Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 21 tuần?

Hẳn bạn đã rõ 21 tuần thai nhi nặng bao nhiêu và thai 21 tuần phát triển như thế nào. Những ngày này mẹ sẽ thấy khá thoải mái một phần vì bụng chưa quá lớn và những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng dần biến mất.

Tuy nhiên, mẹ có thể cũng sẽ phải đối phó với một số vấn đề khi thai nhi được 21 tuần tuổi. Chẳng hạn như tăng sản xuất dầu trong cơ thể, gây ra mụn trứng cá.

Nếu rơi vào tình huống này, mẹ phải siêng năng vệ sinh vùng da mụn hai lần mỗi ngày. Chú ý chọn các loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm không chứa dầu. Không dùng thuốc trị mụn bằng đường uống bởi một số thuốc rất nguy hiểm trong quá trình mang thai và cho thai nhi 21 tuần tuổi.

Không những thế, mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ còn có thể gặp phải chứng suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, thai nhi phát triển sẽ tạo áp lực ngày càng tăng ở các tĩnh mạch ở chân của mẹ, kèm theo nồng độ hormone progesterone tăng cao. Mẹ có nhiều khả năng mắc tình trạng này nếu các thành viên khác trong gia đình có tiền sử bị bệnh này.

Mẹ cũng có thể gặp hiện tượng tĩnh mạch hình mạng nhện – một nhóm các mạch máu nhỏ ở gần bề mặt da, đặc biệt là trên mắt cá chân, chân hoặc mặt có hình mạng nhện hoặc giống như các tia nắng nhỏ tỏa ra từ mặt trời hay các nhánh cây đâm ra từ phần trung tâm.

Mặc dù nhìn có vẻ đáng sợ nhưng tĩnh mạch mạng nhện không gây cảm giác khó chịu và thường tự biến mất sau khi sinh.

2. Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi 21 tuần?

Nếu bạn đang băn khoăn thai 21 tuần là mấy tháng, thì câu trả lời là thai 21 tuần có nghĩa là bạn đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ hay tam cá nguyệt thứ 2. Đây là giai đoạn khá nên thoải mái nên mẹ có thể lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp của hành trình mang thai. Những năm tháng sau này, khi con mẹ lớn lên, chắc hẳn bé sẽ vô cùng thích thú khi được quay lại quá khứ – thời điểm trước khi bé đến với thế giới này.

Tất cả những gì mẹ cần làm là chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ xinh rồi đặt vào đấy những hình ảnh xoay quanh cuộc sống của mình. Đó có thể là ảnh siêu âm thai, người bạn đời hay tổ ấm hạnh phúc của bạn.

Ngoài lưu giữ từng khoảnh khắc đẹp bên cạnh những người thân yêu, nhiều bà mẹ tương lai cũng có thói quen viết nhật ký, sắm sửa một vài món đồ lưu niệm hoặc thậm chí tự tay làm những vật dụng sơ sinh cho bé yêu sắp chào đời.

Ngoài khía cạnh cảm xúc, mẹ cũng nên chú trọng hơn đến việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe; đặc biệt là sắt – một yếu tố cần cho quá trình hình thành nên tế bào máu.

Để phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch, mẹ nên tích cực vận động và áp dụng mọi biện pháp nâng đỡ chân khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ, đồng thời diện những trang phục thoải mái giúp thai nhi 21 tuần phát triển tốt hơn.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 21 tuần

thai nhi 21 tuần

1. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi mang thai 21 tuần tuổi, ngực của mẹ đã bắt đầu rỉ sữa. Sữa này được gọi là sữa non, ngoài lượng dinh dưỡng dồi dào nó còn chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non xuất hiện khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng tuần 24 – 28 trở đi). Cũng có trường hợp sữa non hình thành sớm ở tháng thứ 4, 5, 6.

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết nhất chẳng hạn như ngực căng cứng và đau, đầu ti xuất hiện đốm trắng nhỏ li ti như mụn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Để khắc phục, bạn có thể đắp gạc ấm hoặc xoa bóp ngực nhẹ nhàng. Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ về những bất thường diễn ra trên cơ thể trong lần khám tiếp theo.

2. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Đi khám thai đang dần trở thành thói quen của mẹ. Ở lần khám thai này, bác sĩ có thể:

  • Đo cân nặng và huyết áp. Mẹ cũng có thể nhờ bác sĩ kiểm tra cân nặng của thai 21 tuần là bao nhiêu, có chênh lệch so với bảng cân nặng chuẩn hay không
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 21 tuần tuổi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
  • Các triệu chứng mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 21

Ngoài lưu ý về những điều nên và không nên làm khi mang thai 3 tháng giữa, bạn cũng cần chú ý một số điều sau khi mang thai 21 tuần:

1. Caffeine và chất ngọt

Mẹ bầu 21 tuần có thể uống soda cho người ăn kiêng miễn là đừng lạm dụng caffeine quá mức. Theo đó, mẹ nên giới hạn lượng caffeine ở mức 200mg mỗi ngày. Các chất làm ngọt có trong các loại đồ uống pha sẵn được coi là an toàn nếu uống có chừng mực.

Vậy nên, nếu lỡ trót “nghiện” những thức uống này, mẹ có thể cho phép mình sử dụng một hoặc hai lon mỗi ngày. Tuy nhiên hãy chắc chắn bạn cũng phải dùng thêm các loại thức uống tốt cho sức khỏe khác như sữa và nước ép trái cây nguyên chất để bù nước và tăng cường dinh dưỡng.

2. Thức ăn có chứa gan

Gan là một trong những thực phẩm giàu protein và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, gan lại chứa nhiều vitamin A chưa chuyển hóa (hay còn gọi là retinol). Tiêu thụ quá nhiều lượng vitamin A này trong chế độ ăn của mẹ bầu 21 tuần có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi đang phát triển.

Theo thống kê, một phần gan bò có thể chứa gấp ba lượng vitamin A chưa được chuyển hóa mà bác sĩ khuyến cáo tối đa cho mỗi ngày. Mẹ không nên ăn gan mỗi ngày, nhưng nếu ăn 1 hoặc 2 lần một tháng sẽ không gây hại cho mẹ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào và thai 21 tuần nặng bao nhiêu.

Alternate Text Gọi ngay