khi có phản ứng dị ứng xuất hiện thì trên da thường xuất hiện các mẩn đỏ.
Tình trạng phát ban da có thể kèm theo các dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, tình trạng nổi mẩn lại không gây ngứa hay kèm theo các dấu hiệu khác.
Dị ứng có thể do các tác nhân sau gây nên:
- Thực phẩm dễ gây kích ứng
- Thời tiết thất thường
- Hóa mỹ phẩm
- Yếu tố dị nguyên
2. Hiện tượng giãn mạch khiến da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa
Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa ngáy hay gây sốt. Hiện tượng giãn mạch thường xuất hiện ở các vùng da mỏng, dễ tổn thương. Điển hình nhất là vùng da mặt, khóe chân hay mặt sau ngoài đùi và bắp chân.
Với bệnh giãn mạch, khi bạn dùng ngón tay ấn vào thì các vết mẩn đỏ có thể biến nhất nhưng bỏ ngón tay ra thì da lại bị đỏ. Quan sát sẽ dễ thấy, trong các vết mẩn sẽ có các mạch máu giãn ra với hình thù như mạng nhện. Hiện tượng giãn mạch thường khiến cho sắc tố da thay đổi, da sẽ thẫm màu hơn so với các vị trí khác.
3. Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa do rôm sảy
Bệnh rôm sảy là vấn đề về da thường kích hoạt nhiều hơn ở đối tượng trẻ sơ sinh so với người lớn. Bệnh lý này sẽ khởi phát khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn hay hoạt động quá nhiệt tình trong những ngày thời tiết nóng bức.
Tình trạng nổi mẩn đỏ do rôm sảy thường hay xuất hiện ở những vùng da dễ tiết mồ hôi như cổ, ngực, nách và các vùng da có nếp gấp… Mẩn đỏ có thể kèm theo tình trạng ngứa hoặc không. Nếu không bị ngứa thì vùng da tổn thương vẫn sẽ gây cảm giác châm chích, khó chịu.
Bệnh nổi rôm sảy thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, với các dạng rôm sảy mủ dễ xuất hiện nhiễm trùng thì bạn cần nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế để can thiệp kịp thời.
4. Viêm mao mạch dị ứng gây nổi chấm đỏ trên chân, tay
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự dị ứng xuất hiện tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch, có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biển nhất là ở trẻ em. Bệnh lý này còn được gọi với nhiều tên khác như ban xuất huyết dạng thấp, hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch…
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên cơ chế khởi phát của bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, khi làm sinh thiết sẽ thất có sự lắng đọng kháng thể IgA.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người. Các vết mẩn sẽ xuất hiện nhiều hơn ở cánh tay, mặt duỗi của tay chân, quanh mắt cá chân, mông, đùi… Vết mẩn không gây ngứa và nổi lên trên bề mặt da, có thể kèm theo bọng nước, bầm máu và đôi khi là ban hoại tử. Những triệu chứng nói trên rất dễ nhầm lẫn với các hiện trạng khác như lupus ban đỏ hay xuất huyết giảm tiểu cầu.
5. Mề đay
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa cũng có thể chỉ là dấu hiệu của hiện tượng nổi mề đay. Đây là một trong những phản ứng viêm da thường gặp có thể là do:
- Vấn đề dị ứng: thức ăn, hóa mỹ phẩm…
- Tác dụng phụ của thuốc như kháng sinh, aspirin, ibuprofen…
- Vấn đề di truyền
- Do các bệnh lý: bệnh tuyến giáp tự miễn, lupus ban đỏ…
Tình trạng nổi mẩn đỏ do mề đay có thể chỉ xuất hiện trong khoảng vài ngày nhưng cũng có những trường hợp kéo dài cả tuần. Vết mẩn có thể ngứa hoặc không nhưng sẽ đi kèm với những biểu hiện khác như xuất hiện mụn nước, khó thở và nguy hiểm nhất là phát sinh nhiễm trùng.
Hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa có thể còn do nhiều vấn đề bệnh lý khác kích hoạt nên. Ví dụ như do nhiễm ký sinh trùng, mắc bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục… Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để xác định đúng vấn đề đang gặp phải và điều trị đúng cách.
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa có nguy hiểm không?
Để xác định được tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa có nguy hiểm hay không phải dựa vào nguyên nhân gây ra nó. Trong trường hợp, nổi mẩn đỏ do các vấn đề như dị ứng hay mề đay hoặc bệnh rôm sảy thì thường chỉ gây ra tổn thương trên da, dễ khắc phục. Với nhóm nguyên nhân này, vấn đề chỉ trở nên nghiêm trọng khi có các phản ứng viêm khát sinh có thể khiến da bị tổn thương nặng, thậm chí là vĩnh viễn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm mao mạch dị ứng thì bạn cần cẩn trọng. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh lý này.
Nếu bệnh không thể kiểm soát tốt, bạn rất dễ gặp phải biến chứng ở khớp, đường tiêu hóa hay thận. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây viêm cơ tim, viêm tinh hoàn rất nguy hiểm. Đặc biệt, nổi mẩn đỏ ở mặt do dị ứng, mề đay có thể gây viêm và tổn thương da ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sẹo khó khắc phục.
Khi nào nên thăm khám bác sĩ
Nổi mẩn đỏ không sốt không ngứa có thể chỉ là một kích ứng bình thường trên da nhưng đôi khi nó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý.
Tốt nhất, bạn nên sớm thăm khám trong các trường hợp sau:
- Sau 2 ngày các vết mẩn đỏ trên da không biến mất
- Xuất hiện mụn nước kèm theo các vết mẩn
- Có phản ứng viêm xuất hiện trên da
- Các biểu hiện khác đi kèm: khó thở, đau bụng, buồn nôn…
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng bạn gặp phải, đồng thời chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị tương thích nhất.
Điều trị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Để khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa cần xác định rõ nguyên nhân kích hoạt. Và tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có phương án khắc phục khác nhau.
1. Điều trị dị ứng, mề đay, rôm sảy
Đây là những bệnh lý gây kích ứng ngoài da không khó để khắc phục. Tuy nhiên, bạn cần sớm phát hiện và điều trị để tránh làm nặng nề thêm những tổn thương trên da.
Thông thường để giúp làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người do nhóm nguyên nhân này kích hoạt, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc bôi ngoài da. Điển hình nhất là thuốc mỡ hay các loại kem bôi da có chứa steroid.
Đối với bệnh rôm sảy, thuốc Anhydrous lanolin sẽ có thể được dùng với mục đích ngăn ngừa tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi. Còn đối với vấn đề mề đay dị ứng thì thuốc kháng Histamine thường được sử dụng kèm theo thuốc điều trị tại chỗ để cải thiện nhanh hơn triệu chứng. Bạn nên lưu ý rằng, tất cả mọi loại thuốc đều phải được dùng đúng theo hướng dẫn y khoa.
Ngoài ra, để tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa sớm khắc phục, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Vệ sinh da đúng cách
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng
- Lựa chọn trang phục, quần áp phù hợp với thời tiết
- Dưỡng ẩm cho da, nhất là vào mùa đông
- Bổ sung đầy đủ nước cũng như các thực phẩm giàu vitamin C, E, omega-3… cho cơ thể
2. Điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa do bệnh viêm mao mạch dị ứng kích hoạt là tình trạng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bởi cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh lý này. Mục đích chính của điều trị là khắc phục triệu chứng và kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định mức độ bệnh bằng những xét nghiệm như:
- Xét nghiêm công thức máu
- Chức năng đông máu
- Xét nghiệm creatinin, ure
- Phân tích nước tiểu
- Sinh thiết thận hoặc da
Đối với bệnh viêm mao mạch dị ứng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các thuốc sau để kiểm soát triệu chứng:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm không steroid
- Corticoid
- Thuốc ứng chế miễn dịch
- Kháng sinh
*Lưu ý: Bác sĩ sẽ căn cứ vào hiện trạng bệnh, độ tuổi và cơ địa người bệnh để kê toa thuốc với liều lượng thích hợp. Bạn cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không tự ý thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được chỉ dẫn. Thường xuyên tái khám theo yêu cầu bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh tình. Trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ, nhờn thuốc, kháng thuốc, hại gan, thận.
3. Chữa nổi mẩn đỏ khắp người tại nhà theo dân gian
Trước tác dụng phụ khi sử dụng kem bôi, thuốc uống Tây y, nhiều người bệnh tin dùng các mẹo dân gian nhằm giảm tình trạng nổi mẩn, ngứa khó chịu trên da. Một số mẹo dân gian được áp dụng bao gồm:
-
Dùng lá trà xanh chữa nổi mẩn đỏ trên da không ngứa: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, vò nát, cho vào bình và đổ nước sôi vào. Để ủ 10 – 15 phút thì gạn lấy nước, ngâm rửa vùng da bị nổi mẩn khi nước còn ấm.
-
Chữa nổi mẩn đỏ ở tay và chân bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm khoảng 7 – 9 lá trầu không, rửa sạch, vò nát. Cho vào nồi đun sôi cùng 1 – 2 lít nước. Gạn lấy nước khi còn ấm, pha thêm chút muối để sát khuẩn, giảm triệu chứng nổi chấm đỏ trên chân, tay.
-
Cây sài đất chữa rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ở cổ, toàn thân: Lấy 1 nắm cây sài đất, rửa thật sạch, đun sôi với nước để tắm cho bé khi có biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da.
Lưu ý: Chữa nổi mẩn đỏ khắp người bằng các mẹo dân gian tại nhà giúp giảm nhẹ các triệu chứng nhưng thường không có tác dụng điều trị. Sau khi ngừng chữa trị các biểu hiện nổi mẩn tái phát nhanh chóng. Vì vậy, nếu áp dụng chữa nổi mẩn đỏ bằng thảo dược, người bệnh cần có giải pháp hoàn chỉnh, kết hợp nhiều vị thuốc và theo nguyên tắc bài bản.
4. Chữa nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa bằng Đông y
Nổi mẩn đỏ khắp người 1 lần không có gì đáng lo nhưng nổi mẩn đỏ tái phát liên tục thì bạn cần quan tâm chữa trị ngay. Theo Đông y hầu hết các bệnh lý gây tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa hoặc ngứa trên da xuất phát từ sự suy yếu của tạng phủ, nhất là tạng can. Sự suy yếu này khiến các yếu tố phong tà, thấp, nhiệt dễ dàng xâm nhập, uất tích dưới da mà gây các biểu hiện phản ứng trên da.
Do đó, các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược phát huy nguyên tắc trị bệnh từ căn nguyên, loại bỏ triệu chứng, tăng cường chức năng gan, thận, tăng cường miễn dịch, đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, phát huy công năng giải độc và thải độc cơ thể. Khi các yếu tố nguyên nhân được thải loại tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa, không sốt hoặc ngứa được đẩy lùi và ngăn chặn tái phát.
Bài thuốc thảo dược Đông y điều trị nổi mẩn đỏ khắp người hiệu quả và an toàn
Kế thừa trọn vẹn tinh hoa YHCT từ nhiều bài cổ phương bản địa và hoàng cung, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc được đánh giá là giải pháp hàng đầu cho các bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng da. Tiêu ban giải độc thang sở hữu những ưu điểm vượt trội về chất lượng, hiệu quả và mức độ an toàn như:
Tiêu ban Giải độc thang hòa quyện tinh hoa YHCT và nghiên cứu bài bản
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị đầu tiên và duy nhất kết hợp song song công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bài thuốc, áp dụng trực tiếp vào khám chữa bệnh bằng YHCT. Công tác nghiên cứu, sưu tầm giá trị các bài thuốc dân tộc đã giúp Trung tâm bảo lưu hơn 100 công thức bài thuốc quý. Tiêu ban Giải độc thang chuyên trị mề đay, mẩn ngứa được hoàn thiện từ những bài thuốc cổ phương được sưu tầm.
Thông qua công trình nghiên cứu nghiêm túc và bài bản, các bác sĩ tại Trung tâm đã cân nhắc lựa chọn, gia giảm thảo dược cho phù hợp với sự thay đổi kháng thể của người hiện đại, dược lý của thảo dược. Công thức Tiêu ban Giải độc thang là công sức miệt mài nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ trong nhiều năm. Trực tiếp nghiên cứu, trực tiếp điều trị nên các bác sĩ áp dụng bài thuốc một cách linh hoạt và chính xác với hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Tiêu ban Giải độc thang cho hiệu quả toàn diện
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo 2 bài thuốc nhỏ Bình can hoàn và Giải độc hoàn mà Tiêu ban Giải độc thang mang lại công dụng toàn diện. Bài thuốc đặc biệt hiệu quả với các chứng nổi mẩn đỏ khắp người do dị ứng, mề đay hay các vấn đề về chức năng gan, bệnh da liễu.
Bài thuốc Bình can hoàn bao gồm các thảo dược: Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần, Diệp hạ châu, Hồng hoa, Bách bộ, Xích đồng, Ngải cứu… Các vị thuốc Nam quen thuộc có tác dụng bổ gan, mát gan, thông mật, hoạt huyết, tăng cường tính năng giải độc gan. Khi chức năng gan và hệ miễn dịch được cải thiện giúp chống lại tác nhân gây nổi mẩn đỏ khắp người.
Giải độc hoàn kết hợp các vị thuốc được xem là “vị chủ” trong rất nhiều các bài thuốc có tác dụng giải độc, hóa ứ, tiêu viêm, chống dị ứng, loại bỏ triệu chứng mề đay, mẩn ngứa như: Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Hồng hoa, Cải trời…
Tiêu ban Giải độc thang hiệu quả toàn diện lâu dài, ngăn tái phát. Hiệu quả điều trị thực tế trên 100 bệnh nhân cho kết quả khả quan với hơn 90% bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng sau 2 – 3 liệu trình, không tái phát bệnh trong nhiều năm sau điều trị.
Tiêu ban Giải độc thang an toàn không tác dụng phụ
Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc là sử dụng hoàn toàn dược liệu sạch, có nguồn gốc từ hệ thống các vườn thuốc Nam thuộc dự án phát triển dược liệu chuẩn sạch GACP – WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Sự linh hoạt trong phép chữa của Tiêu ban Giải độc thang cho phép bác sĩ gia giảm vị thuốc phù hợp với thể trạng, thể bệnh gặp phải.
Nhờ vậy, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ. Tiêu ban Giải độc thang phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh trong đó có nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa, mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, dị ứng da ở trẻ em, người lớn, phụ nữ sau sinh. Với dịch vụ sắc thuốc, bào chế thuốc dưới dạng cao tinh chất theo nhu cầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc, việc sử dụng thuốc Đông y trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết.
Nổi mẩn đỏ khắp người nên ăn gì và kiêng gì? có được tắm không?
Khi gặp tình trạng da thường xuyên nổi mẩn đỏ khắp người, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất là thực phẩm người bệnh nên bổ sung. Một số loại thực phẩm giúp thanh nhiệt như bí đao, trà xanh, cam… giúp giảm nhẹ các triệu chứng mẩn ngứa. Đồng thời, uống nhiều nước, bổ sung nước ép trái cây cũng là cách để bạn kiểm soát tính trạng khô da, bong tróc do mẩn ngứa.
Người bệnh tránh ăn các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh… Các loại thực phẩm này có thể làm kích hoạt phản ứng ngứa, nổi mẩn và viêm da khiến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nặng hơn.
Ngoài ra, khi bị ngứa do nổi mẩn, bạn nên hạn chế gãi để tránh làm tổn thương da. Kiêng tiếp xúc với hóa chất, hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm, các loại mỹ phẩm… Có chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh căng thẳng tinh thần.
Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ chăm sóc da tại nhà. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gió và nước lạnh, bảo vệ cơ thể trước những ngày thời tiết thay đổi. Tắm bằng nước ấm hàng ngày cũng là cách để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa là vấn đề bạn cần chú ý bởi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hãy sớm liên hệ ngay với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được được bác sĩ YHCT xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả hoàn toàn từ thảo dược.
Xem thêm: Video bác sĩ Lệ Quyên tư vấn về bệnh mề đay và cách điều trị hiệu quả nhất