Nổi Mụn Đỏ, Đốm Đỏ Trên Da Không Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý | Eucerin

Nổi mẩn đỏ, mụn đỏ là biểu hiện của bệnh gì?

Mụn đỏ trên da xuất hiện cơ thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh. Tùy vào mức độ nổi mẩn đỏ mà bạn có thể đoán biết nguyên nhân gây mụn để có phương pháp can thiệp kịp thời.

1. Dị ứng

Dị ứng làm nổi mụn đỏ trên da

Dị ứng làm nổi mụn đỏ trên da (Nguồn: Internet)

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến da nổi mẩn đỏ. Nhiều tác nhân gây dị ứng thường gặp như thành phần độc hại trong mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc, thời tiết,… Khi cơ thể bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất ra một lượng Histamin khiến cơ thể nổi mẩn.

2. Mề đay

Mề đay cũng làm cho các lằn hoặc mụn đỏ trên da xuất hiện nhiều hơn. Mề đay có thể là do tác động từ môi trường, nhất là sự thay đổi thời tiết đột ngột. Kích thước mề đay không đồng nhất mà to, nhỏ khác nhau và nằm rải rác ở nhiều vùng da trên cơ thể như bụng, lưng, bắp tay, bắp chân,…

3. Rôm sảy

Mẩn đỏ do rôm sảy

Mẩn đỏ do rôm sảy (Nguồn: Internet)

Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, mụn đỏ trên da cũng sẽ xuất hiện. Nguyên nhân chính là do trời nóng khiến mồ hôi tiết nhiều kết hợp với bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da bị viêm đỏ. Khi thời tiết mát mẻ thì hiện tượng rôm sảy cũng sẽ biến mất.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt

4. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các tế bào cơ thể là yếu tố tấn công nên sản xuất ra kháng thể để chống lại. Một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh là nổi mụn đỏ trên da. Theo thống kê, ¾ bệnh nhân bị Lupus ban đỏ xuất hiện triệu chứng này.

>>> Xem thêm: Mụn đỏ ở má

5. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu. Nhiều trẻ em sinh ra đã bị bệnh này và phải sống chung đến lúc trưởng thành. Viêm da cơ địa làm xuất hiện mụn đỏ trên da, khiến da khô, nứt nẻ, bong tróc, dày sừng và ngứa ngáy.

6. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã cũng thường đi kèm với dấu hiệu mụn đỏ trên da xuất hiện. Ngoài ra, bệnh còn đi kèm với một số dấu hiệu khác như da tiết dầu nhiều hoặc bong tróc các vảy màu trắng. Viêm da tiết bã thường là căn bệnh mãn tính nên không điều trị được dứt điểm mà các phương pháp can thiệp chỉ có thể ngăn ngừa triệu chứng, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.

>>> Xem thêm: Mụn bọc ở trán

7. Vảy nến

Mụn đỏ còn là triệu chứng của bệnh vảy nến

Vảy nến cũng làm xuất hiện mẩn đỏ trên da (Nguồn: Internet)

Vảy nến cũng là bệnh da liễu mãn tính mà người bệnh phải sống chung. Bệnh này xuất hiện có thể là do rối loạn hệ miễn dịch. Vảy nến có nhiều dạng khác nhau trong đó có vảy nến đỏ với biểu hiện là nổi mụn đỏ trên da.

>>> Xem thêm: Mụn bọc chai cứng

8. Viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa và bụi bẩn tích tụ, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lúc này, các nang lông sẽ sưng đỏ, tạo nên những mụn đỏ trên da. Nếu không được xử lý, các nang lông bị viêm sẽ hình thành mụn đầu trắng gây đau nhức.

>>> Xem thêm: Mụn đầu đen và sợi bã nhờn

9. Zona thần kinh

Mẩn đỏ là biểu hiện của bệnh Zona thần kinh

Mụn đỏ trên da cũng là biểu hiện của Zona thần kính (Nguồn: Internet)

Zona là bệnh lý do virus Varicella zoster xâm nhập vào cơ thể và trú ngụ tại các dây và hạch thần kinh. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt mụn đỏ, gây nóng rát, ngứa ngáy.

>>> Xem thêm: Mặt nổi mụn trắng nhỏ

10. Nhiễm virus siêu vi

Virus xâm nhập vào cơ thể gây mệt mỏi, sốt cao, kèm theo đó là hiện tượng phát ban, nổi mụn đỏ trên da. Bệnh có thể tự hết sau 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.

>>> Xem thêm: Các bước skincare cho da mụn

11. Bệnh lý về thận

Thận là những cơ quan bài tiết của cơ thể có nhiệm vụ lọc bỏ chất thải trong máu và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Trung bình, mỗi giờ 2 quả thận sẽ lọc khoảng 180 lít máu. Vì thế, khi chức năng thận gặp vấn đề hoặc mắc bệnh viêm thận, suy thận thì lượng độc tố không được lọc bỏ mà sẽ giữ lại và theo máu đi khắp cơ thể. Điều này sẽ làm xuất hiện các mụn đỏ trên da gây ngứa ngáy.

>>> Xem thêm: Da bị ngứa nổi mẩn đỏ trên mặt

12. Bệnh lý về gan

Gan cũng là một bộ phận có chức năng thải độc. Khi cơ thể mắc bệnh lý về gan như viêm gan, suy gan, ung thư gan thì quá trình đào thải độc tố cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và phát tác ra ngoài, biểu hiện dễ thấy nhất là xuất hiện mụn đỏ trên da, da thâm sạm.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng

13. Bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận sản sinh các hormone cho cơ thể. Khi mắc bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Vì thế, trên da sẽ xuất hiện những dấu hiệu như khô ráp, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau nhức.

14. Nhiễm giun, sán 

Giun, sán xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc qua da. Giun, sán ăn hết các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể và làm xuất hiện mụn đỏ trên da. Do đó, bất kỳ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn đều nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Alternate Text Gọi ngay