Tiến trình hợp âm – hãy nhìn theo hướng đơn giản (P.1)
Chào mọi người, tôi xin đóng góp một bài viết đi sâu về phần âm nhạc – Tiến trình hợp âm (Chord Progression)
Về mặt khái niệm: đơn giản là thứ tự di chuyển hợp âm trong một phân đoạn của bài và không mang tính lặp lại như nghĩa dân gian “Vòng hợp âm”.
VD: Tiến trình đoạn A (Verse), đoạn B (Chorus),… hoặc là Intro. Đánh xong 4 khung đoạn A sau đó qua B rồi trở lại Intro,…
———————————————————————-
Giờ chúng ta sẽ đi tiếp làm thế nào để hiểu 1 tiến trình hợp âm theo hướng “mẫu giáo”.
Trước tiên là hiểu về các hợp âm cơ bản trong key và những ký hiệu từng bậc hợp âm của key
Hợp âm cơ bản ở Key C gồm có:
C Dm Em F G Am Bdim
I ii iii IV V vi vii(dim)
Như mọi người thấy thì thì sẽ phân biệt trưởng/thứ bằng I và i. Đây là cách kí hiệu với tôi thấy hiệu quả nhất vì nhìn vào là phân biệt bậc đó đang là trưởng hay thứ
VD: bậc I: C, bậc i: Cm
Có thể kí hiệu theo số bình thường cũng được, với tôi kí hiệu theo như vậy sẽ khó phân biệt trưởng thứ và mặc định sẽ là tuân theo 7 bậc cơ bản
———————————————————————-
Bước tiếp theo sẽ là Đọc tiến trình từ hợp âm và ngược lại
| Dm9 | G13 Bm7b5 | CMaj7 A5- |
Tiến trình trên nhìn sơ thì đúng là ‘ngầu’ thật, nếu nhìn theo các bậc ở trên thì nó không hẳn là quá phức tạp, nó là tiến trình ‘chế’ từ 2-5-1-6
| Dm9 | G13 Bm7b5 | CMaj7 | C9 A5- |
| ii | V vii | I | I VI |
=> Chuyển về thể đơn giản: | Dm | G Bm7b5 | C | C A |
Và như tôi nói ở trên thì có thể kí hiệu lại theo số thường: |2|5 7|1 |1 6|. Vấn đề sinh ra ở đây là 6 ở đây là mang tính trưởng hay thứ? Vì thế để tối ưu cách viết thì tôi dùng số la mã
Để kí hiệu hoàn chỉnh cho tiến trình trên thì tôi sẽ thêm những nốt đặc biệt của hợp âm vào tiến trình
| ii(9) | V(13) vii(7b5) | IMaj7 | I(b7,9) VI(5-) |
Từ tiến trình trên thì chúng ta có thể đổi sang key/giọng khác 1 cách dễ dàng, nó giống 1 cái khuôn rồi, chỉ cần theo khuôn đó làm tới
VD: Key A
| Bm9 | E13 G#m7b5 | AMaj7 | A9 F#5- |
———————————————————————-
Tới đây mọi người đã hiểu như thế nào về đơn giản hóa một tiến trình hợp âm rồi, tiếp theo là Hợp âm mượn ( borrowed chord )
Hợp âm mượn hiểu đơn giản là những hợp âm không tồn tại trong key và được sử dụng trong tiến trình. Hợp âm tồn tại từ những khái niệm passing chord, modal interchange, secondary dominant, scale, mode… Nhưng để tránh vấn đề quá phức tạp thì tôi gọi là ‘mượn’ hết
Những hợp âm này sẽ mang người nghe cảm giác lạ tai
VD: | C | E| Am | Gm C | F | C | Dm D | G |
Ví dụ trên cho thấy có 3 chỗ dùng hợp âm ngoài (E7, Gm,D). Nếu bạn đánh theo thì sẽ thấy 3 chỗ này là điểm tạo khác lạ trong tiến trình
Khi kí hiệu ra thì nó sẽ thành như thế này
| I | III | vi | v I | IV | I | ii II | V |
và nếu không dùng hợp âm mượn và bám theo những hợp âm cơ bản
| I | iii | vi | V I | IV | I | ii | V |
Hai tiến trình tương ứng nhau nhưng khác vài chỗ trưởng/thứ thôi nhưng sẽ cảm thấy khác biệt khi dùng những hợp âm phía ngoài vào
———————————————————————-
Tạm thời là tới đây thôi, vì mảng kiến thức này rất rộng không thể nào nói trong 1 bài viết được. Phần sau tôi sẽ nói thêm về cách xây dựng và phát triển tiến trình