Trẻ mấy tuổi thì nên đánh răng? – Nha Khoa Đông Nam®

trẻ bao nhiêu tuổi nên bắt đầu đánh răngtrẻ bao nhiêu tuổi nên bắt đầu đánh răng

Việc đánh răng cho bé là rất quan trọng nhằm giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Vậy trẻ mấy tuổi thì nên đánh răng?

bé mấy tuổi thì đánh răng được

bé mấy tuổi thì đánh răng được

Trẻ mấy tuổi thì nên đánh răng?

Vệ sinh răng miệng là việc làm hết sức cần thiết nếu muốn duy trì hàm răng khỏe mạnh. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, con cần học cách chải răng để dần hình thành thói quen tốt.

Theo đó, ngay vào thời điểm mà trẻ vẫn còn chưa mọc răng thì việc vệ sinh răng nướu cũng hết sức quan trọng. Điều này giúp loại bỏ được những vi khuẩn bám trên nướu.

Đồng thời còn cho trẻ quen thuộc và thích nghi dần với cảm giác nướu bị kích thích, nhờ đó mà giảm dần cảm giác đau khó chịu khi mọc những chiếc răng đầu tiên.

Và chính vào thời điểm mà trẻ nhú lên chiếc răng đầu tiên này, tức khoảng 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể tiến hành vệ sinh răng miệng cho con bằng bàn chải. Lưu ý, phải chọn loại bàn chải lông mềm và phần đầu tròn để không làm tổn thương đến các mô mềm bên trong miệng của bé.

trẻ mấy tuổi thì đánh răngtrẻ mấy tuổi thì đánh răng

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, khi 20 chiếc răng sữa của con hoàn thiện, cha mẹ có thể hướng dẫn để con chải răng đúng cách và hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ em

Sâu răng, sún răng, viêm nướu là những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những bệnh lý này chính là quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa được quan tâm.

Mảng bám thức ăn thừa tồn đọng lâu ngày, bám chắc vào kẽ răng tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Những vi khuẩn này tiết ra độc tố làm mài mòn men răng, kích ứng nướu. Lâu dần dẫn đến tình trạng sâu răng, sún răng, viêm nhiễm vùng nướu.

Việc thường xuyên ăn vặt, ăn những thức ăn chứa nhiều đường, axit và tinh bột như kẹo, socola, bánh ngọt, kem, nước ngọt,… cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

bé mấy tuổi thì đánh răngbé mấy tuổi thì đánh răng

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, fluor và thành phần vitamin sẽ khiến hệ miễn dịch của răng nướu yếu, không chống đỡ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Ngoài ra, những tổn thương cơ học như dùng tăm tre nhọn xỉa răng, lực chải răng mạnh hoặc tai nạn do va đập cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng ở trẻ nhỏ.

Các nguy cơ, ảnh hưởng của bệnh lý răng miệng ở trẻ

Trường hợp trẻ em bị sâu răng, viêm nướu sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, từ đó dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày,…

Những bệnh lý răng miệng nếu không điều trị sớm, lâu ngày sẽ gây mất răng, nhiễm trùng. Đồng thời điều này còn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

trẻ mấy tuổi thì nên đánh răngtrẻ mấy tuổi thì nên đánh răng

Nhiều phụ huynh lầm tưởng, răng sữa bị sâu cũng không sao, vì sau đó sẽ mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, ít ai biết răng răng sữa và răng vĩnh viễn lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Trường hợp răng sữa mất sớm hơn so với bình thường sẽ làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc chen vào lấn nhau.

Bệnh viêm nướu, sâu răng nếu không điều trị sớm còn có thể gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm như viêm quanh cuống răng, viêm hạch, viêm xương,…

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

1. Trước khi mọc răng

Mặc dù lúc này răng con vẫn chưa mọc nhưng việc vệ sinh cũng cần được chú trọng. Mẹ có thể dùng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc chà nướu cho bé sau khi bú. Điều này giúp bé dần quen với cảm giác nướu bị kích thích và không bị bỡ ngỡ khi đánh răng sau này.

trẻ bao nhiêu tuổi thì đánh răngtrẻ bao nhiêu tuổi thì đánh răng

2. Giai đoạn từ 6 tháng tuổi – 1 tuổi

Đây là thời điểm mà trẻ đã mọc những chiếc răng đầu tiên, do đó mẹ có thể sử dụng bàn chải để vệ sinh răng cho con. Lưu ý, nên chọn loại bàn chải lông mềm và phần đầu tròn để bảo vệ nướu không bị tổn thương.

Giai đoạn này, trẻ chưa thể ý thức được việc đánh răng vì vậy mà bố mẹ nên trực tiếp làm thay con. Nước dùng để đánh răng phải là nước lọc, không nên sử dụng nước súc miệng. Vì lúc này trẻ sẽ chưa phân biệt được việc nuốt hay nhổ nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Ngoài ra, việc cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng trong giai đoạn này nhằm mục đích chính là làm quen và hình thành thói quen đánh răng hằng ngày. Do đó, bạn cũng không cần phải sử dụng đến kem đánh răng.

Lưu ý, sau khi con bú hoặc ăn xong, bạn nên cho chúng uống nước lọc để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại.

3. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Bố mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn con đánh răng bằng các loại kem đánh răng chuyên dụng. Lưu ý, khi mua kem đánh răng mẹ nên chọn loại không chứa fluor hoặc nồng độ fluor cực thấp dành riêng cho trẻ. Mặc dù fluor được các chuyên gia đánh giá là thành phần tốt cho răng.

Tuy nhiên, vì lúc này men răng của trẻ còn khá yếu và mỏng, việc sử dụng fluor với nồng độ cao sẽ gây ra hiện tượng xuất hiện những vết vằn trên men răng, men răng bị đục và không còn màu sắc tự nhiên như ban đầu. Hiện tượng này được gọi là nhiễm fluor.

4. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi

Lúc này 20 chiếc răng sữa của bé đã được hoàn thiện, bố mẹ cần nghiêm túc với quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày của con hơn.

Tập cho con hình thành thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Giai đoạn này, mẹ có thể để bé tự đánh răng hoàn toàn dưới sự giám sát của người lớn.

trẻ bao nhiêu tuổi thì nên đánh răngtrẻ bao nhiêu tuổi thì nên đánh răng

5. Giai đoạn từ 6 – 9 tuổi

Vẫn nên thường xuyên giám sát để chắc chắn rằng con thực hiện vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Để đảm bảo con đánh răng sạch và không bị đau đớn trong quá trình chải răng, bố mẹ cần hướng dẫn con cách chải răng khoa học. Đầu tiên, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ đặt lên bề mặt lông bàn chải, sau đó thực hiện chải nhẹ nhàng trên răng.

Lưu ý, khi chải nên chia thành từng nhóm khoảng từ 2 – 3 chiếc răng để hiệu quả làm sạch được tốt nhất. Chải đầy đủ ở mặt trước, mặt sau và cả mặt nhai của răng. Thời gian tốt nhất cho mỗi lần vệ sinh răng miệng là từ 2 – 3 phút.

Bố mẹ nên tìm hiểu và chọn mua kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng và độ tuổi của con. Tốt nhất là loại kem đánh răng không đường để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ.

Bàn chải ưu tiên chọn loại lông mềm, đầu tròn nhỏ và có phần cổ dài để trẻ có thể dễ dàng xoay trở khi chải những chiếc răng ở vị trí răng hàm.

Tuyệt đối không nên chọn những bàn chải có lông quá cứng, vì không những hiệu quả làm sạch không được đảm bảo mà còn có thể gây tổn thương đến nướu.

Cách hay khiến bé thích đánh răng

Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng thích đánh răng. Đặc biệt, ở độ tuổi 6 – 9 tuổi trẻ đã bắt đầu có những suy nghĩ và ý kiến riêng, đôi khi sẽ xảy ra trường hợp không vâng lời hoặc vì ham chơi mà lười chải răng.

Lúc này, bố mẹ cần có tạo hứng thú cho con và kiên nhẫn giải thích về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Một vài cách hay giúp con trở nên hứng thú hơn với việc đánh răng:

Hãy lựa chọn cho bé những chiếc bàn chải có kiểu dáng thật dễ thương, liên quan đến một nhân vật hoạt hình nào đó mà yêu thích. Đặc biệt, màu sắc phải sinh động và bắt mắt. Ngoài ra, mẹ lúc nào cũng nên chuẩn bị sẵn trong nhà từ 2 – 3 bàn chải có màu sắc khác nhau để tạo sự hứng thú cho trẻ.

trẻ mấy tuổi thì nên tập đánh răngtrẻ mấy tuổi thì nên tập đánh răng

Kem đánh răng nên mua loại có mùi thơm hấp dẫn, điều này sẽ kích thích khứu giác và mong muốn trải nghiệm của bé.

Tập cho con đánh răng vào đúng những khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và cứ vào chính xác giờ đó sẽ đi đánh răng mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Bố mẹ cùng đánh răng với trẻ và thi đua xem ai là người đánh răng sạch hơn, thơm hơn. Và thường xuyên đưa ra những lời khen ngợi để động viên bé.

bé mấy tuổi có thể đánh răngbé mấy tuổi có thể đánh răng

Phụ huynh có hãy cho con thấy được sự khác nhau giữa hàm răng trắng đẹp và hàm răng bị sâu từ việc lười chải răng để bé có thêm động lực và không bị sao nhãng trong quá trình vệ sinh răng miệng.

Với những thông tin mà bài viết chia sẻ trên đây, hy vọng đã phần nào giúp bố mẹ làm rõ vấn đề trẻ mấy tuổi thì nên đánh răng.

Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Liên hệ tư vấn nha khoa đông namLiên hệ tư vấn nha khoa đông nam logo nha khoa đông namlogo nha khoa đông nam

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Chăm sóc răng miệng, Vấn đề khi đánh răng

Alternate Text Gọi ngay