Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo sữa mới nhất năm 2023
Lượt xem: 1244
Thị trường kinh doanh sữa tại Việt Nam được
đánh giá phát triển mạnh trong các năm tới, dự báo tăng tương đương 12,4% mỗi
năm cho đến 2031. Việc quảng cáo sữa được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo yếu tố
an toàn và chủ trương chỉ đạo của nhà nước về việc khuyến khích sử dụng sữa mẹ
cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cùng Khánh An tìm hiểu các quy định về
việc xác nhận quảng cáo sữa trong bài viết sau:
1.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
–
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành;
–
Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO SỮA
a) Phân loại các hình thức quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo:
– Quảng cáo sữa bằng hình ảnh thông qua poster, ảnh truyền thông, băng
dôn, standee, banner;
– Quảng cáo bằng hình ảnh kết hợp âm thanh, chữ viết … thông qua TVC,
video quảng cáo
– Quảng cáo bằng hình thức trực tuyến, quảng cáo trên sóng truyền hình.
3. CÁC NỘI DUNG BỊ CẤM TRONG QUẢNG CÁO SỮA
Cấm quảng cáo với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24
tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình
bú và vú ngậm nhân tạo.
4. CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC TRONG QUẢNG CÁO SỮA
Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
1. Nội dung quảng cáo sữa phải theo các nội dung đã công bố và được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy
xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Nội dung market quản cáo phải có các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên trên công bố sữa
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục và giấy phép công bố sữa nhập khẩu mới nhất
năm 2023
5. XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO SỮA
– Đối với hành vi Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi;
– Đối với hành vi quảng cáo sữa có nội dung không phù hợp với Giấy tiếp
nhận bản công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự
công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo, Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
– Đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho
trẻ mà thiếu một trong các nội dung sau đây, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng:
a) Tên sản phẩm;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên trên công bố sữa
– Đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng
tuổi mà không bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt
nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”;
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được
ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
– Các quy định khác vui lòng liên hệ Khánh An để được tư vấn chi tiết.
5. CÔNG VIỆC KHÁNH AN THỰC HIỆN
– Rà soát và đưa ý kiến về market quảng cáo của
khách hàng;
– Tư vấn pháp luật, hướng
dẫn chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cũng như hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục xác nhận nội dung
quảng cáo sữa;
Đại diện cho Khách hàng
nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như theo dõi quá trình xử lý
hồ sơ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục giấy phép để sản xuất và buôn bán bánh kẹo
năm 2023
Đăng ký lưu hành filler va botox nhập khẩu năm 2023
Những quy định về xin xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ
gia thực phẩm
Thông tin
liên hệ
CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Số 227 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: [email protected]
Website: https://khanhanlaw.com/