Sơ Đồ Đi Dây Điện trong nhà cấp 4 đúng kĩ thuật
Lên sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4 là một trong những công đoạn cực kì quan trọng, với bản vẽ này ta dễ dàng hình dung được đặc điểm, cấu tạo và cách thi công đường dây điện sao cho đúng kĩ thuật, đúng yêu cầu lắp đặt
Bằng kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân, hôm nay Khánh Trung sẻ giúp bạn tìm hiểu phương pháp, cách đi sơ đồ điện trong nhà cấp 4
Sơ đồ mạch điện là gì ?
Sơ đồ mạch điện là bản vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện được sử dụng cho việc thiết kế mạch, xây dụng mạch và bố trí bảng điện trong cùng một hệ thống giành cho thiết bị và điện tử
Dựa vào đó, các chủ thầu xây dựng sẻ dễ dàng hình dung được ý tưởng thi công, lắp đặt các thiết bị và đi hệ thống điện sao cho hợp lí, bố trí sao cho đúng khoa học
DOWLOAD TOÀN BỘ SƠ ĐỒ TẠI ĐÂY
Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà cấp 4
Mạng lưới điện trong nhà cấp 4 rất đơn giản gồm hai loại chính: Mạng điện đơn giản và phức tạp, mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau, bạn có thể tìm hiểu trước khi quyết định thiết kế sơ đồ thiết kế mang điện trong nhà
Mạng điện đơn giản gồm:
- Mạch điện được đấu nối từ nguồn đến ác thiết bị thông qua đồng hồ công tơ điện
- Mạch phân nhánh sẻ được lấy từ nguồn mạch chính và sẻ được mắc song song với nhau để tạo đều khiển độc lập
- Các thiết bị đóng ngắt đơn giản như cầu chỉ, công tắc, CB, aptomat…
Mạng điện phức tạp gồm:
- Hộp phân phối
- Aptomat tổng
- Aptomat nhánh
- Đồ dùng điện
- Ổ điện
- Công tơ
>> Tham khảo thêm cách luồng dây điện âm tường
Giới thiệu sơ đồ mạch điện trong nhà cấp 4
Hiện nay, có 2 phương pháp đi dây điện trong nhà cấp 4 đó là đi dây nổi và dây chìm, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào vị thế mà ta nên lựa chọn cách đi dây điện sao cho phù hợp
Sơ đồ mạch điện trong nhà âm tường
Với cách đi dây điện âm tường thì quá trình thi công sẻ khó khăn hơn, công việc phức tạp hơn, đòi hỏi ta phải đục đẻo, tạo đường rãnh để luồng ống ruột gà rồi chon sâu vào bên trong tường hoặc âm sàn
Hệ thống sơ đồ lắp mạch điện âm tường phải được thiết kế ngay từ đầu tức là bạn phải lắp đặt trước khi hoàn chỉnh công đoạn tô và bản vẽ cũng phải được thực hiện từ sớm
Ưu điểm
- Tiết kiệm được không gian, diện tích cho công trình
- Đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho công trình
- An toàn trước tác động bởi yếu tố bên ngoài
Nhược điểm
- Quy trình thi công khó khăn, tốn nhiều nhân công và chi phí
- Thiết kế sơ đồ lắp điện trong nhà cần phải thực hiện theo bản vẽ
- Khi sửa chữa, khắc phục sự cố tương đối phức tạp
- Khó xử lí khi rơi vào sự cố chập cháy điện âm tường
Sơ đồ mạch điện dân dụng nổi
Với hình thức đi dây điện nổi trong nhà thì bạn sẻ thực hiện bằng cách đi trực tiếp nẹp điện trên tường vách từ đó đi dây điện vào trong hệ thống ống dẫn
Ưu điểm
- Quá trình thi công nhanh chóng, đơn giản, chi phí rẻ
- Dễ khắc phục các sự cố rò điện, đứt dây, chập cháy
- Có thể thay thế, thêm bớt hoặc di dời vị trí theo nhu cầu
- Không cần thiết phải lên sơ đồ
Nhược điểm
- Tính thẫm mỹ không được đánh giá cao
- Cần lên phương án, ý tưởng để cách bố trí không gây ảnh hưởng đến không gian căn nhà
>> Tìm hiểu thêm sơ đồ cấp thoát nước nhà dân
Cách vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà cấp 4
Để thực hiện các bước vẽ sơ đồ mạch điện nhà cấp 4 thì bạn cần chuẩn bị giấy A4, bút chì, thước kẻ và cục gôm
Bước 1: Phân tích hệ thống điện trong nhà
Ở nhà cấp 4 thì các đi dây điện cũng không quá khó, bạn cần xác định các vị trí thiết bị cần lắp đặt cho từng phòng, từng khu vực trong căn nhà, sau đó xác định sơ đồ đường đi bằng các kí hiệu
Bước 2: Phân tích các mối quan hệ điện
Các hệ thống điện cần có những công tắc, thiết bị tự động ngắt điện, bảo vệ
Bước 3: Tiến hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
- Mạch điện nằm ngang
- Vị trí các kí hiệu thiết bị đóng ngắt, tách nguồn
- Tuân thủ đúng các kí hiệu tránh sai lệch
Kinh nghiệm thiết kế sơ đồ dây điện nhà cấp 4
Với kinh nghiệm hơn 9 năm thi công điện nước Đà Nẵng thì mình sẻ không ngại chia sẻ cách đi dây điện nhà cấp 4 đúng quy trình
- Các loại dây điện khác nhau về chức năng cần được phân biệt bằng màu sắc khác nhau: Dây nóng màu đỏ, dây nguội màu xanh, đèn, nâu đất…
- Đường đi dây điện nằm ngang hoặc nằm dọc, không được nằm chéo tránh quá trình đóng đinh, khoan làm hư hỏng mạch điện
- Nên chia dây điện thành nhiều nhánh để hạn chế rủi ro cháy nổ cũng như dễ dàng khắc phục sửa chữa
- Lựa chọn tiết diện dây điện phù hợp với công suất điện năng tiêu thụ của gia đình
- Nếu không có chuyên môn hoặc kiến thức cơ bản về điện nhà thì không nên tự ý lắp đặt, đấu nối
Để tránh những sự cố phát sinh, sai lệch trong quá trình thi công lắp đặt bạn cần thực hiện đúng theo bản vẽ điện nhà cấp 4
Nguồn tin: Điện Nước Khánh Trung
4.9/5 – (10 bình chọn)