Trẻ sơ sinh có dùng được tinh dầu tràm không? TOP 3 tinh dầu tràm được ba mẹ tin dùng nhất

Các mẹ chắc hẳn đã ít nhất 1 lần nghe đến dầu tràm – “thần dược” mà bất cứ trong tủ thuốc của mọi nhà đều có. Sử dụng dầu tràm có thể giúp lành nhanh vết muỗi đốt, côn trùng cắn, trị họ, đầy hơi, khó tiêu, … cho mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nếu gia đình có trẻ sơ sinh thì phải hết sức cẩn thận. Da của bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, bất cứ sản phẩm nào bé sử dụng phải đặc biệt an toàn, không gây kích ứng. Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh vì vậy cũng cần phải lưu ý, không dùng bừa bãi được.

Dầu tràm cũng là một loại dầu gió, có chứa rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Các ba mẹ hiện nay hầu hết đều biết được tác dụng điển hình và cách dùng. Tuy nhiên, nếu chi tiết từng tác dụng và từng cách dùng thì không hẳn ai cũng biết. Vậy sử dụng dầu tràm như thế nào là đúng, đặc biệt với trẻ sơ sinh?

Dầu tràm là gì?

Trước hết, khi tìm hiểu cách dùng thì ta cần biết dầu tràm là gì trước đã. Dầu tràm (tinh dầu tràm) là tinh dầu từ thiên nhiên, được triết xuất từ lá cây tràm theo cơ chế chưng cất. Lá tràm được chọn để chiết xuất tinh dầu thường là tràm trà, tràm gió. Chính vì vậy, các thành phần trong tinh dầu rất lành tính và an toàn. Cụ thể hơn, thành phần chính của dầu tràm là Cineol. Đây là một hợp chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa virus gây bệnh. Vì rất lành tính và sở hữu nhiều công dụng hữu ích chăm sóc tốt cho sức khỏe, chính vì thế mà tinh dầu tràm không thể thiếu trong tủ thuốc của mọi gia đình.

Trẻ sơ sinh có dùng được dầu tràm không?

Vì được chiết xuất từ 100% từ thiên nhiên, tinh chất dầu tràm có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Hơn nữa, dầu tràm có đặc tính trị liệu cao nhưng không gây nóng như các loại dầu khác (dầu gió), … Cho nên từ lâu, người ta vẫn có thói quen sử dụng dầu tràm cho cả gia đình, đặc biệt dùng cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu, sử dụng dầu tràm có thể mang lại những lợi ích bất ngờ.

Dầu tràm có tác dụng như thế nào?

Dầu tràm có hai loại là tràm trà và tràm gió. Trong đó, tràm gió được đánh giá là an toàn hơn và sử dụng phổ biến. Tác dụng của dầu tràm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Kháng khuẩn, ngăn ngừa virus: bảo vệ cơ thể trẻ khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường
  • Giữ ấm cơ thể: vì dầu tràm có tính ấm nên thích hợp dùng để giữ ấm cơ thể cho bé sau khi tắm, đặc biệt trong mùa đông lạnh, phòng ngừa bệnh cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi, ….

  • Trị ho, long đờm: dầu tràm có tác dụng nhất đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nhất chính là hiệu quả trị ho. Trong dầu tràm có chứa rất nhiều hoạt chất ngăn ngừa hoạt động và sự phát triển của virus, vi khuẩn, giúp diệt trừ các tác nhân gây ho, ngứa, rát cổ họng.
  • Trị ngạt mũi, sổ mũi, khò khè: khi dùng dầu tràm sẽ có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, kháng khuẩn, tiêu viêm. Từ đó cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, giúp bé cảm thấy thoái mái, dễ chịu hơn.
  • Giảm ngứa, vết tẩy do côn trùng đốt: khi trẻ bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, thoa một chút dầu tràm sẽ thấy vết đốt dịu lại, giảm ngứa cho bé.
  • Giảm chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa: ít ai biết rằng dầu tràm có hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhờ khả năng kích thích tuần hoàn máu, kích thích nhu động ruột đẩy khí ứ hơi dư thừa, giảm chứng đầy hơi, khó tiêu.

Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ đúng cách

  • Trị vết công trùng cắn: Dầu tràm có chứa hoạt chất khoáng khuẩn (Eculyptol), khi bị muỗi đốt hay côn trùng cắn, có thể dùng dầu tràm và thoa một chút lên vết cắn làm giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa và đau cho trẻ.
  • Hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu: Trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Khi gặp tình trạng này, chỉ cần cho vài giọt dầu tràm cho vào lòng bàn tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài. Dầu tràm có chứa hoạt chất Cineol sẽ nhanh chóng thấm và làm nóng vùng bụng của bé. Việc này sẽ giúp lưu thông tốt hơn, kích thích nhu động ruột và đẩy khí hơi thừa ra ngoài, làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ. 
  • Giúp bé giảm các cơn ho: Khi thời tiết thay đổi, nhất là giai đoạn giao mùa, trẻ rất dễ bị ho, cảm cúm, mẹ chỉ cần dùng vài giọt dầu tràm rồi massage vùng lưng, bụng, ngực và cổ cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thực hiện từ 2 – 3 ngày liên tục, triệu chứng ho, cảm cúm sẽ được cải thiện rõ ràng.
  • Massage cho trẻ bằng dầu tràm: Hoạt chất Cineol có trong dầu tràm có tác dụng lưu thông khí huyết tốt hơn. Các hoạt chất có trong dầu tràm có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết khu phong. Hơn nữa, dầu tràm không có tính nóng nên có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng để massage cho trẻ sơ sinh với làn da dễ nhạy cảm.
  • Dùng dầu tràm để kháng khuẩn cho bé: Một trong những công dụng mà các ba mẹ quan tâm nhất của dầu tràm là khả năng khoáng khuẩn. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần nhỏ vài giọt vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn, rồi đặt trong góc nhà. Đối với những gia đình có máy phun sương cũng có thể giỏ một vài giọt vào máy để những hơi nước sẽ bay ra khắp nhà. Việc này sẽ giúp cho bầu không khí sạch và thơm thoáng hơn. Mùi hơn của dầu tràm tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ sơ sinh.
  • Dầu tràm pha loãng để tắm cho trẻ: Khi tắm cho trẻ, nên pha loãng 3 – 5 giọt dầu tràm, sau đó dùng tay khuấy đều, tiến hành tắm cho trẻ bình thường. Đối với trẻ chưa rụng dây rốn, không nên để nước tắm có pha loãng dầu trà vì sẽ làm ướt hoặc gây xót cho trẻ. Tránh để nước rơi vào mắt, mũi tiềm ẩn những nguy cơ kích ứng, vì vậy không nên rửa mặt cho bé với nước tắm có pha loãng dầu tràm.

Cách chọn dầu tràm sao cho đúng nhất

  • Nguồn gốc, thương hiệu: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu tràm được sản xuất vô cùng đa dạng. Ba mẹ có thể dễ dàng mua lại hầu hết tại các cửa hàng, siêu thị chuyên bán đồ cho mẹ và bé. Tuy nhiên, vì da của bé rất mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng. Vì thế ba mẹ nên tìm hiểu sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để được đảm bảo về chất lượng và yên tâm khi dùng cho trẻ.
  • Thành phần: Dầu tràm được sản xuất từ 100% tự nhiên từ cây tràm tươi với các thành phần như Cineol, Terpineol, Limonene. Trong đó, ba mẹ nên quan tâm đến hàm lượng Cineol vì đây là thành phần quan trọng, có khả năng kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị tốt.
  • Kết cấu, màu sắc, mùi hướng: Dầu tràm nguyên chất, không lẫn tạp chất sẽ có màu vàng nhạt, khi bôi trực tiếp sẽ không dây nhờn rít hay nóng rát. Ba mẹ hãy mua được sản phẩm tốt và an toàn, tránh mua nhầm hàng giả hay đã bị pha lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ.
  • Đựng trong chai thủy tinh: Dầu tràm sau khi chưng cất nếu không được bảo quản trong điều kiện lưu giữ tốt, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và môi trường bên ngoài sẽ làm thay đổi bản chất của các thành phần có trong dầu tràm, từ đó làm giảm tác dụng của sản phẩm.

TOP 3 dầu tràm được các mẹ tin dùng nhất

Dầu tràm rất đa công dụng, trên thị trường, có rất nhiều loại cho bé khác nhau kiến bạn không biết dùng loại gì để phù hợp với bé.

Dầu tràm Huế Sam

 

Tinh dầu tràm Huế được chiết xuất 100% từ cây tràm gió Huế. Cây tràm gió với thành phần hóa học chủ yếu là α-Terpineol và 1.8- Cineol có giá trị đặc biệt nhờ tính kháng khuẩn cao, vì vậy sản phẩm có tác dụng rất hữu hiệu đối với việc phòng và trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đây cũng là một sản phẩm dầu tràm quốc nội được các ba mẹ tin dùng. Đặc điểm rất khác so với dầu tràm ở vùng khác đó là không mang tính nóng. Xoa nóng như không bỏng rát nên sử dụng rất tốt với trẻ, đặc biệt không có tác dụng phụ khi sử dụng. 

Các mẹ đánh giá khá tốt về khả năng giữ ấm cho bé. Bên cạnh đó, còn giúp chống cảm mạo, sổ mũi, kích thích long đờm cũng như chữa đầy bụng cho trẻ. Thể tích của sản phẩm vừa phải (50ml) được đóng vào lọ thủy tinh, giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn và lâu hơn. Đối với các mẹ mua lần đầu, muốn thử nghiệm cho con rất phù hợp, giả cả và dung tích phải chăng.

Tinh dầu tràm Huế Ome

 

Vẫn là một sản phẩm quốc nội, tinh dầu tràm Huế Ome được chiết xuất từ 100% lá tràm tự nhiên. Trong quá trình sử dụng, dầu tràm Huế Ome được đánh giá có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Sử dụng massage cho bé, bé rất thích thường nằm im cho mẹ thực hiện. Tinh dầu thoa ít không bết, nhưng thoa nhiều để massage sẽ hơi bết một chút. Những trời trở lạnh, sử dụng giữ ấm, giảm ho cho bé rất tốt. Ngoài ra, các vết muỗi đốt, côn trùng cắn cũng nhanh chóng lành lại sau khi sử dụng loại tinh dầu này.

Với quy cách đóng lọ là 100ml được đóng vào lọ thủy tinh, một lần mua sử dụng được khá lâu nhưng với dung tích lớn mẹ nào muốn thử cho bé thì khá ngại.

Dầu tràm Wonmom

 

Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và kết hợp với phương pháp hiện đại để chăm sóc cho mẹ và bé dễ dàng, an toàn, hiệu quả.

Được làm từ 100% chiết xuất từ lá tràm thiên nhiên, dầu tràm Wonmom có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Tinh chất α-Terpineol trong dầu tràm giúp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả
  • Nhờ thành phần Cinoel giúp làm long đờm, tan nhớt hiệu quả mà dầu tràm được sử nhiều để xông mũi, xông họng và ngăn ngừa các cơn ho
  • Chống cảm lạnh, tránh gió, giảm đau nhức xướng khớp hiệu quả
  • Chống muỗi đốt
  • Massage bụng với một ít tinh dầu tràm sẽ giúp chống đầy hơi và bụng khó tiêu
  • Tuy rằng là tinh dầu nhưng dầu tràm lại không gây nhờn cho da vì dầu thẩm thấu rất nhanh, có tác dụng se nhỏ lỗ chân lông, giảm cảm giác bóng nhờn trên da và ngăn ngừa mụn an toàn

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu tràm

Dầu tràm có rất nhiều công dụng cho gia đình với hoạt chất lành tính, an toàn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các ba mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để bảo vệ bé cũng như phát huy tốt công dụng của tinh dầu tràm:

Liều lượng sử dụng phù hợp

Theo các chuyên gia sức khỏe, liều sử dụng dầu tràm cho bé tốt nhất nên tính bằng giọt. Chẳng hạn, pha nước tắm là 5 giọt/lần, dùng xông hơi là 3 – 4 giọt/lần, thoa vết muỗi đốt hoặc massage chỉ nên dùng 1 – 2 giọt/lần, …. Việc dùng với liều lượng quá mức khuyến cáo có thể khiến cho làn da mỏng manh của bé bị tổn thương.

Tuyệt đối không bôi dầu tràm lên những vùng da nhạy cảm

Dầu tràm có hoạt tính tương đối mạnh, vì vậy đối với những vùng da nhạy cảm như đầu, da mặt, da cổ, bẹn, … có thể gây kích ứng trực tiếp trên da nếu bôi vào những vùng đó. Đối với những vị trí khác như lòng bàn chân, lòng bàn tay lưng, bụng, ngực có thể thoa trực tiếp và massage nhẹ nhàng trên đó.

Bên cạnh đó, cần theo dõi da bé sau khi bôi, phòng trường hợp da bé xuất hiện những nốt sưng đỏ thì cần dừng lại ngay để tránh tổn thương da bé. Đặc biệt, tuyệt đối không bôi lên những vết thương hở, đây là nguyên nhân vết thương trên da bị kích ứng, lâu lành hơn, thậm chí có nguy cơ bị lở loét, sưng mủ do nhiễm trùm da.

Chỉ bôi dầu tràm khi cần

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ chỉ nên áp dụng cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh; mẹ đừng lạm dụng dầu tràm vì thoa dầu vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

Nên kiểm tra phản ứng trước khi dùng

Đối với các bé mới sử dụng, trước khi dùng dầu tràm ba mẹ cần kiểm tra tình trạng kích ứng bằng cách pha loãng 1 giọt tinh dầu với 2 lít nước, sau đó thoa lên tay bé. Nếu trong 2 giờ da bé không xuất hiện bất thường như đỏ, nổi mẩn, khô ráp mới nên tắm toàn thân cho bé và cho bé bắt đầu sử dụng tùy vào tình trạng của bé.

Tránh xa tầm tay trẻ em

Không để trẻ cầm, uống trực tiếp sẽ gây rất nguy hiểm cho bé. Nếu chẳng may bé cầm chơi và nuốt phải có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn. Trường hợp nghiêm trọng nhất khi các bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm là gây động kinh.

 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin giúp các bậc cha mẹ hiểu được cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh. Việc dùng dầu tràm đúng cách không chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ mà còn hạn chế tối đa những phản ứng có hại cho trẻ trong quá trình sử dụng.

Alternate Text Gọi ngay