Trẻ bị sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách chữa trị
Trẻ bị sổ mũi thường tự khỏi sau một vài ngày, nhưng trẻ bị sổ mũi kéo dài trên 3 ngày bố mẹ cần đặc biệt để ý bé, nên đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí thích hợp. Tránh để hiện tượng kéo dài gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ trẻ.
Mục Lục
1. Nhận biết hiện tượng trẻ sổ mũi kéo dài?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài là tình trạng chảy nước mũi thường gặp ở trẻ. Đây là phản ứng đường hô hấp trên tăng tiết dịch để bảo vệ cơ thể khi chịu tác động từ bên ngoài như khí hậu, bụi bẩn, vi khuẩn … Đặc biệt trẻ nhỏ trong quá trình phát triển hoàn thiện, trẻ sổ mũi kéo dài nhiều.
Trẻ bị sổ mũi thường tự khỏi sau một vài ngày, nhưng trẻ sổ mũi kéo dài (>=3 ngày) hay nước mũi đổi màu và các triệu chứng bất thường khác quan sát được ảnh hưởng đến sinh hoạt trẻ thì bố mẹ cần đặc biệt để ý bé, và nên đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí thích hợp. Tránh để hiện tượng kéo dài gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ trẻ.
Trẻ bị sổ mũi kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
2. Trẻ bị sổ mũi kéo dài nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài bố mẹ có thể nghĩ tới nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường, là do môi trường, sự thay đổi đột ngột của khí hậu làm biểu mô niêm mạc mũi tăng tiết dịch.
Tuy nhiên, cũng có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác như: trẻ bị viêm xoang cấp tính, dị ứng, xuất hiện dị vật bên trong khoang mũi, lạm dụng quá mức thuốc co mạch, viêm mũi vận mạch, nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus… Mỗi căn nguyên có một nhóm triệu chứng đi kèm hiện tượng sổ mũi, giúp bố mẹ nhiều hơn trong chăm sóc bé.
Cùng các bác sĩ tìm hiểu các nguyên nhân làm trẻ sổ mũi kéo dài:
-
Do sự thay đổi của môi trường, khí hậu: Thời tiết thay đổi, đặc biệt khí hậu lạnh kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, khiến trẻ sổ mũi kéo dài đặc biệt là vào mùa đông. Đợt sổ mũi có thể kéo dài hơn 1 tháng nếu hệ miễn dịch của trẻ càng nhỏ, càng yếu. Do đó, nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài nhiều vào những dịp thay đổi thời tiết, hãy giữ ấm cho trẻ.
Khí hậu thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài
Bên cạnh đó, đi cùng với trẻ bị chảy nước mũi còn có hiện tượng sốt nhẹ, ho, trẻ trở nên quấy khóc và biếng ăn.
-
Do viêm xoang cấp tính ở trẻ: Trẻ chảy mũi mủ màu vàng hay xanh lá cây, thường là một bên, quan sát thấy niêm mạc nề đỏ. Đôi khi có mùi hôi kèm theo trẻ có thể có hiện tượng sốt cao, quấy khóc và biếng ăn.
-
Dị ứng ở trẻ: Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài. Khi tiếp xúc với một số vật lạ như như phấn hoa, lông động vật, côn trùng cắn…trẻ sẽ bị dị ứng. Trẻ bị dị ứng có thể nổi mẩn đỏ khắp người, sổ mũi, hắt xì, nghẹt mũi …
-
Nhiễm virus hô hấp trên: Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoàn toàn, dễ gây nên hiện tượng trẻ sổ mũi kéo dài. Đi kèm các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, hắt xì …
-
Lạm dụng quá mức thuốc co mạch mũi: Khi sử dụng các loại thuốc xịt hay thuốc nhỏ mũi không đúng cách khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài, và tình trạng sổ mũi trầm trọng hơn. Đặc biệt, một số thuốc nếu lạm dụng, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc vào thuốc, nghĩa là phải sử dụng thuốc mới có thể ngừng chảy nước mũi được.
-
Ngoài ra nếu lạm dụng các thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi có thể làm bé lờn thuốc.
-
Dị vật mũi ở trẻ: Việc có dị vật chèn ép trong mũi có thể kích thích mũi tiết dịch (có thể có mùi hôi, đôi lúc sẽ kèm theo cả máu và khiến trẻ cảm thấy khó chịu lẫn đau đớn). Trẻ sổ mũi kéo dài nếu không kèm triệu chứng như cảm lạnh, cúm hay dị ứng thì nguyên nhân có thể là do một dị vật nào đó bị mắc kẹt trong lỗ mũi của bé.
Bố mẹ cần để ý hoàn cảnh trẻ chảy mũi, có thể định hướng nguyên nhân dị vật mũi ở trẻ.
3. Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ?
Nhận biết sớm tình trạng sổ mũi ở trẻ giúp bố mẹ chăm sóc bé sát hơn, đồng thời cũng tránh được những chuyển biến nặng khi sổ mũi gây ảnh hưởng hệ hô hấp dưới và sức khỏe của trẻ.
Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ gồm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khởi phát bệnh
Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ nếu được phát hiện và chữa trị sớm giai đoạn đầu đều dễ dàng hơn cho cả trẻ, bố mẹ.
- Chúng ta có thể thấy các dấu hiệu như: Trẻ hắt hơi nhiều kèm sốt nhẹ, bắt đầu cảm thấy nóng rát và khô mũi.
Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ cha mẹ cần biết
Giai đoạn 2: Chảy dịch mũi trong nhiều
Ở giai đoạn này thì các biểu hiện của trẻ đã rõ ràng hơn và xảy ra thường xuyên hơn.
- Trẻ thường có các biểu hiện như: Hắt hơi liên tục, có cảm giác nghẹt mũi và chảy dịch mũi trong.
Khi đó sinh hoạt và sức khỏe cơ thể trẻ cũng bị ảnh hưởng: Trẻ mệt mỏi, ăn ngủ kém, sốt cao, môi khô, mạch nhanh
Giai đoạn 3: Dịch mũi xanh, vàng xuất hiện
Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ, đây là giai đoạn nặng nhất, lúc này dịch mũi không còn trong như các giai đoạn trước nữa, dịch đặc và xuất hiện mủ màu (xanh hay vàng tùy vào căn nguyên gây bệnh).
- Lúc này, dịch mũi của trẻ là dịch mủ xanh hoặc vàng và đặc, trẻ có thể thở nhanh khó thở hay cảm giác nghẹt mũi. Ăn uống cũng kém hơn nhiều, thường quấy khóc và toàn trạng rất mệt mỏi.
4. Trẻ bị sổ mũi kéo dài liệu có nguy hiểm không?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài với những nguyên nhân khác nhau có những biến chứng lâu dài khác nhau.
-
Trẻ bị sổ mũi kéo dài sẽ cảm thấy khó chịu và khó thở, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của bé.
-
Dịch mũi chảy xuống cổ họng, nếu để kéo dài có thể gây ho, khó chịu họng, và bội nhiễm cho trẻ.
-
Việc thở bằng mũi liên quan mật thiết đối với sự phát triển của khuôn mặt trẻ trong quá trình phát triển. Khi trẻ sổ mũi kéo dài, có thể trẻ sẽ chủ động chuyển sang thở bằng miệng, điều này có thể ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, hàm mặt và sức khỏe tổng thể của bé.
-
Tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm nhiễm trùng kéo dài, thính giác của bé có thể bị tác động tiêu cực, vì tai giữa thông với phía sau mũi (vòm họng).
Vì vậy, với trẻ bị sổ mũi kéo dài, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc bé cẩn thận. Nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
5. Xử lý hiệu quả trẻ bị sổ mũi kéo dài như thế nào?
Trẻ bị sổ mũi kéo dài bên cạnh việc chăm sóc và điều trị triệu chứng bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian sạch thoáng, ấm …
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất và chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ nhanh hấp thu và phát triển.
Chế độ ăn hợp lý giàu vitamin và khoáng chất ở trẻ
Điều trị triệu chứng sổ mũi ở theo các giai đoạn sổ mũi ở trẻ, mỗi giai đoạn sẽ chăm sóc mức độ khác nhau để cải thiện hiệu quả tình trạng sổ mũi ở trẻ.
-
Giai đoạn 1: Bố mẹ nên rửa mũi thường xuyên rửa mũi hoặc nhỏ mũi cho trẻ bằng nước mũi sinh lý. Vệ sinh mũi sẽ làm loãng dịch nhầy, thông thoáng mũi, và ngăn ngừa được vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm.
Bố mẹ để con nằm nghiêng, từ từ bơm xilanh nước muối vào mũi, rồi bơm bên kia tương tự. Nếu trẻ nhỏ và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi bố mẹ cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Nếu trẻ dưới 1 tuổi thì nhỏ 2 giọt mỗi bên, 2-3 lần/ngày. Nếu trẻ trên 1 tuổi thì nhỏ 3 giọt mỗi bên, 2-3 lần/ngày
-
Bố mẹ nên làm ấm nước muối trước khi nhỏ mũi cho bé.
Làm ấm nước muối trước khi nhỏ mũi cho bé
-
Giai đoạn 2: Ngoài sổ mũi, trẻ có thể mệt mỏi, ăn ngủ kém, sốt cao, môi khô, mạch nhanh vậy nên bên cạnh làm sạch mũi trẻ, bố mẹ cần theo dõi kĩ và cân nhắc đi khám bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh (nếu cần) thích hợp.
Nếu trẻ sốt chườm ấm cho trẻ, bố mẹ lưu ý chỉ nên dùng thuốc khi bé sốt từ 38,5 độ trở lên. Vì sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, vậy nên nếu sốt <38,5 bố mẹ chưa cần cho bé dùng thuốc.
-
Giai đoạn 3: Là giai đoạn mà trẻ khó chịu, mệt mỏi và nặng nhất. Bố mẹ nên tiến hành rửa mũi cho trẻ một cách cẩn thận, đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để tránh diễn biến nặng xảy ra.
Để chăm sóc sức khỏe trẻ một cách toàn diện, bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị trẻ tại nhà cùng hướng dẫn của bác sĩ, đặt lịch khám online tại nhà với bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị chăm sóc trẻ đúng cách. Sau sẽ giúp bố mẹ chủ động tìm hiểu bệnh viện, phòng khám, bác sĩ, hay đặt lịch đưa con đi khám không còn là trở ngại qua app “ IVIE – Bác sĩ ơi”.
IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số bác sĩ khám nhi online 24/24 uy tín dưới đây:
-
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, Bác sĩ khuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, 25 năm kinh nghiệm và thực nghiệm hơn 1.000 lượt khám online;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bác sĩ nội trú Bệnh viện Nhi trung ương, hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7.000 lượt khám online;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương, với hơn 10 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 3.000 lượt khám nhi online, có thể tư vấn các bệnh lý truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ;
-
BSCKII Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm khác.
Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà dưới hướng dẫn của bác sĩ khám nhi online
Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách.
Tải app
Hướng dẫn khám online trên ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi
IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ khám nhi và tai mũi họng uy tín tại Hà Nội, bố mẹ tham khảo đưa con đi thăm khám:
-
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ;
-
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;
-
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;
-
Và nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập khác …
Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi.
1900 638 367
6. Bác sĩ mách mẹ mẹo cách phòng tránh trẻ bị sổ mũi kéo dài
Cùng bác sĩ lưu ý chăm sóc trẻ đặc biệt là thời tiết lạnh, để có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, giảm đáng kể trẻ sổ mũi kéo dài:
-
Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ bằng cách cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ và chuẩn khoa học.
-
Không gian xung quanh bé cần giữ gìn trong lành, sạch sẽ, đặc biệt là những khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều. Bố mẹ hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm.
-
Vệ sinh cho bé thường xuyên sẽ giúp làm giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé và giúp cải thiện tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi.
-
Cần giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay trở lạnh.
-
Chú ý không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ, rửa mũi đúng cách thường xuyên cho trẻ. Không cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có kê đơn của bác sĩ. Dùng thuốc hạ sốt như các bác sĩ hướng dẫn.
Trẻ bị sổ mũi kéo dài là tình trạng thường gặp, nếu được chăm sóc đúng cách và hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, bố mẹ cần để trẻ được bác sĩ thăm khám khi tình trạng nặng lên với các hiện tượng như đã mô tả ở trên.
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ thường mắc những nhóm bệnh khác nhau và có những phác đồ khác nhau. Cùng IVIE – Bác sĩ ơi cập nhật kiến thức chăm con toàn diện từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, uy tín, công tại tại các bệnh viện hàng đầu trong nước và cùng con lớn mỗi ngày.