Thực đơn các món ăn dặm cho bé 4-12 tháng tuổi đủ chất

Xây dựng thực đơn các món ăn dặm cho bé đầy đủ chất sẽ giúp bé phát triển toàn diện, hạn chế trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đồ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn chỉnh để hấp thụ những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là độ tuổi chung cho tất cả các bé. Trên thực tế, thời điểm ăn dặm ở mỗi bé lại khác nhau. Vậy khi nào nên cho bé ăn dặm?

Bé ăn dặm từ độ 4 – 5 tháng tuổi có quá sớm hay không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng của bé, tuy nhiên, khi bé khoảng 6 tháng tuổi, sữa mẹ ngày càng ít đi về số lượng lẫn chất lượng, nó sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho nhu cầu của bé. Ngoài ra, nếu chỉ uống sữa, khả năng nhai, phân biệt mùi hương của bé sẽ kém phát triển. Lúc này bé cần được ăn dặm để bổ sung những dưỡng chất cần thiết, rèn kỹ năng nhai. Đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này cũng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu hóa các loại thức ăn mềm như bột, cháo, nước trái cây pha loãng,…

Theo dõi các dấu hiệu để xác định thời điểm bé cần ăn dặmTheo dõi các dấu hiệu để xác định thời điểm bé cần ăn dặm

Theo dõi các dấu hiệu để xác định thời điểm bé cần ăn dặm

Tuy nhiên, trẻ ăn dặm từ độ 4 – 5 tháng tuổi liệu có quá sớm. Đây là câu hỏi mà các bà mẹ đều đang thắc mắc. Thực tế, không nên tập cho bé ăn dặm quá sớm nhưng nếu bé có những biểu hiện sẵn sàng ăn dặm sau đây các mẹ có thể có bé ăn dặm sớm nhé: 

  • Bé chảy nhiều nước dãi

  • Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh

  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi

  • Bé biết đưa môi dưới về phía trước nhận thức ăn từ thìa

  • Bé biết ngoảnh đầu từ chối khi không thích món ăn nào đó

  • Lưỡi bé không còn phản xạ tự động đẩy vật đưa vào miệng

  • Bé với tay đòi thức ăn.

Những kiến thức cơ bản về ăn dặm các mẹ nên nhớ trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng

Những kiến thức cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

Những kiến thức cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

Những kiến thức cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

– Cho trẻ làm quen với thức ăn từ loãng tới đặc.

– Cách sơ chế: với cháo thì rây mịn, đối với rau củ thì trước tiên cần giã nhỏ, rây mịn và sau đó cho thêm nước tùy mức độ để tạo độ loãng sệt khác nhau phù hợp với tháng tuổi của bé.

– Giai đoạn ăn dặm 4 tháng tuổi các mẹ nên nấu cháo theo tỉ lệ 1 : 10 để đảm bảo độ loãng của thức ăn do lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.

– Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày. Sau khoảng 1 tháng thì tăng lên 2 bữa/ngày.

– Các mẹ nên cố gắng cho bé ăn đúng 1 giờ nhất định.

– Mẹ nên nấu riêng và để từng loại thực phẩm riêng với nhau. Sau đó, mẹ cho bé nếm thử để bé dễ dàng làm quen, nhận diện từng loại. Đồng thời việc này còn giúp các mẹ phát hiện được khẩu vị của bé và loại thực phẩm bé dị ứng nếu có.

– Không nên nêm gia vị vào đồ ăn của con cho đến khi bé được 1 tuổi vì điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.

– Khi bé ăn dặm hơn 1 tháng, không phải nhất thiết món ăn mỗi ngày là cháo, mẹ có thể thay thế cháo bằng các món chứa tinh bột như súp khoai lang, súp khoai tây…

Hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi

Đồ ăn dặm của bé đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diệnĐồ ăn dặm của bé đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện

Cùng với sữa thì đồ ăn dặm của bé đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện

Mẹ nên nấu đa dạng thực phẩm ăn dặm cho bé với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng tính theo lượng ăn/bữa như sau:

+ Chất đạm: 5-10g (đậu phụ, trứng, cá, sữa chua, đậu Hà Lan…)

+ Cháo: 30 – 40g

+ Chất xơ và vitamin: 15 – 20g (bí đỏ, cà rốt,  cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, rau chân vịt chuối, táo…)

Sữa mẹ, sữa công thức: khoảng 600 – 800ml/ngày

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật (Tham khảo)

Tuần 1Thực đơn ăn dặm tuần 1 cho bé 4 – 6 tháng kiểu NhậtThực đơn ăn dặm tuần 1 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm tuần 1 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Với giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé tập làm quen với thức ăn bằng cháo trắng loãng đã được rây mịn. Một ngày mẹ cho bé ăn 1 bữa duy nhất vào một giờ cố định. Những giờ còn lại mẹ cho bé uống sữa nhé.

Tuần 2Thực đơn ăn dặm tuần 2 cho bé 4 – 6 tháng kiểu NhậtThực đơn ăn dặm tuần 2 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm tuần 2 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, mẹ có thể thêm rau củ vào thực đơn ăn dặm cho bé nhé. Ở thời điểm này mẹ vẫn phải  giữ thói quen cho bé ăn vào một giờ cố định và ăn 1 ngày với 1 bữa cháo duy nhất. Những giờ còn lại mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với mỗi loại thực phẩm mới mẹ nên cho bé tập làm quen dần từ 2 – 3 ngày nhé.

Tuần 3Thực đơn ăn dặm tuần 3 cho bé 4 – 6 tháng kiểu NhậtThực đơn ăn dặm tuần 3 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm tuần 3 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Tuần 3 mẹ tăng số lượng cháo và số lượng rau củ lên cho bé như thực đơn nha.

Tuần 4Thực đơn ăn dặm tuần 4 cho bé 4 – 6 tháng kiểu NhậtThực đơn ăn dặm tuần 4 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm tuần 4 cho bé 4 – 6 tháng kiểu Nhật

Giai đoạn tuần 4 mẹ vẫn cho bé ăn lượng cháo như tuần 3. Tuy nhiên, số lượng rau củ mẹ tăng lên chút.

Tháng tiếp theo mẹ cho bé ăn lượng thức ăn tăng dần: cháo 5 – 40g, rau củ quả 5 – 20g, đạm 5 – 10g.

Gợi ý và hướng dẫn cách nấu những món ăn dặm cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi

Cháo cà rốt

Mẹ sẽ chỉ mất khoảng 2 phút để có thể làm ra món cháo cà rốt cho bé tập ăn dặm.

Cháo cà rốtCháo cà rốt

Cháo cà rốt

Nguyên liệu:

  • Gạo

  • Nước

  • Cà rốt

Cách làm: 

  • Cháo được nấu theo tỷ lệ 1 thìa gạo : 10 thìa nước, rây cháo qua lưới cho loãng mịn.

  • Cà rốt đã hấp hoặc luộc chín, rây mịn qua lưới.

  • Pha cà rốt với nước sôi để tạo hỗn hợp loãng mịn

  • Mẹ có thể cho bé ăn riêng hoặc trộn cà rốt với cháo

Cháo bắp

Khoảng thời gian cần thiết để có thể nấu được món cháo bắp cho bé tập ăn dặm cũng chỉ là 5 phút. Quá đơn giản phải không nào các mẹ.

Cháo bắpCháo bắp

Cháo bắp

Nguyên liệu:

  • Gạo

  • Nước

  • Bắp

Cách làm: 

  • Cháo được nấu theo tỷ lệ 1 thìa gạo : 10 thìa nước, rây cháo qua lưới cho loãng mịn.

  • Bắp đã hấp hoặc luộc chín, rây mịn qua lưới.

  • Pha bắp với nước sôi để tạo hỗn hợp loãng mịn

  • Có thể cho bé ăn riêng hoặc trộn bắp với cháo

Cháo bánh mì sữa chua

Cháo bánh mì sữa chuaCháo bánh mì sữa chua

Cháo bánh mì sữa chua

Nguyên liệu:

  • Cháo bánh mì

  • Sữa chua 

Lưu ý: sữa chua mẹ nên chọn loại không đường và trên nhãn ghi rõ dành cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách làm:

  • Cho khoảng 50 ml nước vào nồi, rồi xé vụn bánh mì, thả vào nồi đun với lửa nhỏ đến khi bánh mì chín nhừ.

  • Rây cháo bánh mì cho mịn

  • Trộn cháo bánh mì với 2 – 3 thìa sữa chua là hoàn thành

Bột ăn dặm hữu cơ

Đôi khi có những lúc bận rộn, các mẹ không có thời gian để nấu các món cháo cho bé thì mẹ có thể cho bé ăn thức ăn dặm bán sẵn như bột ăn dặm. Bột ăn dặm được xem là lựa chọn thay thế tốt nhất cho các mẹ. Bột ăn dặm vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé vừa tiện lợi cho mẹ.

Bột ăn dặm hữu cơ gạo kê La Mandorle 400g

Bột ăn dặm hữu cơ La Mandorle với thành phần chủ yếu là gạo vào hạt kê dành cho bé từ 4 tháng tuổi. Đây là một sản phẩm do thương hiệu sữa hàng đầu của Pháp sản xuất. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng khi lựa chọn loại bột này cho bé vì sản phẩm được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chí an toàn của Pháp và EU.

Bột ăn dặm hữu cơ gạo và kê La Mandorle 400gBột ăn dặm hữu cơ gạo và kê La Mandorle 400g

Bột ăn dặm hữu cơ gạo và kê La Mandorle 400g

Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, duy nhất chỉ có tại La Mandorle. Dù trải qua nhiều công đoạn nghiêm ngặt nhưng sản phẩm vẫn giữ được dinh dưỡng tự nhiên có trong gạo, ngũ cốc, hạt kê.

Thành phần:

Bột ăn dặm hữu cơ gạo kê La Mandorle 400g có chứa các thành phần như: bột gạo 67%, bột kê 29%, tảo Lithothamnion, vitamin B1, bột carob. Với thành phần 100% từ tự nhiên, sản phẩm này chính là sự lựa chọn hàng đầu cho các bé.

Dinh dưỡng:

Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có trong sản phẩm: chất béo, glucid, canxi, protein, chất xơ, vitamin B rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé và hấp thu vào hệ tiêu hóa tốt, tránh trường hợp trào ngược.

Sản phẩm bột ăn dặm hữu cơ gạo kê của La Mandorle nói không với: sữa động vật, gluten, lactose, GMO, dầu cọ, đậu nành, đường hóa học, hương liệu và chất bảo quản.

Cách sử dụng:

Đối với bé từ 4 đến 8 tháng

  • Cách 1: Hòa 2 muỗng ngũ cốc với bình chứa 210ml sữa mẹ hoặc sữa công thức,

    lắc nhẹ theo vòng tròn để hỗn hợp hòa đều vào nhau

  • Cách 2: Cho 3 muỗng vào bát đựng 210ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, trộn đều đến khi hỗn hợp hòa lẫn vào nhau. 

Đối với bé từ 8 tháng trở lên: 

  • Cách 1: Hòa 3 muỗng ngũ cốc vào bình chứa 240ml – 300ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, lắc nhẹ theo vòng tròn để hỗn hợp hòa đều vào nhau. 

  • Cách 2: Cho 4 muỗng vào bát đựng 240ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, trộn đều đến khi hỗn hợp hòa lẫn vào nhau.

>> Tham khảo Bột ăn dặm hữu cơ La Mandorle

Những kiến thức cơ bản về ăn dặm các mẹ nên nhớ trong giai đoạn từ 7 – 12 tháng

Những kiến thức cần nhớ khi cho trẻ ăn dặmNhững kiến thức cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

Những kiến thức cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

– Độ thô: 

  • 7 – 8 tháng tuổi: Có kết cấu mềm như đậu phụ, có thể dùng lưỡi nghiền nát.

  • 9 -12 tháng tuổi: Có kết cấu mềm như chuối, dùng ngón tay ấn nhẹ là có thể dễ dàng làm nát thức ăn.

– Số lượng bữa ăn:

  • 7 – 8 tháng: 2 bữa dặm/ngày
  • 9 – 12 tháng:  3 bữa dặm/ngày

– Tỉ lệ gạo nước:

  • 7 – 8 tháng:  1 gạo : 7 – 5 nước (lượng nước giảm dần theo tháng)
  • 9 -12 tháng: 1 gạo : 4 – 3 nước (lượng nước giảm dần theo tháng)

– Các mẹ nên cố gắng cho bé ăn đúng 1 giờ nhất định.

Hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi trong 1 ngày

Đồ ăn dặm của bé đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diệnĐồ ăn dặm của bé đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện

Đồ ăn dặm của bé đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện

Đa dạng thực phẩm ăn dặm cho bé với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng tính theo lượng ăn/bữa như sau:

– Cháo/cơm: 50 – 100g

– Vitamin (rau củ,…): 25 – 40g

– Chất đạm (thịt, cá, trứng): 13 – 15g

Sữa mẹ, sữa công thức và các chế phẩm từ sữa: 500 – 800ml

Thực đơn ăn dặm dành cho trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng kiểu Nhật (Tham khảo)

Khi bước vào tháng thứ 7, trẻ bắt đầu ăn dặm bằng những món chế biến từ các loại thịt, cá, trứng, rau, củ, quả,.. Dưới đây là thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 7 – 12 tháng tuổi.

Thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 7 - 8 tháng tuổiThực đơn ăn dặm dành cho bé từ 7 - 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 9 - 12 tháng tuổiThực đơn ăn dặm dành cho bé từ 9 - 12 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi

Các mẹ chắc đang đau đầu và stress khi phải suy nghĩ liệu hôm nay mình sẽ nấu gì cho bé. Hãy để Organic Center gợi ý một số món ăn cho các mẹ nhé! 

Dưới đây là danh sách đồ ăn dặm cho bé, các mẹ có thể tham khảo luân phiên thay đổi trong thực đơn ăn dặm bé 7 tháng đến 12 tháng.

Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt

Cháo thịt bò + khoai tây + cà rốtCháo thịt bò + khoai tây + cà rốt

Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

Nguyên liệu:

  • 10g thịt bò
  • Dầu ăn (dành cho trẻ em)
  • Ít tỏi băm
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ khoai tây
  • Ít gạo

Cách làm:

  • Thịt bò thái nhỏ, xào với dầu ăn + tỏi.
  • Khoai tây + cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Gạo vo sạch, nấu chín thành cháo, sau đó cho khoai tây + cà rốt vào nấu chín.
  • Khi cháo chín, cho thịt bò vào nấu sôi cùng là được.

Cháo cá quả, mồng tơi

Cháo cá quả, mồng tơiCháo cá quả, mồng tơi

Cháo cá quả, mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 1 phần thịt cá quả, bỏ da, bỏ xương
  • 1 – 2 lá mồng tơi
  • 1 củ hành
  • Gạo

Cách làm:

  • Cá quả đã làm sạch cho vào nồi nước sôi luộc hoặc hấp.
  • Mồng tơi cắt sợi hoặc thái nhỏ.
  • Hành băm nhuyễn, cá chín nghiền nát với hành.
  • Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo, cho cá quả và mồng tơi vào nấu cùng. Sôi khoảng 5 phút, tắt bếp.

Cháo thịt heo, khoai lang, cà rốt

Cháo thịt heo, khoai lang, cà rốtCháo thịt heo, khoai lang, cà rốt

Cháo thịt heo, khoai lang, cà rốt

Nguyên liệu:

  • 10g thịt heo;
  • 1 củ khoai lang;
  • 1 củ cà rốt;

Cách làm:

  • Cà rốt, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu cho vào nồi hấp chín.
  • Thịt heo rửa sạch, luộc chín rồi băm nhuyễn.
  • Lấy phần nước thịt luộc để nấu cháo.
  • Cháo chín, cho các nguyên liệu thịt + cà rốt + khoai lang vào nấu cùng.

Cà chua sốt phô mai

Cà chua sốt phô maiCà chua sốt phô mai

Cà chua sốt phô mai

Nguyên liệu:

  • ½ quả cà chua
  • 30 ml nước
  • 1 miếng phô mai khoảng 1x1cm

Cách làm:

  • Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi xào cùng 30ml nước đến khi cà chua chín mềm
  • Cho phô mai vào nồi nấu cùng đến khi nước sôi lại là được.

Súp thịt gà bắp cải

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bắp cải
  • 2 thìa thịt gà
  • 50 ml nước
  • 1 thìa bột năng

Cách làm:

  • Thịt gà luộc chín, băm nhỏ.
  • Bắp cải rửa sạch, luộc chín, băm nhỏ.
  • Cho thịt gà, bắp cải, muối, nước vào nồi đun với lửa nhỏ khoảng 5 phút.
  • Hòa bột năng với 3 thìa nước rồi từ từ rót vào nồi, đun tiếp cho sôi lại là được.

2 điều mẹ nên tránh khi cho con ăn thức ăn dặm

Trong suốt giai đoạn trẻ ăn dặm, khi cho con ăn đồ ăn dặm, các bà mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Những điều các mẹ bỉm sữa nên tránh khi cho con ăn dặmNhững điều các mẹ bỉm sữa nên tránh khi cho con ăn dặm

Những điều các mẹ bỉm sữa nên tránh khi cho con ăn dặm

Ngưng bú sữa mẹ

Đây là sai lầm khá phổ biến mà các bạn lần đầu làm mẹ thường mắc phải. Tuy trong giai đoạn ăn dặm, nhưng trẻ vẫn phải bổ sung sữa mẹ vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng và sức đề kháng tốt cho trẻ.

Nêm nếm như khẩu vị người lớn

Đây là điều cuối cùng mà các mẹ bỉm sữa nên lưu ý. Không nên nêm nếm thức ăn như khẩu vị người lớn vì thận của trẻ còn non nớt, nếu hoạt động nhiều với lượng muối trong cơ thể lâu sẽ dẫn đến bị suy thận hoặc gây phù.

Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm

Dưới đây là những mà các mẹ bỉm sữa thường thắc mắc trong quá trình cho bé ăn dặm mà Organic Center thu thập được.

Thời gian ăn một bữa bao lâu là vừa?

Một bữa ăn không nên kéo dài quá lâu và không khuyến khích trẻ vừa ăn vừa chơi. Lượng ăn và cách ăn ở mỗi bé khác nhau, thông thường mỗi bữa ăn thường chỉ nên kéo dài khoảng 20 – 40 phút.

Bé 8 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng cửa, liệu có nên tăng độ thô của thức ăn?

Việc tăng độ thô của thức ăn không liên quan đến việc bé mọc răng sớm hay muộn. Bé chủ yếu dùng lưỡi và lợi để nghiền thức ăn, nên những thời kỳ đầu, mặc dù chưa mọc răng nhưng vẫn có thể tăng độ thô từ dạng lỏng đến mềm mịn như sữa chua, đến mềm như đậu phụ rồi mềm như chuối,…

Cách cho bé ngồi ăn khi mới tập ăn dặm?

Nếu bé chưa ngồi vững thì bế sao cho bé ngồi lên đùi, đầu bé tựa vào cánh tay mẹ. Sau đó, khi bé đã ngồi vững 1 mình thì nên chuẩn bị ghế ngồi cố định cho bé.

Thức ăn có độ thô nhưng bé không chịu nhai mà nuốt chửng. Làm thế nào để dạy cho bé tập nhai?

Trước hết, các mẹ nên xem lại độ thô, độ lớn của thức ăn có phù hợp với bé không. Đồng thời, khi cho bé ăn, cha mẹ nên chủ động làm động tác nhai để bé nhìn thấy và có phản xạ bắt chước làm theo.

Với những chia sẻ tất tần tật về thực đơn đồ ăn dặm cho bé, các mẹ chắc chắn đã có đủ kiến thức để bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày cho bé trong giai đoạn đến tuổi ăn dặm rồi nhé.

Alternate Text Gọi ngay