Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Những nguyên nhân cần biết

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn

  • Ban xuất huyết Henoch-Schonlein

    (HSP): Đây là tình trạng viêm mạch ở da, hệ tiêu hóa, thận và khớp. Máu rò rỉ qua các mạch máu nhỏ vào da được gọi là ban xuất huyết, có thể có màu đỏ hoặc tím. Ban xuất huyết được xuất hiện ở chân.

  • Viêm nút quanh động mạch (PAN): Đây là một loại viêm mạch máu ảnh hưởng đến da, thận và tim với đặc điểm là sốt, mệt mỏi, đau cơ và khớp. Da có thể có nổi mẩn ngứa, sưng tấy, loét, nổi hạch dưới da.

  • Hồng ban đa dạng: Đây là phát ban ảnh hưởng đến da và niêm mạc bên trong miệng do tiếp xúc với thuốc hoặc nhiễm trùng. Bệnh được đặc trưng bởi phát ban đỏ, sẩn phù và bọng nước.

  • Các bệnh nhiễm virus khác: Bao gồm adenovirus, sởi và rubella.

  • Erythema marginatum: Đây là một dạng phát ban hiếm gặp với đặc trưng vết phát ban hình tròn, phần tâm màu hồng nhạt và phần rìa ngoài đỏ hơi gồ lên.

  • Sốt phát ban Rocky Mountain: Đây là chứng phát ban do nhiễm vi khuẩn lây lan qua bọ ve. Phát ban xuất hiện đầu tiên ở cổ tay và mắt cá chân, sau đó người bệnh sẽ có biểu hiện sốt và đau đầu.

  • U hạt vòng: Bệnh đặc trưng bởi các nốt tròn màu đỏ, nhỏ, sần xếp thành chuỗi hình tròn hoặc hình vòng cung, phân bố trên mặt sau của cẳng tay hoặc bàn chân.

  • Mụn rộp trên da (Herpes da): Đây là các mụn nước chứa đầy chất lỏng được bao quanh bởi phát ban đỏ, nổi rõ hơn khi mụn nước vỡ ra. Những mụn nước này thường xuất hiện ở vùng bán niêm mạc như vùng môi, vùng sinh dục.

Bị nổi đốm đỏ trên da không ngứa do các tình trạng nhiễm trùng

da nổi đốm đỏ không ngứa

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa như:

  • Nhiễm nấm: Hắc lào là một bệnh nhiễm nấm da với biểu hiện các ban hình tròn phần rìa ngoài đỏ. Điều trị bệnh bao gồm thuốc mỡ và thuốc chống nấm.

  • Bệnh zona thần kinh hay còn gọi giời leo: Đây là một chứng phát ban gây đau có thể xuất hiện với các vết phồng rộp hình thành ở một bên mặt hoặc cơ thể. Vì đây là phát ban do virus nên các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc uống chống virus.

Da nổi đốm đỏ không ngứa do dị ứng (tất cả tình trạng dị ứng đều ngứa vì cơ chế nên không bao giờ là không ngứa cả) phần này nên bỏ

Các tình trạng dị ứng phổ biến có thể gây ra các đốm đỏ trên da như:

  • Viêm da tiếp xúc

    : Dị ứng với nhựa mủ, côn trùng (muỗi, ve) cắn và tã lót (hăm tã ở trẻ em) là những yếu tố chính gây viêm da tiếp xúc. Điều trị thường liên quan đến việc sử dụng thuốc uống kháng histamine và kem bôi tại chỗ để giảm ngứa, chẳng hạn như kem dưỡng da có chứa calamine hoặc kem dưỡng ẩm có steroid (hydrocortisone).

  • Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các phát ban đỏ. Những loại thực phẩm phổ biến dễ gây dị ứng như cá, hải sản có vỏ, đậu phộng và các loại hạt, quả óc chó. Thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ em như trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành và lúa mì.

  • Phát ban do thuốc: Dị ứng thuốc cũng có thể gây ra các đốm đỏ trên da không ngứa. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và thấy có phát ban, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh thuốc mới phù hợp hơn.

  • Viêm da dị ứng

    : Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Viêm da dị ứng thể biến mất theo thời gian hoặc tồn tại vĩnh viễn với các đợt bùng phát trong suốt cuộc đời của một người. Điều trị viêm da dị ứng nhằm mục đích kiểm soát các cơn bùng phát và giữ ẩm cho da.

Alternate Text Gọi ngay