Trẻ 3 tuổi chậm nói phải làm sao?
Trẻ lên 3 hầu như người lớn đều có thể hiểu được phần lớn những gì trẻ nói. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ lên 3 tuổi chậm nói. Điều này khiến ba mẹ vô cùng lo lắng về khả năng ngôn ngữ và học tập của con trong tương lai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ chậm nói qua bài viết dưới đây.
I. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ 3 tuổi
Thông thường trẻ em đạt mốc 3 tuổi sẽ có thể biết và nói được khoảng từ 500-900 từ, các bé thường sẽ bắt đầu từ những câu nói ngắn từ 2-3 từ và sau đó là nhiều hơn. Cùng với đó, trẻ 3 tuổi có khả năng nhớ giai điệu và lời của một số bài hát cơ bản và nói được các câu chào, cảm ơn và xin lỗi.
Tuy nhiên, không phải bé nào 3 tuổi cũng có thể đạt được những kỹ năng trên. Nhiều bé vẫn chưa có khả năng nói và phản ứng với giao tiếp của người lớn. Một số dấu hiệu tiêu biểu của trẻ chậm nói như:
1. Sử dụng cử chỉ để giao tiếp
Bé thường sẽ có biểu hiện sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với mọi người xung quanh. Điều này đực biểu hiện như nếu ba mẹ làm việc gì mà bé không thích, bé sẽ biểu hiện bằng cách lắc đầu, khó chịu bằng khuôn mặt và tỏ thái độ không tốt. Bên cạnh đó, bé thường dùng tay chỉ trỏ hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện những điều bé muốn.
2. Ít nói, không nói những câu cơ bản
Tuổi lên 3 bé đã có thể nói các từ ngắn hoặc bắt chước những từ ngắn từ người lớn. Tuy nhiên, 3 tuổi bé vẫn không thể nói các từ ngắn thì đây có thể là dấu hiệu để bạn biết được bé đang chậm nói.
3. Không phát ra âm thanh
Theo tốc độ phát triển bình thường, 3 tuổi bé sẽ có khả năng bộc lộ cảm xúc bằng âm thanh rất lớn. Ví dụ như bé có thể kêu hay khóc to lên khi tức giận hoặc khi buồn. Nhưng nếu bé gặp khó khăn khi phát ra âm thanh để thể hiện cảm xúc thì đây cũng là dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng chậm nói ở trẻ.
II. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói
Trẻ 3 tuổi chậm nói có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, trẻ chậm nói giai đoạn này không có nghĩa là trẻ bị chậm phát triển. Để khắc phục được tình trạng chậm nói của con, cha mẹ cần biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
1. Trẻ có thể gặp một số vấn đề về thần kinh
Các yếu tố về thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của trẻ như bãi não, loạn dưỡng cơ, chấn thương sọ não. Bên cạnh đó, trẻ chậm nói còn rất có khả năng liên quan đến sự phát triển trí tuệ hay còn được gọi là thiểu năng trí tuệ.
Khi trẻ bị mắc chứng bệnh này khả năng tiếp thu và ghi nhớ của trẻ kém. Vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ. Đồng thời khiến bé bị chậm các kỹ năng cần thiết như ăn uống, mặc quần áo,…
2. Trẻ gặp liên quan đến vùng miệng
Nếu bé nhà bạn gặp các vấn đề bất thường về môi, lưỡi hoặc vòm họng như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, dính lưỡi… có thể ảnh hưởng đến khả năng nói. Bởi vì các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra một số âm thanh nhất định, khiến trẻ khó phát âm thành lời nói.
3. Thiếu sự tương tác để kích thích khả năng nói
Thiếu sự tương tác để kích thích khả năng nói ở trẻ gặp được rất nhiều trong môi trường hiện đại. Khi người lớn quá bận với cuồng quay công việc và không có thời gian ở bên con. Khi đó, trẻ không nhận được tình yêu thương của bố mẹ, bị bỏ bế một mình, không được nói chuyện chơi đùa với mọi người. Vì vậy, trẻ sẽ không phát triển được khả năng nói như bạn bè đồng trang lứa.
4. Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ là một chứng rối loạn liên quan đến não bộ, khiến trẻ không thể phối hợp với môi trường, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh của từ ngữ khi nói. Khi đó, trẻ sẽ không thể dễ dàng phát ra được âm thanh giống như những đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn vận động lời nói sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hiểu ngôn ngữ cũng như giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ.
5. Suy giảm hoặc mất thính lực
Suy giảm thị lực và mất đi thính lực cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nếu bé không nghe rõ âm thanh từ cuộc sống bên ngoài, thì việc hình thành ngôn ngữ và học theo người lớn là rất khó. Để phát hiện bé có suy giảm thính lực không, bố mẹ cần chú ý hơn đến các biểu hiện thường ngày của con và cho con đi khám nếu tình trạng chậm nói không được cải thiện.
6. Dấu hiệu của bệnh tự kỷ
Chậm nói có thể được biết đến là biểu hiện ban đầu của chứng tự kỷ. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý trẻ có thêm các dấu hiệu bất thường như ít tương tác xã hội, lặp đi lặp lại một hành động, phát ra những âm thanh vô nghĩa, thích chơi một mình, …Nếu nguyên nhân chậm nói do tự kỷ thì trẻ cần được can thiệp sớm để có thể cải thiện tình trạng bệnh và phát triển được bình thường.
III. Bé 3 tuổi chậm nói phải làm sao?
Mặc dù không phải bé nào chậm nói cũng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Tuy nhiên, phát hiện được tình trạng chậm nói và khắc phục tình trạng này ở con sẽ giúp bé có thể phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Vậy bé 3 tuổi chậm nói, phụ huynh cần làm gì?
1. Sử dụng ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ thông qua các giờ học thú vị. Các chuyên gia sẽ đánh giá được khả năng tiếp thu và học hỏi cũng như khả năng phát âm của trẻ để xây dựng mục tiêu học tập cho từng đối tượng.
2. Trung tâm can thiệp sớm
Nếu như ngôn ngữ trị liệu không cải thiện được khả năng chậm nói ở trẻ, cha mẹ có thể tìm đến các trung tâm can thiệp kỹ năng chuyên sâu. Dựa vào tình trạng của từng bạn, cha mẹ cho con đi học theo lộ trình toàn thời gian hoặc học theo giờ.
3. Khám và điều trị bệnh lý tiềm ẩn
Nếu không phát hiện được nguyên nhân gây nên chậm nói ở trẻ, cha mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra xem có gặp các bệnh lý tiềm ẩn như có vấn đề về thính giác, dính lưỡi,…cha mẹ cần có biện pháp can thiệp y tế sớm. Sau đó, bé có thể được điều trị thêm nếu mắc các tật về cấu âm. Cuối cùng là can thiệp về kỹ năng và điều trị giúp trẻ có thể phát triển được ngôn ngữ tốt hơn.
Có thể nói, tình trạng bé 3 tuổi chậm nói sẽ khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng cho sự phát triển của con. Vì vậy, nắm rõ những giai đoạn hình thành và phát triển của bé sẽ giúp ba mẹ can thiệp kịp thời, giúp con phát triển được tốt nhất.
IV. Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
Khi biết được dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ 3 tuổi, ba mẹ cần nắm rõ về quá trình phát triển kỹ năng nói cơ bản của trẻ từng giai đoạn. Việc nắm bắt được quá trình phát triển của con sẽ giúp ba mẹ có cách chăm sóc và quyết định can thiệp đúng lúc để con bạn co thể phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa:
-
3 – 6 tháng tuổi: chăm chú nhìn người lớn nói chuyện, quay đầu về phía tiếng động được phát ra. Trẻ bắt đầu học và phân biệt các tiếng động khác nhau từ các vị trí khác nhau.
-
6 – 9 tháng tuổi: Có thể bắt đầu phát âm từ 1-2 âm tiết cơ bản.
-
9 – 12 tháng tuổi: Trẻ phát âm “ê, a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng mười một tháng hay một tuổi có trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà, mẹ.
-
12 – 15 tháng tuổi: Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
-
15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau.
-
18 tháng đến 2 tuổi: biết chào hỏi và gọi tên của mọi người.
-
2 – 3 tuổi: Đây là giai đoạn bé thích nói, nói nhiều, tự nói chuyện khi chơi. Trẻ bắt đầu biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.
Lời kết: Trên đây là những kiến thức chia sẻ về tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói. Nhà thuốc 365 hy vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ. Chúc các bậc cha mẹ thành công.