Top 3 cách trị nổi mề đay tại nhà: giảm ngứa, rát cực hiệu quả

Nổi mề đay (còn gọi mày đay) là bệnh da liễu rất phổ biến, với 15% – 25% dân số thế giới bị ít nhất một lần trong đời. Bệnh gây nổi sẩn phù với quầng đỏ, có kích thước từ 1mm đến vài cm, tồn tại kéo dài trong 30 phút đến 36 giờ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có hai nhóm tuổi dễ bị nhất: trẻ dưới 9 tuổi và từ 30 – 40 tuổi.

Khi nổi mề đay, người bệnh cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân, giúp hạn chế số lần tái phát hoặc khiến bệnh nặng hơn. Top 3 cách trị nổi mề đay tại nhà, giảm ngứa rát cực hiệu quả dưới đây hy vọng sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

cách trị nổi mề đay tại nhà

Vì sao bị nổi mề đay?

Nổi mề đay là loại phát ban trên da với các nốt đỏ nổi lên, gây ngứa, sần khiến da không phẳng như bình thường. Tình trạng này xảy ra khi một tác nhân nào đó kích hoạt bên trong cơ thể khiến lượng histamin, các chất dẫn truyền hóa học khác được giải phóng quá nhiều. Những chất này làm cho các mạch máu ở vùng da phản ứng dẫn đến phù cấp hoặc phù mạn tính và rò rỉ. Các nốt mề đay thường xuất hiện với màu đỏ hoặc hồng, chất lỏng rò rỉ trong các mô gây sưng tấy và ngứa. (1)

Mề đay có thể nổi ở khắp các bộ phận của cơ thể như: tay, chân, mắt, môi, lưỡi, cổ, lưng, bụng và cả bộ phận sinh dục.

vì sao nổi mề đay

Bất kỳ ai cũng có thể nổi mề đay, thường gặp nhất với người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ.

Theo thống kê từ Bệnh viện da liễu Trung ương, cứ 100 người thì có 15 – 20 người mắc bệnh nổi mề đay. Trong đó, khoảng 70% bệnh nhân tiến triển thành mề đay mãn tính (đặc biệt ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi).

Nổi mề đay có 2 loại gồm:

  • Nổi mề đay cấp tính: triệu chứng kéo dài dưới 24 giờ và tình trạng này không kéo dài quá 6 tuần.
  • Nổi mề đay mạn tính: các đợt tái phát xảy ra ít nhất 2 lần/tuần kéo dài trên 6 tuần (nữ thường gặp hơn nam), khó xác định nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân nổi mề đay

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay vì vậy người bệnh cần gặp bác sĩ da liễu để tìm ra yếu tố bệnh sinh để khắc phục tình trạng này. Một số nguyên nhân nổi mề đay tiêu biểu như:

  • Dị ứng thức ăn (hải sản, đậu phộng, hạt óc chó, chế phẩm từ sữa, trứng, sứa…)
  • Ô nhiễm môi trường (khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mủ cao su…)
  • Mỹ phẩm, hóa chất.
  • Thời tiết thay đổi do giao mùa,  nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh khiến da khô, mất độ ẩm tự nhiên dễ kích thích nổi mề đay.
  • Một số thành phần thuốc (kháng sinh, kháng viêm, vitamin)
  • Côn trùng đốt
  • Thay đổi nội tiết tố, thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh…
  • Di truyền: cha mẹ mắc bệnh mề đay thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người mắc bệnh gan, thận, lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường…
  • Áp lực lên da: mặc quần áo bó sát, ngồi hoặc đeo túi xách, balô trong thời gian dài.
  • Dính nước bẩn hoặc dùng nước còn chứa nhiều Clo.
  • Tâm lý bất ổn: stress, xúc động quá mức

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?

Mỗi người bệnh có cơ địa, thể trạng khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau nên thời gian phát bệnh, phục hồi cũng sẽ khác nhau. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, tập thể dục, tìm ra nguyên nhân gây dị ứng để cách ly kịp thời… bệnh nhân sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần uống thuốc.

Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan khi nổi mề đay vì bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác, nếu điều trị sai cách hoặc không điều trị sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn, khó phục hồi. Dù một số nguyên nhân gây nổi mề đay được điều trị tại nhà thì cũng cần bác sĩ khám để đưa ra lời khuyên thích hợp.

Nổi mề đay có tự khỏi được không?

Nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi theo thời gian, khỏi hoàn toàn trong vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nổi mề đay mạn tính sẽ lâu khỏi, thường xuyên tái lại, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cơ bắp, phổi.

Riêng các trường hợp bệnh nhân nổi mề đay do di truyền, khả năng tự khỏi thấp, thường tái phát nhiều lần nên chỉ điều trị tạm thời để giảm bớt ngứa, khó chịu. Do đó, khi nổi mề đay, bệnh nhân cần sớm tìm ra nguyên nhân dị ứng để cách ly yếu tố gây bệnh. Đồng thời, cần đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn cách trị nổi mề đay tại nhà

Nổi mề đay là phản ứng lành tính của da, chủ yếu gây ngứa, da nổi sần. Do đó, trước hết người bệnh cần phòng ngừa bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây nổi mề đay: một số tác nhân gây nổi mề đay bao gồm: côn trùng cắn, stress, ánh nắng mặt trời, một số thành phần dị ứng trong thuốc điều trị (kháng sinh, aspirin, ibuprofen), khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mủ cao su, thực phẩm mà người bệnh dị ứng…
  •  Giữ cơ thể mát mẻ: người dễ nổi mề đay cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng, chất liệu cotton hút ẩm tốt, không dùng vải khô cứng dễ tổn thương.
  • Tránh sử dụng sản phẩm gây kích ứng da: mỹ phẩm, hóa chất, nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, kem đánh răng, chất tạo màu, chất bảo quản sử dụng trong thực phẩm, vitamin, gia vị… (2)

Mề đay nhẹ có thể tự chữa trị tại nhà khi áp dụng một số cách sau:

  • Dùng dung dịch chống ngứa: người bị nổi mề đay thường gãi nhiều dễ dẫn đến tổn thương da, do đó cần vệ sinh bằng các dung dịch giảm ngứa như bột yến mạch, baking soda, tắm nước mát,…
  • Mặc dù biện pháp này giúp bạn giảm ngứa, giảm khó chịu do nổi mề đay nhưng nếu triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra và kéo dài nghĩa là bạn vẫn chưa cách ly hoàn toàn với yếu tố gây bệnh.
  • Chữa nổi mề đay bằng thuốc: với những thuốc không kê đơn, người bệnh có thể mua nhưng cần nhờ bác sĩ tư vấn như: thuốc kháng histamin, calamine (thuốc bôi ngoài da), cetirizine, loratadine, fexofenadine, benadryl.
  • Bổ sung vitamin và các dưỡng chất: Bổ sung bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau, trái cây tươi, uống nhiều nước… giúp tăng sức đề kháng cho da, hạn chế nổi sẩn mề đay. Riêng nguồn vitamin cho cả người lớn và bé cũng cần phải được bác sĩ da liễu hướng dẫn cẩn thận.

cách trị nổi mề đay tại nhà

Lưu ý: các bác sĩ da liễu cho biết một số người bệnh còn điều trị mề đay bằng các biện pháp dân gian như: phương pháp chữa mề đay bằng gừng, chữa mề đay bằng lá tía tô, mẹo vặt chữa mề đay bằng nha đam, chữa mề đay bằng lá trà xanh; chữa mề đay bằng lá trầu không, cách trị mề đay bằng muối… có thể khiến bệnh không hiệu quả, do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để xem xét về mức độ bệnh; từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng cá nhân.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có chuyên khoa Da liễu, với bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên chẩn đoán, điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng. Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho phù hợp từng cá thể bệnh nhân. Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hoặc đăng ký khám trực tiếp tại đây.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại chuyên khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 0287 300 6858 (TP HCM) hoặc 1800 6858 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Bệnh nổi mề đay không lây, không đe dọa tới tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng nổi mề đay cần đi khám sớm tại các bệnh viện uy tín có chuyên khoa da liễu để được tư vấn cách trị nổi mề đay tại nhà phù hợp, hiệu quả.

Alternate Text Gọi ngay