Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón và những lưu ý cha mẹ không nên bỏ qua?

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón và những lưu ý cha mẹ không nên bỏ qua?

Trẻ 7 tháng bị táo bón là một trong những vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng. Bởi trẻ bị táo bón thực sự nguy hiểm, khiến cho trẻ khó chịu và gặp khó khăn khi đi đại tiện. Vậy trẻ bị táo bón do đâu và dấu hiệu của bệnh như thế nào? Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị táo bón?

1. Tìm hiểu về tình trạng trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón?

1.1 Thế nào là trẻ 7 tháng bị táo bón?

Táo bón là khái niệm chỉ tình trạng phân của trẻ di chuyển xuống chậm khi đi đại tiện, bị hấp thụ lại một phần nước nên phân sẽ trở nên khô, rắn, cứng… có thể kèm máu khiến trẻ đi ngoài khó khăn, ngồi lâu và rặn gây chảy máu.

Khoảng cách giữa các lần đi đại tiện thường dài hơn bình thường, trẻ bị táo bón sẽ chậm tăng cân và hay quấy khóc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chất thải tích tụ trong ruột già lâu ngày và khiến trẻ khó chịu, gây ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ.

1.2 Trẻ 7 tháng bị táo bón có những dấu hiệu như thế nào?

– Phân của trẻ trở nên cứng, tròn giống hòn bi hoặc phân dê.

– Tần suất số lần đi vệ sinh ngày càng ít hơn so với bình thường (dưới 3 lần/tuần).

– Phân của trẻ có lẫn máu, đây là biểu hiện của rách hậu môn.

– Khi đi vệ sinh, bé thường khó chịu, quấy khóc…

– Bên cạnh đó, trẻ còn có hiện tượng són phân ra quần mà trẻ không hay biết;

– Trẻ thay đổi tâm lý, hành vi: hay quấy khóc, không chịu chơi, không vui vẻ, mệt mỏi…

Trẻ 7 tháng bị táo bón là một trong những vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng. Bởi trẻ bị táo bón thực sự nguy hiểm, khiến cho trẻ khó chịu và gặp khó khăn khi đi đại tiện.

2. Trẻ 7 tháng tuổi táo bón nguyên nhân do đâu?

– Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý. Hệ sinh vật đường ruột của trẻ lúc này mất cân bằng do trẻ không bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt khi trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của đường ruột.

– Trẻ bị thiếu chất xơ: Việc chế biến đồ ăn dặm quá tinh và quá mịn, không đủ các nhóm rau củ, chất xơ cũng dễ khiến cho trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón.

– Trẻ bị thiếu nước: Khi trẻ bị cắt bớt lượng sữa hàng ngày dung nạp vào cơ thể và sử dụng đồ ăn dặm quá đặc, quá nhiều tinh bột sẽ khiến cho trẻ khó tiêu hóa, hấp thụ và gây ra táo bón.

– Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa kịp thích nghi: Dạ dày của trẻ 7 tháng lúc này còn non yếu và đã làm quen với sữa lỏng, dễ tiêu hóa. Đến khi bước vào ăn dặm, dạ dày của trẻ phải tập xử lý những thức ăn phức tạp, khó tiêu hơn nên trẻ 7 tháng thường bị táo bón vì lý do này.

– Sử dụng sữa công thức không phù hợp: Sữa công thức thường sẽ có vài chất dinh dưỡng không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ chưa thể hấp thụ hết được và gây ra tình trạng táo bón.

Việc chế biến đồ ăn dặm quá tinh và quá mịn, không đủ các nhóm rau củ, chất xơ cũng dễ khiến cho trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón.

3. Trẻ bị táo bón, cha mẹ cần lưu ý những gì?

–  Tăng cường cho trẻ bú nhiều và bổ sung thêm nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100 ml trên mỗi kg trong một ngày (bao gồm cả sữa). Cha mẹ có thể cho bé uống nước ép hoa quả, bên cạnh đó, trẻ 7 tháng tuổi chỉ nên cho ăn ngày 1 đến 2 bữa ăn dặm. Bởi giai đoạn này việc bổ sung lượng sữa vẫn là chủ yếu sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, phân mềm hơn và đi vệ sinh tốt hơn

– Nên lựa chọn cho trẻ sữa công thức phù hợp: Khi cho trẻ ăn sữa công thức cần theo dõi đáp ứng trên cơ thể của trẻ. Nếu thấy con có dấu hiệu bất thường như: tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ nhiều thì mẹ cần đổi sữa khác cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần tuân thủ pha sữa và nước đúng tỷ lệ được hướng dẫn trên vỏ hộp, không tự ý pha sữa quá đặc hoặc quá loãng.

– Khuyến khích cho bé vận động hợp lý: Cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng nhằm giúp tăng tuần hoàn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chơi đùa cùng con để con vận động nhiều hơn.

– Xây dựng cho trẻ 7 tháng tuổi chế độ ăn uống hợp lý: Cha mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ để giúp trẻ tiêu hóa tốt.

Cha mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ để giúp trẻ tiêu hóa tốt.

4. Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón khi nào nên cho trẻ đi khám?

Khi trẻ có biểu hiện của táo bón sau đây, cha mẹ mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giúp điều trị bệnh hiệu quả và đúng cách:

– Trẻ có biểu hiện chướng bụng, nôn ói và đau bụng dữ dội, quấy khóc liên tục.

– Trẻ tăng cân hoặc không tăng cân trong vài tháng liên tục.

– Khi đi đại tiện xuất hiện phân kèm máu.

– Trẻ bị chậm phát triển về thần kinh, vận động.

– Hậu môn của trẻ bất thường, có biểu hiện bị rách, sưng phồng, đỏ…

Khi trẻ có biểu hiện của táo bón cha mẹ mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giúp điều trị bệnh hiệu quả và đúng cách

Để tình trạng táo bón ở trẻ 7 tháng được cải thiện, cách tốt nhất cha mẹ nên tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày. Bên cạnh đó, trẻ 7 tháng đang ở độ tuổi ăn dặm, do đó cha mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ cần thiết để dễ hấp thụ và đi tiêu dễ dàng hơn. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hại có thể xảy ra với trẻ

 

Alternate Text Gọi ngay