Tổng hợp những trò chơi âm nhạc mầm non hay – Thiết bị mầm non Việt Mỹ
Bài viết này thiết bị mầm non Việt Mỹ chia sẻ đến các bạn Tổng hợp những trò chơi âm nhạc mầm non hay và thú vị nhất hiện nay cho trẻ. Ngày nay, việc giáo dục trẻ mầm non không còn gò bó trong việc dạy các kiến thức văn hóa cho trẻ. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy trẻ mầm non hiện nay. Âm nhạc có sự tác động nhất định đến sự phát triển trí não, thể chất và hình thành nhân cách của trẻ nhỏ.
Mục Lục
TRÒ CHƠI HÁT THEO HÌNH VẼ
Chuẩn bị:
Những bức tranh vẽ nội dung các bài hát.
Cách chơi:
- Cô giáo có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung của các bài hát như: Hoa bé ngoan, Sắp đến tết rồi, Những khúc nhạc hồng, … (tùy thuộc vào nội dung từng buổi học mà cô giáo chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát).
- Cô cho từng trẻ lên rút tranh, nếu như trẻ nào rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát đó thì nói tên bài hát, tên tác giả và hát bài đó cho cả lớp cùng nghe.
- Khi mà trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô giáo gợi ý hoặc cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên cho trẻ hát bài hát đó.
- Trẻ cũng có thể mời thêm một vài bạn lên hát cùng mình hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát. Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục trò chơi.
TRÒ CHƠI KHIÊU VŨ VỚI BÓNG
Cách chơi:
- Cô giáo cho 2 trẻ thành 1 cặp, 2 trẻ lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau giống như kiểu khiêu vũ, chú ý không được dùng tay giữ bóng.
- Cô giáo ghép nhạc những bài theo nhịp điệu nhạc từ chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh… Cô yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi. Nếu cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.
- Trò chơi này luyện tai nghe nhạc cho trẻ rất tốt, giúp phát triển khả năng vận động và rèn luyện cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ.
- Lưu ý: Với trò chơi này, cả lớp sẽ cùng khiêu vũ cho các bạn chơi. Nếu lớp có số lẻ học sinh thì cô giáo mời bạn đấy lên làm trọng tài cùng cô và thay bạn chơi ở lần 2.
TRÒ CHƠI GIỌNG HÁT TO GIỌNG HÁT NHỎ
Cách chơi:
- Khi cô giáo đánh một tay thì trẻ sẽ hát nhỏ, khi cô đánh hai tay thì trẻ hát to. Khi cô không đánh tay thì trẻ ngừng hát.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét trẻ chơi.
TRÒ CHƠI CHUYỀN XẮC XÔ
Cách chơi:
- Cô giáo chia lớp ra thành 3 đội đứng thành 3 vòng tròn.
- Mỗi vòng tròn sẽ có 2 cái xắc xô.
- Trẻ vừa hát vừa chuyền tay nhau liên tục hai xắc xô.
- Khi bài hát kết thúc, nếu bạn nào đang cầm xắc xô trên tay sẽ thua cuộc.
- Có thể cho trẻ hát nhanh hơn và chuyền nhanh hơn để trò chơi thêm sôi động.
TRÒ CHƠI TIẾNG HÁT Ở ĐÂU?
Mục đích trò chơi:
- Phát triển thính giác cho trẻ.
- Tăng khả năng chú ý và định hướng trong không gian của trẻ.
Cách chơi:
- Cô giáo cho một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt lại hoặc dùng băng vải bịt mắt lại.
- Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát một bài hát.
- Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt sẽ không nhìn thấy bạn đang hát nhưng nghe được và chỉ về hướng có tiếng hát đồng thời nói tên người hát.
- Khi trẻ chơi đã thành thạo, cô giáo cho trẻ chơi nâng cao theo yêu cầu bằng cách cho trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát, nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ phải nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài.
>> Có thể bạn quan tâm:
Các trò chơi tiếng anh cho trẻ mầm non
Thực đơn cho trẻ mầm non đạt chuẩn dinh dưỡng quốc gia
Các bài thơ cho trẻ mầm non hay nhất
TRÒ CHƠI XÚC XẮC VUI NHỘN
Cách chơi:
- Cô giáo chia lớp ra thành các đội nhỏ.
- Cô dán hình ảnh tương ứng với từng bài hát vào hộp vuông rồi tung lên hình ảnh nào thì phải hát bài hát đó, cô cho trẻ tham gia tung xúc xắc.
TRÒ CHƠI Ô CỬA BÍ MẬT
Cách chơi:
- Cô giáo sẽ chuẩn bị 4 ô màu đỏ, xanh, vàng, tím và cô sẽ cho trẻ mở hình ra.
- Phía trong hình tương ứng với mỗi bài hát, ví dụ như hình ông mặt trời thì hát bài Trẻ vẽ ông mặt trời, hình con mèo thì hát bài rửa mặt như mèo,…
TRÒ CHƠI TAI AI TINH
Chuẩn bị:
Xắc xô, kèn, trống.
Cách chơi:
Cô giáo giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô đã chuẩn bị như: xắc xô, trống, kèn,… Cô mời 1 trẻ lên và đội mũ chóp vào. Sau đó cô mời thêm 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ mà cô đang có. Cô cho trẻ đoán xem bạn mình vừa gõ dụng cụ gì.
TRÒ CHƠI LẮNG NGHE TÌM ĐỒ VẬT
Cách chơi:
- Cô cho trẻ ngồi thành hình vòng tròn. Trẻ A đi ra bên ngoài lớp. Cô giấu đồ vật vào người 1 trẻ, mỗi trẻ cách nhau 1 khoảng cách nhất định.
- Cả lớp hát, Trẻ A từ ngoài vào, đi mon men theo các bạn ngồi vòng tròn. Nếu Trẻ A đi càng đến đồ vật cất giấu thì cả lớp càng hát to dần lên, nếu trẻ đi ra càng xa đồ vật thì cả lớp càng hát nhỏ dần. Trẻ A sẽ lắng nghe tiếng hát để chỉ vào chỗ giấu đồ vật.
- Trẻ A chỉ đúng thì được cả lớp hoan hô và trẻ có đồ vật bị tìm thấy sẽ tiếp tục làm người chơi. Nếu Trẻ A không tìm được đồ vật cất dấu thì phải nhảy lò cò hoặc đứng giữa lớp hát một bài, cô giáo chỉ định người khác lên chơi.
TRÒ CHƠI HÓA ĐÁ
Cách chơi:
Cô giáo sẽ chọn ra một nhóm các bạn nhỏ. Sau đó cô yêu cầu các em nhảy theo nhạc, tự tạo ra cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng thì các em cũng phải dừng, đồng thời phải giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế trò chơi lại tiếp tục, nếu nhạc dừng mà trẻ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc.
Trên đây là những tổng hợp của thiết bị mầm non Việt Mỹ về những trò chơi âm nhạc mầm non hay và thú vị cho trẻ. Hy vọng sẽ giúp cho giáo viên và phụ huynh tạo không gian vui nhộn cho con em mình. Thường xuyên ghé thăm Việt Mỹ để cập nhật những tin tức bổ ích cho trẻ nhé. Nếu có nhu cầu mua bàn ghế mầm non, giường ngủ mầm non cho bé hay những bộ cầu trượt liên hoàn đa năng chất lượng cao giá tốt cho trẻ hãy ghé qua cửa hàng của Việt Mỹ nhé.