Thành Phố Chết – I Am Legend (Được Chuyển Thể Thành Phim Cùng Tên Do Will Smith Đóng 3-2008) – Tiểu thuyết của Richard Matheson – GIẢM 40%

I am Legend là một trong những tiểu thuyết có sức hút nhất trong thế kỷ 20, nằm trong danh sách 10 tiểu thuyết được bình phẩm nhiều nhất trong thể loại kinh dị. Sách được chuyển thể và công chiếu vào năm 2007 do Francis Lawrence đạo diễn và Will Smith đóng vai chính. Khán giả Việt Nam đã được biết đến bộ phim này vào tháng 3 năm 2008 với tên gọi Thành Phố Chết.

Rất có thể, Robert Neville là người sống sót duy nhất qua trận đại dịch vô phương dập tắt – một trận đại dịch đã đột biến tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em thành loài sinh vật khát máu, chuyên sống về đêm, và quyết chí tiêu diệt anh. Ban ngày anh kiếm thực phẩm và những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống của mình, đồng thời ráo riết truy tìm những người sống sót như mình có thể đang ẩn náu ở đâu đó. Nhưng rốt cuộc lại có những kẻ nhiễm núp trong bóng tối, dõi theo từng bước chân anh đi, chờ anh sơ hở…

“Loại sách kiểu I am Legend là nguồn cảm hứng cho tôi” (Nhà văn Stephen King)

“I am Legend là cuốn tiểu thuyết tập hơp đủ mọi cảm xúc, từ sợ hãi đến rùng rợn, có cả phi lý viễn tưởng, nhưng trên hết là tính cách và nghị lực của nhân vật. Cảm giác của nhân vật khi phải là người cuối cùng sống sót trên trái đất khiến tôi suy nghĩ và chiêm nghiệm được rất nhiều. Những biến động và thay đổi trong tính cách, con người Robert Neville trong hành trình đi tìm sự sống là bằng chứng hùng hồn nhất cho tinh thần nhân văn cao đẹp của con người” (Will Smith, diễn viên chính trong bộ phim cùng tên)

“Trong những ngày mây mù u ám, Robert Neville chẳng bao giờ có thể biết chắc hoàng hôn xuống khi nào, thỉnh thoảng bọn chúng đã lởn vởn ngoài phố trước khi anh kịp trở về nhà.

Phải chi chịu khó phân tích một chút, hẳn anh đã tính toán hòm hòm được thời gian bọn chúng tới. Nhưng anh vẫn giữ thói quen thâm căn cố đế là nhìn trời đoán giờ, mà những ngày mây mù lình xình thế này thì phương pháp đó vô hiệu. Cho nên anh chọn cách chỉ đi luẩn quẩn gần nhà trong những ngày ấy.

Anh rảo vòng quanh nhà trong trời chiều lì xì xám xịt, điếu thuốc vắt vẻo nơi khoé miệng, nhả khói mỏng nhưng sợi chỉ qua vai. Anh kiểm tra từng cửa sổ xem có tấm ván nào bị lỏng không. Cứ sau vài cuộc phá phách bạo liệt, những tấm ván lót sản lại nứt toác hoặc long hẳn ra từng phần, để rồi anh phải thay mới hoàn toàn – một công việc anh ghét cay ghét đắng. Hôm nay chỉ có một tấm ván bị bung. Vậy há chẳng kỳ diệu sao? – anh nghĩ.

Ở sân sau anh kiểm tra nhà kính và bồn chứa nước. Thỉnh thoảng kết cấu bồn bị yếu đi, không thì ống hứng nước mưa vào bồn bị cong hoặc bị gãy mất tiêu. Có khi bọn chúng ném đá bay như cầu vòng qua hàng rào cao bao quanh nhà kính, cũng có lúc đá xuyên thủng tấm lưới giăng trên đầu, thế là anh lại phải thay kính cửa sổ.

Cả bồn nước lẫn nhà kính hôm nay không hề hấn gì.

Anh vào nhà lấy đinh với búa. Khi mở cửa trước, anh nhìn cái bóng méo mó của mình trong tấm gương rạn nứt. Tấm gương anh đã đóng chắc vào cửa cách đây một tháng. Chỉ dăm ba bửa nữa thôi những miếng kính nhọn hoắt, bịt bạc đó sẽ bắt đầu rơi xuống. Mặc xác cho nó rơi, anh nghĩ. Nó sẽ là tấm gương gớm ghiết cuối cùng anh gắn ở đấy – chẳng được tích sự gì. Rồi anh sẽ nhét tỏi thay vào. Tỏi luôn luôn linh nghiệm.

Anh lững thững bước qua bầu thinh vắng, tối nhờ cửa phòng khách, quẹo trái vào hành lang nhỏ, quẹo trái nữa vào phòng ngủ.

Căn phòng này đã có thời được trang hoàng ấm cúng, nhưng đấy là vào một thời đại khác kia. Chứ bây giờ nó là một căn phòng đơn thuần với những chức năng, và bởi vì giường với bàn giấy của Neville chiếm chẳng mấy không gian nên anh đã biến quách một mé phòng thành phân xưởng làm việc.

Một tấm phản dài choán gần trọn bức tường, trên mặt phản gỗ cứng chất oằn những cưa vòng, máy tiện gỗ, bánh mài, kẹp ê-tô. Phía trên nó, trên tường, treo ngổn ngang những giá để dụng cụ, đồ nghề mà Robert Neville hay sử dụng.

Anh lấy búa từ trên tấm phản với một nắm đinh từ một trong những cái thùng đựng đồ linh tinh. Xong, trở ra ngoài, lẹ làng đóng ván vào cửa chớp. Mớ đinh còn thừa lại anh vứt toẹt vào đống gạch đá xà bần sát bên.

Anh đứng nơi bãi cỏ trước nhà một hồi, nhìn tới nhìn lui khắp chiều dài con đường Cimarron lặng ngắt. Là một gã cao lớn, ba mươi sáu tuổi, thừa hưởng gen của tổ tiên gốc Anh – Đức, anh chẳng mang đặc điểm gì nổi bật ngoài khuôn miệng rộng cương nghị và đôi mắt xanh da trời sáng rực, lúc này đang đảo lướt qua đống tàn tích cháy rụi của những ngôi nhà kẹp hai bên nhà mình. Chính tự tay anh đã đốt những căn nhà đó hầu ngăn bọn chúng chuyền từ các mái nhà kế cận nhảy xuống mái nhà mình….”

Mục lục:

Phần một: Tháng Giêng năm 1976

Phần hai: Tháng Ba năm 1976

Phần ba: Tháng Sáu năm 1978

Phần bốn: Tháng Giêng năm 1979

 

Mời bạn đón đọc.

Báo chí giới thiệu

Báo Người lao động

Huyền thoại Thành phố chết

Tiểu thuyết văn học giả tưởng Thành phố chết (tên gốc: I am legend, tác giả Richard Matheson, NXB Văn hóa Sài Gòn) được phát hành tại Việt Nam vào cuối tháng 9 vừa qua, gần nửa năm sau khi bộ phim Huyền thoại chuyển thể từ tiểu thuyết này được công chiếu

Tiểu thuyết văn học giả tưởng Thành phố chết (tên gốc: I am legend, tác giả Richard Matheson, NXB Văn hóa Sài Gòn) được phát hành tại Việt Nam vào cuối tháng 9 vừa qua, gần nửa năm sau khi bộ phim Huyền thoại chuyển thể từ tiểu thuyết này được công chiếu

Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết kinh dị có sức hút nhất của thế kỷ 20. Nếu đã xem phim, hẳn độc giả sẽ được trở lại với huyền thoại một lần nữa cùng nhân vật Robert Neville và chú chó Sam trong tác phẩm Thành phố chết.

Diễn viên Will Smith, người thủ vai R. Neville trong phim, từng nhận xét: Thành phố chết là cuốn tiểu thuyết tập hợp đủ mọi cảm xúc, từ sợ hãi đến rùng rợn, có cả phi lý viển vông, nhưng trên hết là tính cách và nghị lực của nhân vật. Quả vậy, tác phẩm là một hành trình bảo vệ sự sống một cách kiên cường của con người. Đó là người đàn ông tên R. Neville – một nhà khoa học cuối cùng tồn tại giữa thành phố bị nhiễm virus, loài người trở thành những sinh vật khát máu sống về đêm. Trong suốt 3 năm sống đơn độc, R. Neville cố sức nghiên cứu tìm loại kháng sinh chống lại virus nguy hiểm và hy vọng sẽ tìm thấy một ai đó còn sống sót.

Nếu khoảnh khắc nhân vật ngồi chết lặng khi chú chó Sam bị tấn công qua đời được ngôi sao Hollywood Will Smith thể hiện xúc động trên phim thì trong tác phẩm, khoảnh khắc ấy cũng được miêu tả đau xót đến day dứt lòng người. Người bạn – sinh vật cuối cùng cũng ra đi, R. Neville chỉ còn cách duy nhất tìm ra chất kháng sinh hoặc là tự hoại chính mình, diệt vong cả thế giới.

Nhà văn Mỹ Richard Matheson được bình chọn là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất của tờ The New York Times. Năm 1976, ông nhận được giải thưởng World Fantasy.

Ông cũng nhận được giải thưởng dành cho thể loại tiểu thuyết kinh dị Grand Master of Horror, Bram Stoker…

Hàn Đông
(Nguồn: Báo Người Lao Động)

Xem thêm Thu gọn Báo Tuổi trẻ

Thành phố chết

“Loại sách kiểu I am legend là nguồn cảm hứng cho tôi” – Stenphen King nói như thế về cuốn Thành phố chết – I am legend (ảnh – tác giả Richard Matheson, người dịch Hương Lan, NXB Văn Hóa Sài Gòn, Youbooks nhượng bản quyền 2008).

“Loại sách kiểu I am legend là nguồn cảm hứng cho tôi” – Stenphen King nói như thế về cuốn Thành phố chết – I am legend (ảnh – tác giả Richard Matheson, người dịch Hương Lan, NXB Văn Hóa Sài Gòn, Youbooks nhượng bản quyền 2008).

Kinh dị, phi lý, nghẹt thở… là những điểm nổi bật của I am legend. Nhưng ẩn sâu là một triết lý khó giải về cuộc sinh tồn: “Nếu thế giới chỉ còn mỗi mình anh như là loài miễn nhiễm duy nhất thì anh còn là con người hay là huyền thoại?”.

Cùng tên gọi, một bộ phim do diễn viên Will Smith thủ vai chính đã được chiếu tại VN vào tháng 3-2008.

T.N.T
(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

 

Xem thêm Thu gọn VnExpress

‘Thành phố chết’ – nỗi ám ảnh về diệt vong và tái sinh

Tiểu thuyết ‘Thành phố chết’ của Richard Matheson có thể khiến độc giả rùng mình vì nỗi sợ chết kinh khủng rình rập; và cũng có thể khiến người ta nghẹn ngào với khát vọng sống mãnh liệt bên trong con người.

Tiểu thuyết ‘Thành phố chết’ của Richard Matheson có thể khiến độc giả rùng mình vì nỗi sợ chết kinh khủng rình rập; và cũng có thể khiến người ta nghẹn ngào với khát vọng sống mãnh liệt bên trong con người.

Kiểu thuyết ‘Thành phố chết’ của Richard Matheson có thể khiến độc giả rùng mình vì nỗi sợ chết kinh khủng rình rập; và cũng có thể khiến người ta nghẹn ngào với khát vọng sống mãnh liệt bên trong con người.

Tiểu thuyết ‘Thành phố chết’ của Richard Matheson có thể khiến độc giả rùng mình vì nỗi sợ chết kinh khủng rình rập; và cũng có thể khiến người ta nghẹn ngào với khát vọng sống mãnh liệt bên trong con người.

Nhiều tình tiết, miêu tả trong sách như cảnh anh tìm thấy con chó sống sót duy nhất, cảnh anh sau nhiều năm tháng thui thủi một mình lại bất ngờ tìm được một cô gái (vốn là ma cà rồng trá hình) là khoảnh khắc chứa chan khát vọng sống của một con người.

Một chút hơi hướm hình sự, một chút tự vấn về triết học – tôn giáo – lịch sử, một chút lãng mạn… Tất cả sắc thái này được nhà văn Richard Matheson nhào nặn lại qua ngòi bút khoa học viễn tưởng tài tình. Điều đó khiến tiểu thuyết Thành phố chết mang nỗi hoài nghi và ước vọng mãnh liệt về thế giới tốt đẹp hơn.

Anh Vân
(Nguồn: Báo Vnexpress)

 

Xem thêm Thu gọn

Alternate Text Gọi ngay