Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? Cách nhanh hết sữa
Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa
luôn là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Thông thường, sữa sẽ hết sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, liệu các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ có thật sự an toàn, có phương pháp nào giúp tiêu sữa nhưng không cần dùng thuốc hay không? Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây mẹ nhé!
1Thuốc tiêu sữa là gì?
Trước tiên để biết uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa, AVAKids sẽ cùng mẹ tìm hiểu thuốc tiêu sữa là gì.
Thuốc cai sữa/thuốc tiêu sữa cho mẹ là loại thuốc có khả năng làm thay đổi hormone trong cơ thể để hỗ trợ giảm lượng sữa được tiết ra. Sản phẩm này thường được các mẹ sử dụng khi muốn cai sữa cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ lưu ngay thông tin về
Mẹ lưu ngay thông tin về Bác sĩ sữa mẹ Anh Thy – Chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế
Thuốc tiêu sữa cho mẹ giúp giảm lượng sữa được tiết ra nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ
2Ảnh hưởng của thuốc tiêu sữa cho mẹ
Trên thực tế, việc sử dụng thuốc tiêu sữa mang đến hiệu quả vô cùng tốt. Mặc dù vậy, loại thuốc này cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Như AVAKids đã chia sẻ ở trên, thuốc cai sữa sẽ khiến hormone trong cơ thể mẹ thay đổi. Chính vì vậy, không chỉ thể chất mà cả tinh thần của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, thuốc tiêu sữa cho mẹ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, cụ thể như:
-
Buồn nôn
-
Chán ăn
-
Mệt mỏi
-
Tụt huyết áp
-
Đau bụng,…
Tuy nhiên, không phải ai sử dụng thuốc cũng đều gặp phải tác dụng phụ, có rất nhiều mẹ sử dụng và hoàn toàn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, tác dụng của thuốc tiêu sữa đối với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc rất lớn vào cơ địa, cách sử dụng và chế độ ăn uống,…
Có thể bạn quan tâm: Hậu sản mòn – Tác nhân “hút” chất dinh dưỡng của mẹ sau sinh
3Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?
Sau khi sử dụng thuốc tiêu sữa, thông thường sau 2 ngày mẹ sẽ thấy hết sữa. Một khi cảm nhận được sữa đã hết hẳn, mẹ hãy ngay lập tức ngừng sử dụng thuốc.
Sau khi sử dụng thuốc, sữa mẹ sẽ tiêu hết chỉ sau 2 – 3 ngày
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ các phương pháp điều trị
Mách mẹ các phương pháp điều trị sót nhau thai sau sinh
4Uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?
Khi uống thuốc cai sữa, mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ bú bởi các thành phần trong thuốc có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu trẻ “khát” sữa, mẹ hãy cho trẻ uống sữa công thức.
Theo các bác sĩ, thuốc tiêu sữa cho mẹ sẽ có tác dụng sau 2 – 3 ngày. Do đó, để trẻ sớm làm quen và không quấy khóc đòi bú mẹ trong thời gian sử dụng thuốc, mẹ nên cai sữa cho bé trước từ 4 – 5 ngày để bé có thể thích nghi dần dần.
5Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?
Nếu muốn cho con bú sữa trở lại, mẹ hoàn toàn có thể vắt sữa để kích thích tuyến vú hoạt động và tiết sữa.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí
Bật mí cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất cho bé
6Uống thuốc tiêu sữa có kích sữa lại được không?
Thuốc tiêu sữa cho mẹ chỉ có tác dụng thay đổi hormone, làm giảm lượng sữa tiết ra nên không có khả năng kích sữa trở lại. Trong trường hợp muốn sữa quay về, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp lợi sữa như: Sử dụng máy hút sữa, cho con bú lại, ăn móng giò, đậu phộng, ngũ cốc yến mạch, rong biển,…
Máy hút sữa điện đôi Philips Avent Eureka Plus SCF394.11
Có thể bạn quan tâm: Cách
Cách kích sữa L3 cực kỳ hiệu quả, mẹ nên thử ngay!
7Các loại thuốc tiêu sữa phổ biến hiện nay
Cabergoline (dostinex)
Thuốc tiêu sữa cho mẹ Cabergoline còn được gọi với một cái tên khác là Dostinex – sản phẩm chuyên dùng để ức chế sự sản sinh prolactin – loại chất có chức năng cung cấp sữa trong cơ thể phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, Cabergoline còn có tác dụng giảm nồng độ prolactin xuống mức thấp nhất để hạn chế chứng tiết sữa quá nhiều hay tiết sữa bất thường.
Liều dùng
Liều lượng sử dụng Cabergoline sẽ phụ thuộc vào nồng độ prolactin và tình trạng sức khỏe của từng mẹ. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng với hàm lượng phù hợp và chính xác nhất.
Chống chỉ định
Thuốc tiêu sữa cho mẹ Cabergoline chống chỉ định với các trường hợp sau:
-
Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới huyết áp, tim, gan, phổi,…
-
Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
-
Phụ nữ mang thai có thể trạng sức khỏe yếu.
Tác dụng phụ
-
Buồn nôn
-
Hoa mắt, chóng mặt
-
Táo bón
-
Mệt mỏi
-
Tăng cân bất thường
-
Sưng mắt cá chân
-
Dạ dày khó chịu
- Đau lưng sau sinh , đau ngực,…
Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng thuốc tiêu sữa phù hợp
Quinagolid (norprolac)
Quinagolid có khả năng ngăn chặn quá trình sản sinh prolactin từ đó giúp mẹ tiêu sữa. Bên cạnh đó, loại thuốc tiêu sữa cho mẹ này còn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các khối u tuyến yên ác tính, lành tính khá hiệu quả trong trường hợp prolactin được điều tiết quá mức.
Liều dùng
Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc tiêu sữa cho mẹ Quinagolid chưa có liều dùng chính xác. Vậy nên trước khi sử dụng, mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để hạn chế các nguy cơ không đáng có.
Chống chỉ định
-
Người mẫn cảm, dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
-
Phụ nữ có thai.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, xương khớp, rối loạn thần kinh, gan, phổi, huyết áp.
Tác dụng phụ
-
Đau bụng, táo bón/tiêu chảy.
-
Mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn.
-
Ho ra máu.
-
Tụt huyết áp,…
Bromocriptine (parlodel)
Trong 3 loại thuốc tiêu sữa cho mẹ, Bromocriptine được sử dụng phổ biến nhất. Thành phần chính của loại thuốc này là nấm cựa gà, có tác dụng ức chế quá trình sản xuất prolactin ở tuyến yên, từ đó hạn chế lượng sữa tiết ra. Bên cạnh khả năng tiêu sữa, loại thuốc này còn giúp điều hòa kinh nguyệt và ức chế sự hình thành của tế bào khối u prolactin.
Liều dùng
-
Giai đoạn đầu: ½ – 1 viên trên ngày (tương đương 1,25 – 2,5mg).
-
Giai đoạn sau: 1 viên/ngày cho tới khi hết sữa.
Chống chỉ định
Thuốc tiêu sữa cho mẹ Bromocriptine chống chỉ định với các trường hợp sau:
-
Người cao huyết áp, suy giảm chức năng gan, ung thư, dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
-
Đang nuôi con bằng sữa mẹ
Tác dụng phụ
-
Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, xuất hiện ảo giác.
-
Thị lực bị suy giảm, buồn nôn, khô miệng, rối loạn nhịp tim.
-
Đau bụng, tiêu chảy, loét dạ dày, đau tức ngực, đi tiêu ra máu,…
8Phương pháp nhanh hết sữa không dùng thuốc
Thuốc tiêu sữa cho mẹ tuy mang đến hiệu quả khá cao nhưng cũng tồn tại nhiều nguy hiểm, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp uống thuốc tiêu sữa mà vẫn còn sữa. Sau đây, AVAKids xin gửi tới mẹ một số phương pháp tiêu sữa không cần dùng thuốc:
Giảm dần số cữ bú
Khi muốn cho con cai sữa, việc đột ngột ngừng cho con bú sẽ khiến ngực mẹ trở nên đau nhức và căng cứng. Vậy nên, mẹ có thể bắt đầu giảm số lần cho con bú tới mức tối đa và sử dụng sữa công thức để thay thế. Đây được xem là cách tiêu sữa an toàn nhất, nhanh nhất và ít gây đau đớn nhất.
Trong trường hợp muốn trẻ cai sữa trong thời gian ngắn, mẹ có thể tham khảo cách tiêu sữa sau:
-
Ngày 1: Cứ 2 – 3 tiếng hút sữa một lần, mỗi lần hút khoảng 5 phút.
-
Ngày 2: Cứ 4 – 5 tiếng hút sữa một lần, mỗi lần hút khoảng 5 phút.
-
Ngày 3: Hút sữa trong thời gian đủ lâu để giảm bớt sự căng tức ở bầu ngực.
Ngoài ra, khi áp dụng mẹo này, mẹ cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng đau nhức.
Hạn chế kích thích núm vú
Khi muốn cai sữa cho trẻ mà không muốn dùng các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ, bên cạnh việc giảm số lần cho con bú, mẹ cũng cần hạn chế các hành động khiến núm vú bị kích thích bởi điều này sẽ khiến sữa tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên tắm nước ấm để giảm bớt áp lực ở bầu ngực và làm dịu cảm giác khó chịu.
Lá bắp cải có khả năng tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả
Dùng lá bắp cải
Phương pháp tiêu sữa không cần dùng thuốc tiếp theo AVAKids muốn chia sẻ tới mẹ đó chính là sử dụng lá bắp cải. Đây là một loại nguyên liệu tuyệt vời bởi trong bắp cải có chứa các thành phần tự nhiên giúp ức chế sự hoạt động của tuyến sữa cũng như làm dịu cảm giác đau nhức trong trường hợp ngực mẹ bị căng sữa.
Cách thực hiện
-
Rửa sạch và lau khô lá bắp cải, bảo quản trong tủ lạnh sau đó đắp trực tiếp lên bầu ngực.
-
Sau mỗi 2 giờ hoặc khi lá cũ đã mềm, mẹ tiến hành thay lá bắp cải khác cho tới khi ngực không còn bị căng tức.
Dùng cây xô thơm
Hàm lượng estrogen giúp ức chế sự sản sinh sữa mẹ được tìm thấy trong cây xô thơm khá cao. Vậy nên thay vì sử dụng các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ, mẹ có thể dùng cây xô thơm để nấu nước trà. Sau khi hãm lá xô thơm trong nước sôi khoảng 5 – 7 phút, mẹ hãy thêm một chút mật ong hoặc sữa tươi để dễ uống hơn.
Dùng lá lốt
Theo dân gian, lá lốt cũng là một loại thực phẩm giúp tiêu sữa nhanh chóng. Do đó, nếu không muốn sử dụng các loại thuốc cai sữa, mẹ có thể bổ sung lá lốt vào thực đơn mỗi ngày.
Dùng hoa nhài
Nếu lo lắng về tác dụng phụ của các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ, hoa nhài chính là bài thuốc tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua bởi khả năng ức chế sự sản sinh prolactin của loại hoa này là vô cùng tốt. Mẹ có thể sử dụng một lượng hoa nhài nhỏ kết hợp với các loại trà thảo mộc pha sẵn để sữa tiêu nhanh hơn.
Dầu bạc hà
Theo khảo sát, sử dụng dầu bạc hà trong thời gian dài cũng có thể làm giảm lượng sữa được tiết ra, thậm chí là ngừng hẳn.
Cách thực hiện
-
Dùng lá bạc hà bôi trực tiếp lên đầu ngực.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng quá 50gr lá bạc hà/ngày để tránh bị ngộ độc.
Mẹ có thể sử dụng mùi tây để tiêu sữa thay vì các loại thuốc cai sữa
Mùi tây
Tương tự như hoa nhài, thay vì sử dụng các loại thuốc tiêu sữa cho mẹ, mẹ có thể ăn trực tiếp mùi tây hoặc dùng làm gia vị để chế biến các món ăn khác. Mỗi ngày, mẹ sử dụng khoảng 100gr mùi tây, sau 5 – 7 ngày, mẹ sẽ thấy lượng sữa giảm đi rõ rệt.
9Một số lưu ý khi cai sữa cho bé
-
Hạn chế sử dụng các loại thuốc cai sữa cho mẹ khiến sữa mất đột ngột và làm bé quấy khóc.
-
Giảm dần dần các cữ bú trong ngày để bé tập làm quen.
-
Mẹ cần
cai sữa đêm cho bé
trước khi cai sữa ngày.
Với những thông tin phía trên, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa”. Cai sữa cho con là hành trình vô cùng khó khăn, cần sự kiên nhẫn và mất nhiều thời gian. Do đó, tốt nhất mẹ nên để sữa tiêu một cách tự nhiên, như vậy vừa giúp bé dễ dàng thích nghi, lại vừa đảm bảo quá trình cai sữa đạt hiệu quả cao nhất.
Bài viết của AVAKids chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm