Vì sao bé chậm nói?

Có đến khoảng 20% trẻ em chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói.

1. Vì sao bé chậm nói?

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia.

Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân:

  • Nguyên nhân bệnh lý: Có thể do trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng (chẳng hạn như mất thính lực,…); hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
  • Nguyên nhân tâm lý: Có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra,… làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.
  • Tự kỷ: Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.

Trẻ tự kỷ

2. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ

Một số dấu hiệu chỉ báo ở trẻ chậm nói có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ:

7 tháng tuổi: Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh

12 tháng tuổi:

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, cũng không quan tâm đến thế giới xung quanh.
  • Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
  • Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
  • Không phản ứng khi được gọi tên.

24 tháng:

  • Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ. Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, cũng nói được những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ trở lên.
  • Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn
  • Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
  • Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
  • Khi biết chơi. Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.

3 tuổi:

  • Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
  • Không thể ghép các từ thành câu ngắn , không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
  • Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu, Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
  • Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
  • Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.

4 tuổi:

  • Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
  • Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
  • Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Trẻ em

Trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý, để điều trị hiệu quả, việc tìm ra nguyên nhân chính xác rất quan trọng. Chậm nói nếu kéo dài không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ thậm chí gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu chậm nói ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc tâm lý khám ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Alternate Text Gọi ngay