“Vùng kín” viêm nhiễm nặng do chủ quan khi dịch âm đạo có mùi
Bệnh nặng mới phát hiện ra bệnh
Đó trường hợp chị Nguyễn Kim Oanh (Thanh Trì, Hà Nội). Bước ra từ phòng khám, chị chia sẻ, cách đây một tuần, chị thấy có triệu chứng ngứa vùng âm đạo, ra nhiều khí hư lạ mùi rất hôi, kèm theo rất đau bụng… Mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ “vùng kín” hàng ngày bằng dung dịch dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng vẫn không thuyên giảm. Sau đó, nghĩ rằng nguyên nhân có thể do ăn uống nên chị đã cố gắng tránh các loại thực phẩm nặng mùi như mắm tôm, hành, tỏi… Tuy nhiên, tình hình không được cải thiện là mấy. Đến khi tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, không thể chịu nổi, chị mới đi khám. Bác sĩ bác sĩ kết luận chị bị nhiễm nấm âm đạo cần điều trị.
Chị Nguyễn Thạch Bích (Thường Tín, Hà Nội) cũng vì chủ quan không đi khám nên bệnh ngày càng nặng hơn. Chị chia sẻ, từ trước đến nay chưa hề bị viêm nhiễm vùng âm đạo. Không hiểu sao đợt vừa rồi, chỗ ấy lại có biểu hiện bất thường, ngứa, khí hư ra rất nhiều có màu vàng. Cho rằng do mình mặc quần áo không được khô dẫn đến ngứa nên chị cẩn thận hong qua quạt sưởi để quần áo thật khô rồi mới mặc, đặc biệt là quần chip. Tuy nhiên, sau đó không thấy bệnh thuyên giảm nên chị phải đi khám. Kết quả là chị bị nấm âm đạo cần điều trị ngay, nếu không bệnh sẽ không khỏi.
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, dịch âm đạo là chất dịch tiết ra từ bên trong âm đạo. Hầu hết dịch âm đạo là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên khi dịch âm có xuất hiện mùi, màu khác thường, độ kết dính bất thường, đặc biệt nếu kèm ngứa, nóng rát âm đạo có thể đó là dấu hiệu bệnh viêm nhiễm.
Tình trạng viêm nhiễm “vùng kín” có mùi khó chịu như trường hợp hai chị đang gặp phải rất có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm phụ khoa. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của nhiều chị em trong chuyện sinh hoạt tình dục. Đặc điểm chung của tình trạng viêm phụ khoa ở “vùng kín” có mùi hôi, ngứa hoặc đau ở âm đạo…
Những bệnh phụ khoa dễ nhầm lẫn do đều gây ra mùi hôi ở âm đạo
Một số bệnh viêm phụ khoa có dấu hiệu điển hình là gây ra mùi hôi, ngứa ở “vùng kín” như:
Nhiễm nấm âm đạo: Nhiễm nấm âm đạo gây ra bởi nấm Candida Albicans. Môi trường axit trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nếu môi trường âm đạo bị kiềm hóa vì một lý do nào đó, nấm bùng phát gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm nấm thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện. Khi nhiễm bệnh, chị em có thể gặp các biểu hiện là dịch tiết âm đạo đau khi giao hợp, sưng tấy âm hộ, có mùi khó chịu ở “vùng kín”…
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi sinh nở thường trải qua ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Các triệu chứng chính của viêm âm đạo do vi khuẩn là có mùi tanh của cá trong âm đạo, ngứa hoặc rát ở âm hộ, âm đạo đặc biệt dễ thấy sau khi giao hợp hay trong khi hành kinh. Thường có ra nhiều khí hư ở âm đạo, mà khí hư này loãng, dính và có màu trắng xám.
Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là một bệnh lý chỉ tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ. Bệnh thường có các biểu hiện là: Đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường, đau trong và sau khi giao hợp,tiết dịch hôi ở âm đạo. Khi bị viêm vùng chậu, chị em phải đi khám và điều trị ngay vì bệnh này để lâu có thể dẫn tới vô sinh.
Cách khắc phục và phòng ngừa bệnh phụ khoa
Nếu thấy dịch âm đạo ở vùng kín khác thường chị em nên đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm đặc biệt không tự ý mua thuốc điều trị hay uống các loại thuốc lá trong dân gian. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến vô sinh. Bs Huệ cho biết thêm.
Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến vùng kín chị emvệ sinh “vùng kín” mỗi ngày một lần bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Không nên tự thụt rửa, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày bằng các dung dịch vệ sinh hoặc dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, vì như vậy sẽ làm mất cân bằng PH âm đạo và giảm khả năng tự bảo vệ của hệ sinh dục.
Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng; trước và sau khi quan hệ tình dục.
Giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Mặc đồ lót cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton,
Chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau xanh, quả tươi, sữa chua cũng có thể giúp bạn hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc.
Chị em có thể giữ vệ sinh và bảo vệ “vùng kín” bằng cách dùng sản phẩm vệ sinh phụ khoa hàng ngày có độ PH = [4-6], uống bổ sung sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh và Immune Gamma để giúp cân bằng PH âm đạo và kiểm soát khí hư, tăng khả năng chống viêm và giúp làm lành các tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa…
Hãy gọi: 1900.1259 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử [email protected] để được các chuyên gia tư vấn về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.