Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-12 tháng đúng phương pháp
Trong tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn để bé tập quen dần với thức ăn mới. Cháo được nấu theo tỷ lệ 1:10. Tức là 1 gạo và 10 nước.
Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu:
- 2 ngày đầu tiên: 1 thìa (5ml).
- 3 ngày tiếp theo: 2 thìa (10ml).
- 3 ngày tiếp theo: 3 thìa (15ml).
Mục Lục
6.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi bao gồm một số loại rau, củ, quả; đây là các thực phẩm hỗ trợ đi ngoài cho bé. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn, nhuyễn để bé không bị nghẹn.
Trường hợp bé từ chối một số thức ăn nào đó, mẹ nên chiều theo ý bé trong giai đọan này. Thay vào đó, mẹ cứ thay đổi và chọn đa dạng thực phẩm cho bé; món nào bé thích thì cho bé ăn nhiều. Mục tiêu là để tập phản xạ nhai nuốt cho bé.
Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:
- Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây.
- Đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai.
- Vitamin: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây.
6.3 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc tháng 5 – 6. Bé có thể ăn cháo với tỷ lệ (1: 7); nhưng sau khi nấu mẹ nên ray lại cho bé dễ nuốt.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bên cạnh việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức; mẹ cũng nên cho bé ăn dặm thêm mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Đồng thời, mẹ nhớ ưu tiên cho bé ăn càng đa dạng thực phẩm càng tốt nhé.
Những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé có thể ăn trong giai đoạn này:
- Tinh bột: Ngoài những thực phẩm trước đó, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc.
- Đạm: Gan, thịt gà, lòng trắng trứng, đậu.
- Vitamin: Nấm, dưa leo.
*Lưu ý: Khi nào bé tròn 8 tháng tuổi mẹ mới cho con ăn lòng trắng trứng gà nhé.
6.4 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, mẹ vẫn tăng dần lượng thức ăn cho bé qua mỗi tuần, mỗi tháng. Việc này nhằm kích thích và tạo điều kiện cho dạ dày của bé dần thích nghi với lượng thức ăn mới.
Trẻ từ 9 – 11 tháng đã mọc được vài chiếc răng. Vì vậy, bên cạnh việc tăng dần lượng thức ăn, mẹ cũng tăng dần độ thô của thực phẩm mẹ nhé. Ngoài những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé ăn ở các giai đoạn trước, thì sang giai đoạn này mẹ nên chọn thêm:
- Thịt heo.
- Thịt bò.
- Sò.
- Tôm.
- Bún.
- Miến.
6.5 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng
Giai đoạn này, nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.
Ngoài những thực phẩm bé ăn ở các giai đoạn trước, thì mẹ có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật tốt cho bé như:
- Cải bó xôi.
- Thịt gà.
- Cá hồi.
7. Bảng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 28 ngày cho bé
Chi tiết từng giai đoạn mẹ có thể tham khảo khi áp dụng cách cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật mẫu như sau:
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ) Ngày 15 Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
Khoai lang nghiền (5 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ Khoai lang nghiền (6 muỗng nhỏ)
Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ) Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
Bí đỏ nghiền (2 muỗng nhỏ)
Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)
Ngày 22 Ngày 23 Ngày 24 Ngày 25 Ngày 26 Ngày 27 Ngày 28
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)
Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
Cà chua nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
Cà chua nghiền (2 muỗng nhỏ)
Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)
Súp cà chua (2 muỗng nhỏ)
Bắp cải nghiền (1 muỗng nhỏ)
Cơm nát (2 muỗng nhỏ)
Súp cà rốt và bắp cải (2 muỗng nhỏ)
Hành tây (1 muỗng)
Cháo cà rốt (6 muỗng)
Súp rau (5 muỗng)
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn đầu tập ăn dặm cho trẻ. Các thực phẩm đóng gói trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không phổ biến ở Việt Nam nên các mẹ có thể xem xét lựa chọn những thực phẩm tốt, phù hợp với độ tuổi của bé hoặc tương đồng với thực phẩm trong hướng dẫn để thay thế nhé.