TAM ÂM GIAO
TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào – Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
TAM ÂM GIAO
( Huyệt Hội của 3 kinh Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm ở chân)
Vị trí: – Ở trên mắt cá trong 3 tấc, chỗ lõm dưới xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
– Lấy ở chỗ lõm ở sát bờ sau-trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong chân 3 tấc.
Giải phẫu: Dưới da là bờ sau-trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng:
– Tại chỗ: Sưng, đau cẳng chân.
– Theo kinh và toàn thân: Đau do thóat vị, tiêu hóa kém, đầy bụng không muốn ăn, ăn không tiêu, nôn, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, rong kinh, khí hư, bế kinh, di mộng tinh, đau dương vật, đái khó, đái buốt, đái dầm, toàn thân đau nhức nặng nề, mất ngủ.
Cách châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 5-10 phút.