SK Group – ‘ông lớn’ chuộng thị trường Việt là ai?

SK Group – ‘ông lớn’ chuộng thị trường Việt là ai?

SK Group là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc, hoạt động trong một loạt lĩnh vực từ viễn thông đến hóa chất.

SK Group là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc, hoạt động trong một loạt lĩnh vực từ viễn thông đến hóa chất.

s4reutersmedia1553228687767115-6410-5781-1617765869_680x0

SK Group là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc.  Ảnh: Yonhap.

Trong tuần qua, tập đoàn SK Group đã mua lại 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce (VCM) với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD. Với thương vụ này, VCM được định giá 2,5 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu.

Ông Woncheol Park, Giám đốc Đại diện của SK South East Asia Investment – công ty thành viên của SK Group – cho biết: “Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ tích hợp online – offline (O2O) tại Việt Nam và kỳ vọng VinCommerce sẽ là một thành tố quan trọng thúc đẩy hiện đại hóa ngành bán lẻ. Chúng tôi tin rằng VinCommerce sẽ trở thành nhà bán lẻ tích hợp O2O hàng đầu Việt Nam trong tương lai. Thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của chúng tôi vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Một lần nữa, đây là giao dịch mang tính bước ngoặt đối với SK, tái khẳng định cam kết của chúng tôi với Masan Group và Việt Nam”.

SK Group hiện là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc đang mở rộng đầu tư vào thị trường Việt Nam, thông qua các thương vụ góp vốn, mua cổ phần.

Tháng 5/2020, SK Investment Vina III, đơn vị đầu tư trực thuộc tập đoàn SK Group, đã nhận chuyển nhượng 12,32 triệu cổ phiếu, tương đương 24,9% cổ phần của Imexpharm và trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.

11,3 triệu cổ phiếu được SK Investment Vina III mua lại từ Quỹ Dragon Capital. Phần còn lại đến từ một số quỹ khác như CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset…

Trước thương vụ này, SK Group đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám. Cụ thể, giữa năm 2019, SK Group chi ra khoảng 23.300 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) để mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu của VinCommerce.

Sau giao dịch, SK Group trở thành cổ đông ngoại lớn nhất, nắm giữ 6,15% cổ phần của Vingroup. Đây được xem là giao dịch M&A lớn nhất trong năm 2019, chiếm hơn 10% tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm đó.

Trước đó, vào tháng 9/2018, SK Group đầu tư 470 triệu USD mua lại toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ, để sở hữu 9,5% cổ phần của Masan Group, doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng trong nước. Trong thời gian ngắn, SK Group đã  đầu tư gần 1,5 tỷ USD vào hai doanh nghiệp tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.

Ngoài hai thương vụ trên, một công ty con khác của SK Group là SK Energy còn nắm hơn 5% cổ phần của PV Oil, trị giá gần 30 triệu USD.

Những thương vụ đầu tư liên tiếp biến SK Group trở thành một trong những nhà đầu tư ngoại lớn nhất tại Việt Nam, bên cạnh ThaiBev, GIC (Singapore), Mizuho Bank và nhóm các công ty quản lý quỹ như VinaCapital, KIM (Korea), Dragon Capital.

SK Group – ‘ông lớn’ chuộng thị trường Việt là ai?

Tập đoàn SK bao gồm 95 công ty con có chung thương hiệu SK và đều hoạt động theo hệ thống văn hóa quản lý của Tập đoàn có tên SKMS (SK Management System). Doanh nghiệp này đã đổi tên từ Tập đoàn Sunkyong thành Tập đoàn SK vào năm 1998.

Mặc dù các doanh nghiệp lớn nhất của SK chủ yếu tham gia vào các ngành công nghiệp hóa chất, dầu khí và năng lượng, SK Group cũng sở hữu nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động không dây lớn nhất Hàn Quốc (SK Telecom).

Screen Shot 2021-04-08 at 23.52.38

Top 10 doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc trong năm 2020.

SK là một tập đoàn đa ngành với các quy mô hoạt động như công nghệ viễn thông (SK Telecom), sản xuất đĩa nhạc và phim (hiện đang hợp tác cùng 3 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc là SM, YG và JYP), điều chế dược phẩm (SK là nhà phân phối thuốc lớn nhất ở Hàn Quốc và thường xuyên cung cấp miễn phí cho người dân ở CHDCND Triều Tiên hàng năm), khai thác vận chuyển dầu khí, kinh doanh bất động sản, khách sạn và trung tâm thương mại (Coex Mall đang được điều hành bởi SK).

Giá trị thị trường của tập đoàn này vào năm 2012 là 68 tỷ USD, trong đó cổ đông lớn nhất cũng là chủ tịch của tập đoàn hiện đang nắm giữ 30% cổ phần với giá trị lên đến 20,4 tỷ USD.

Theo 2 tạp chí Interbrand và BusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu SK đứng thứ 20 trong số các tập đoàn toàn cầu (14,9 tỷ USD) năm 2009.

Mức tăng trưởng kinh tế của tập đoàn đã đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế Hàn Quốc, chỉ tính riêng SK đã vượt 18,1% so với tổng lượng thu nhập của toàn quốc, đạt 31,2 tỷ USD năm 2007, và vượt 20,7% với 52,7 tỷ USD năm 2009.

Thêm nữa, khoản tiền thuế mà tập đoàn SK phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm 2009 là 5,2 ngàn tỷ won, hơn lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.

Vào tháng 3/2010, SK tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang chất bán dẫn bằng cách sáp nhập Hynix vào SK Hynix, nhà sản xuất chất bán dẫn bộ nhớ lớn thứ hai thế giới.

Năm 2015, doanh thu của SK Group đạt mức 112 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2020, SK Group đã dẫn đầu về lợi nhuận ròng, vượt qua cả tập đoàn đồng hương Samsung, nhờ lợi nhuận từ các chi nhánh dần khởi sắc.

Theo số liệu của Info Bigs, tổng lợi nhuận ròng của SK Group trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng 32% lên 6.190 tỷ won (5,2 tỷ USD), so với mức 4.690 tỷ won trong cùng kỳ năm 2019. Kết quả này có được là nhờ lợi nhuận tăng mạnh đến từ các chi nhánh của SK Group, như SK hynix Inc., SK Telecom Co. và SK Innovation Co.

Hiện tại, tập đoàn này đang mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu với số lượng nhân viên lên tới hơn 81.000 người, bao gồm 16.000 người trong khoảng 260 chi nhánh trên toàn thế giới. Doanh nghiệp này có 16 công ty được niêm yết trên Sàn giao dịch Hàn Quốc (KOSPI và KOSDAQ), bao gồm: SK Holdings, SK Innovation, SK Telecom, SK Networks, SK Chemical, SKC, SK Securities, SK Gas và SK Hynix.

Tập đoàn Hàn Quốc có 68 năm ‘tuổi đời’

Tập đoàn SK bắt đầu khi những người sáng lập hiện tại mua lại công ty dệt may Sunkyong vào năm 1953. Năm 1958, tập đoàn này đã thành công sản xuất sợi polyester đầu tiên của Hàn Quốc trên cơ sở công ty.

Trong gần 11 năm, chủ tịch của SK Group Chey Tae Won đã lãnh đạo công ty vào một số lĩnh vực mới, đáng chú ý là sản xuất sợi polyester, được ra mắt cùng với Sunkyong Fibers Ltd (SK Chemicals trong tương lai) vào năm 1969. Vào năm đó, công ty đã thành lập một liên doanh với Deijin Nhật Bản, được gọi là Sunkyong Artificial Textiles. Đến cuối năm, công ty đã bắt đầu xuất khẩu hàng dệt may nhân tạo đầu tiên sang Đức và Nhật Bản

Năm 1973, SK sau đó thành lập Sunkyong Oil, bắt đầu chiến lược tích hợp theo chiều dọc để quản lý sản xuất. Cùng năm đó, tập đoàn này cũng đã mua lại khách sạn Walkerhill. Năm 1976, Tập đoàn SK nhận được giấy phép trở thành công ty thương mại quốc tế từ chính phủ Ấn Độ.

Một bước tiến lớn trong chiến lược tích hợp theo chiều dọc của công ty là vào năm 1980, khi SK mua lại 50% cổ phần của tập đoàn Gulf, đối tác với chính phủ Hàn Quốc thông qua tập đoàn Dầu khí Hàn Quốc.

Ngay sau đó, quản lý của tập đoàn Dầu khí Hàn Quốc đã được chuyển sang làm việc tại SK, phù hợp với chính sách của chính phủ Hàn Quốc về công nghiệp tư nhân hóa. Đến lúc đó, Hàn Quốc đã bắt đầu tăng trưởng đáng kinh ngạc, biến thành một trong những trung tâm kinh tế và công nghiệp hàng đầu thế giới trong vòng chưa đầy hai thập kỷ. Sự tăng trưởng của đất nước lần lượt cho phép SK Group phát triển thành một trong những tập đoàn hàng đầu của đất nước.

Vào tháng 6 năm 1994, SK tham gia kinh doanh thị trường viễn thông của Hàn Quốc bằng cách trở thành cổ đông lớn nhất của công ty Dịch vụ Viễn thông Di động Hàn Quốc. Vào tháng 1 năm 1996, SK Telecom đã ra mắt dịch vụ điện thoại di động CDMA đầu tiên của Hàn Quốc tại Incheon và Bucheon.

Năm 1998, Hội đồng quản trị của tập đoàn đã đổi thương hiệu Sunkyong thành SK. Năm 1999, SK Chemicals đã phát triển thành công chất chống ung thư phức hợp platinum thế hệ thứ ba. Ngoài ra, bằng cách tập trung nỗ lực nghiên cứu và phát triển vào khoa học đời sống, tập đoàn SK cũng đã phát triển được YKP1353, một loại thuốc mới cho bệnh tâm thần phân liệt, vào năm 2003.

Năm 2002, SK Telecom đã ra mắt thành công công nghệ CDMA 1X EV-DO đầu tiên trên thế giới, cho phép hãng cung cấp rộng rãi dịch vụ viễn thông 3G. Năm 2004, SK Telecom đã kích hoạt thành công dịch vụ vệ tinh bằng cách triển khai vệ tinh DMB đầu tiên trên thế giới.

Hơn nữa, vào năm 2006, SK đã bắt đầu hồi sinh thị trường điện thoại di động bằng việc hoàn thành xây dựng mạng HSDPA (mạng lưới đường truyền tốc tốc độ cao) quốc gia. Vào tháng 5 năm 2006, SK Telecom đã bắt đầu dịch vụ HSDPA thương mại đầu tiên trên thế giới, bao gồm điện thoại video và truyền dữ liệu chất lượng cao và truy cập chuyển vùng toàn cầu.

Năm 2005, SK Networks đã mở hai trạm xăng hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Thẩm Dương. Sau đó, sau khi khám phá khu vực khai thác của Brazil, Tập đoàn SK đã phát triển một mỏ dầu nơi được xác nhận sự tồn tại của hơn 50 triệu thùng dầu.

SK Gas bắt đầu phát triển tài nguyên ở nước ngoài khi tham gia vào hai khu vực khai thác ở phía tây bán đảo Kamchatka của Nga vào tháng 3 năm 2006. Đầu năm 2006, SK Networks cũng đã phát triển Ecol-Green, một vật liệu nhựa có thể phân hủy sinh học. Dầu mỏ Incheon chính thức bắt đầu hoạt động bằng tên SK vào tháng 3 năm 2006. SK Energy hiện cũng đang tham gia vào 27 mỏ dầu tại 15 quốc gia trên toàn thế giới.

Năm 2011, SK đứng trên bờ vực phá sản vì phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện tụng, một lần nữa vị chủ tịch trẻ tuổi với đầu óc nhạy bén đã giúp công ty thoát khỏi tình trạng nguy kịch, doanh thu cũng đã tăng đáng kể ngay sau khi tập đoàn được vực dậy.

Alternate Text Gọi ngay