Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt – Asanzo Việt Nam

Vài năm trở lại đây, trên thị trường hàng điện tử, điện lạnh xuất hiện thương hiệu tivi và máy lạnh mới toanh: Asanzo. Ông chủ thương hiệu đó chính là doanh nhân Phạm Văn Tam. Sinh năm 1980 tại Quảng Ninh, anh được biết đến như một hình mẫu doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công bằng sự học hỏi, trau dồi thực tế. Chỉ học hết lớp 12, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Đến nay anh đã có 20 năm lăn lộn với lĩnh vực kinh doanh hàng điện tử.

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người ViệtÔng chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt

Công ty cổ phần Asanzo được Phạm Văn Tam thành lập năm 2013, đầu tư dây chuyền lắp ráp tivi 20 triệu USD.

Nhờ uy tín tạo dựng được từ thời tham gia kinh doanh linh kiện máy móc nhập khẩu, anh đã được nhà cung cấp Nhật Bản ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Hàng tháng, phía đối tác cử chuyên gia sang Việt Nam hướng dẫn cho đội ngũ kỹ thuật của Công ty.

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt

Hiện Asanzo có 3 nhà máy: 2 nhà máy ở TP.HCM, 1 nhà máy ở Hải Dương với công suất riêng mặt hàng tivi là 2.500 chiếc/ngày, kế hoạch tới đây sẽ tiếp tục đầu tư nhà máy rộng 17.000 m2 tại Củ Chi, với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng trong năm 2018. Ngoài mặt hàng tivi, chiếm 70% doanh số, Công ty còn có thế mạnh về quạt làm mát.

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người ViệtÔng chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt
Chia sẻ về lý do đầu tư sản xuất tivi, anh Tam cho biết, trong quá trình khảo sát thị trường, anh nhận thấy, tại các miền quê vẫn còn nhiều hộ gia đình mong muốn sở hữu một chiếc tivi đảm bảo chất lượng, nhưng mức giá vừa phải.

Ngay ở các thành phố lớn, công nhân tại các khu công nghiệp hay người lao động có thu nhập thấp vẫn còn tâm lý khao khát sở hữu một chiếc tivi.Bằng kinh nghiệm đúc kết và trực giác mách bảo, sau hơn 10 năm lăn lộn trong ngành, Phạm Văn Tam quyết định đây chính là thị trường rộng lớn mà mình phải chinh phục.

Tất nhiên, để có được thành công như ngày hôm nay, Phạm Văn Tam cũng trải qua không ít thất bại. Năm 2007, anh thành lập Công ty Fujiko, doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm gia dụng, nhưng không thể phát triển và đóng cửa sau 2 năm hoạt động.

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người ViệtÔng chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt
Năm 2009, anh lại thành lập Công ty Supoviet, chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử gia dụng, nhưng rồi công ty này cũng phải ngừng hoạt động sau 4 năm…

Bài báo phỏng vấn doanh nhân Phạm Văn Tam về con đường kinh doanh của anh:

Thị trường hàng điện tử, điện lạnh Việt Nam đã có sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi hàng đầu trên thế giới. Nhiều tên tuổi lắp ráp tivi nội địa đình đám một thời cũng không trụ lại được, ông nhìn nhận thế nào về tiềm năng của thị trường mà Công ty mình đang tập trung?

Tôi cho rằng, tiềm năng của ngành điện tử, điện lạnh còn rất lớn. Ở mảng tivi, trong năm 2016, đã có hơn 3,5 triệu chiếc được bán ra trên toàn quốc, trong đó Asanzo bán được 500.000 chiếc. Theo số liệu của GFK, năm 2017, số lượng tivi tiêu thụ trên thị trường sẽ tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2016.

Sản phẩm máy lạnh cũng có mức độ tăng trưởng tương tự, thậm chí có xu hướng cao hơn, nhất là các dòng máy lạnh tiết kiệm điện (Inverter).

Trong đợt nắng nóng kỷ lục ở Hà Nội vừa qua, Công ty chúng tôi thường xuyên bị “cháy hàng” và một loạt sản phẩm máy lạnh, quạt làm mát phải chuyển hàng từ Sài Gòn ra.

Hơn nữa, phân khúc các sản phẩm dành cho nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, resort cũng còn rất tiềm năng trong bối cảnh ngành dịch vụ nói chung và bất động sản, du lịch nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nếu như doanh thu của Công ty năm 2015 đạt 1.200 tỷ đồng, thì năm 2016 tăng lên 2.500 tỷ đồng và dự kiến đạt 4.000 tỷ đồng trong năm 2017.

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người ViệtÔng chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt

Từ những thất bại của các thương hiệu Việt trong lĩnh vực điện tử, theo ông, có thể rút ra những bài học gì?

Không chỉ những thương hiệu hàng điện tử khác, mà ngay từ công ty mình, tôi rút ra được ba bài học lớn. Đó là sự linh hoạt trong kinh doanh, sự thấu hiểu sâu sắc thị trường và sự chú trọng vào việc phát triển thương hiệu bền vững.

Các công ty trước đây dù có lợi thế là công ty lớn, nhưng việc kém linh hoạt và không thay đổi liên tục về mẫu mã sản phẩm, chính sách bán hàng hay đơn giản là đề xuất các chương trình khuyến mại, tiếp thị theo thời cuộc.Từ đó, việc thấu hiểu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng cũng không thể nhạy bén bằng các doanh nghiệp nhỏ, chịu khó thị sát và sâu sát hơn với người dân khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Còn câu chuyện thương hiệu thì không chỉ riêng ngành điện tử, đó là bài học lớn cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn hướng đến việc làm ăn lâu dài, bài bản.

Ông chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người ViệtÔng chủ Asanzo mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt

Và tâm nguyện lớn nhất của ông đó là trong vòng 5, 10 năm nữa thì Asanzo có thể làm được những sản phẩm tử tế cho người Việt.

Alternate Text Gọi ngay