Trẻ hoặc người bị nổi mề đay có dùng tinh dầu tràm được không? – CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT TINH DẦU HOA NÉN
Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và mức độ mẫn cảm của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, dị ứng, nổi mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính cần can thiệp điều trị chuyên khoa.
nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp gồm:
Do dị ứng thức ăn;
Do dị ứng thuốc;
Do côn trùng cắn;
Dị ứng hóa mỹ phẩm;
Di truyền;
Bệnh lý;
Nguyên nhân tự phát.
Thông thường, dầu tràm được dùng để điều trị cảm lạnh, nhức đầu, đau răng, long đờm… Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong các bệnh liên quan đến dị ứng nhờ đặc tính chống viêm, làm dịu da bị kích ứng và giảm ngứa.
Mặt khác, dầu tràm còn chứa terpineol là chất có tính sát khuẩn mạnh mẽ nên giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và chống ngứa hiệu quả. Do đó, dầu tràm đặc biệt phù hợp với bệnh mề đay, mẩn ngứa ngoài da.
Rửa sạch vùng da bị tổn thương, lau khô bằng khăn mềm.
Pha loãng dầu tràm bằng các loại dầu nền như dừa, jojoba… theo tỷ lệ 12%, tức là: 12 giọt dầu tràm sẽ kết hợp với 30ml dầu nền. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên phần da bị ngứa, massage nhẹ nhàng để thẩm thấu tốt hơn.
Bôi dầu tràm trên da thường xuyên 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng mề đay giảm dần.Ngoài ra thì tinh dầu tràm rất lành tính nên có thể sử dụng được cho cả trẻ em nữa
Chú ý nếu mề đay vẫn nổi sau khi bôi tinh dầu tràm thì có thể là mề đay màn tính, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị