Will/shall, Be going to và hiện tại tiếp diễn nói về tương lai
1. Các trường hợp có thể dùng cả will/shall và các dạng của thì hiện tại
Sự khác biệt giữa cách dùng của các cấu trúc này đôi khi không rõ ràng. Trong cùng 1 tình huống đôi khi có thể dùng cả will/shall và các thì hiện tại (đặc biệt là be going to), đó là khi câu có đề cập đến ý định, lịch trình đã sắp xếp nhưng nó không quan trọng, không phải là ý chính của câu. Việc chọn lựa dùng cách nào phụ thuộc vào phần mà chúng ta muốn nhấn mạnh.
Ví dụ:
What will you do next year? (Bạn sẽ làm gì vào năm tới?) => câu hỏi về tương lai, không quan tâm là đã có ý định, lịch trình hay chưa
What are you doing next year? (Bạn có kế hoạch sẽ làm gì năm tới?) => nhấn mạnh về lịch trình đã sắp xếp
What are you going to do next year? (Bạn định sẽ làm gì vào năm tới?) => nhấn mạnh vào dự định
All the family will be there. (Cả nhà sẽ có mặt ở đó.)
All the famlily is going to be there. (Cả nhà sẽ có mặt ở đó.)
If your mother comes, you‘ll have to help with the cooking. (Nếu mẹ cậu có tới, thì cậu phải giúp nấu ăn đó nhé.)
If your mother comes, you‘re going to help with the cooking. (Nếu mẹ cậu có tới, thì cậu phải giúp nấu ăn đó nhé.)
You won’t believe this. (Cậu sẽ không tin vào điều này đâu.)
You are not going to believe this. (Cậu sẽ không tin vào điều này đâu.)
Next year will be different. (Năm tới sẽ khác.)
Next year is going to be different. (Năm tới sẽ khác.)
John will explain everything to you. (John sẽ giải thích mọi chuyện cho cậu.)
John is going to explain everything to you. (John sẽ giải thích mọi chuyện cho cậu.)
Cả be going to … và dạng nhấn mạnh của will có thể được dùng để nhấn mạnh vào ý dự định, quyết tâm.
Ví dụ:
I‘m really going to stop smoking. (Tớ thực sự sẽ bỏ thuốc.)
I really will stop smoking. (Tớ thực sự sẽ bỏ thuốc.)
Trong các trường hợp trên, tất cả các dạng thức đều đúng, và có thể chọn cách nào cũng được.
2. Đối với lịch trình đã được sắp xếp
Đối với các lịch trình chính thức không mang tính các nhân đã được lên kế hoạch sắp xếp thì thường dùng will hơn là các dạng của thì hiện tại.
Ví dụ:
We‘re meeting Sandra at 6.00 (Chúng ta sẽ gặp Sandra lúc 6h.)
The Princess will arrive at the airport at 14.00. She will meet the President at 14.30, and will then attend a performance of traditional dance. (Công chúa sẽ đến sân bay lúc 14h. Cô sẽ gặp tổng thống lúc 14h30 và sau đó sẽ tham dự 1 buổi biểu diễn múa truyền thống.)
3. Khi đưa ra dự đoán để yêu cầu, ra lệnh
Đưa ra những dự đoán cũng có thể được dùng như là 1 cách để yêu cầu ra lệnh, thay vì nói ai đó phải làm gì, người nói chỉ nói những gì chắc chắn sẽ xảy ra. Dạng này thường dùng trong quân đội.
Ví dụ:
The regiment will attack at dawn. (Trung đoàn sẽ tấn công vào lúc bình minh.)
You will start work at six o’clock sharp. (Cậu sẽ bắt đầu công việc lúc 6h đúng.)
4. Cách dùng khác của cấu trúc Will you….?
Khi dùng với động từ tình thái, cấu trúc Will you ….? được dùng để hỏi thông tin.
Ví dụ:
How soon will you know your holiday dates? (Khi nào thì cậu sẽ biết thời gian nghỉ lễ?)
Will you be here next week? (Cậu sẽ tới đây vào tuần tới chứ?)
Khi dùng với các động từ chỉ hành động, will you …? được dùng để yêu cầu, ra lệnh.
Ví dụ:
Will you turn off that music? (Cậu tắt nhạc đi được không?)
Will you do the shopping this afternoon, please? (Cậu đi mua đồ chiều nay được không?)
Khi muốn hỏi thông tin về các hoạt động đã được lên kế hoạch thì ta dùng các thì hiện tại hoặc tương lai tiếp diễn.
Ví dụ:
When are you going to see Andy? (Cậu định sẽ gặp Andy khi nào?)
Are you doing the shopping this afternoon? (Cậu sẽ đi mua đồ vào chiều nay chứ?)
Will you be doing the shopping this afternoon? (Cậu sẽ đi mua đồ vào chiều nay chứ?)
5. Khi diễn tả sự không chắc chắc về hiện tại hoặc quá khứ
Ta có thể dùng will nói về hiện tại khi muốn nói phỏng đoán những gì đang xảy ra.
Ví dụ:
There’s somebody at the door. ~ That‘ll be the postman. (Có ai đó ở cửa. ~ Đó chắc là người đưa thư.)
Don’t phone them now – they‘ll be having dinner. (Đừng gọi họ vào lúc này – họ chắc là đang ăn tối.)
Will have… có thể được dùng để phỏng đoán về quá khứ.
Ví dụ:
As you will have noticed, there is a new secretary in the front office. (Như cậu chắc đã thấy, có viên thư ký mới ở văn phòng phía trước.)
It’s no use expecting Barry to turn up. He‘ll have forgotten. (Vô ích khi cho rằng Barry sẽ xuất hiện. Chắc anh ta quên mất rồi.)
6. Dùng shall nói về sự bắt buộc
Trong các hợp đồng và các văn bản pháp lý khác, shall thường được dùng cho chủ ngữ ngôi thứ ba để nói về sự bắt buộc và luật lệ.
Ví dụ:
The hirer shall be responsible for maintaince of the vehicle. (Người thuê phải có trách nhiệm bảo quản phương tiện đi lại.)
Trong giao tiếp hàng ngày thì ta thường dùng will, must, should hơn.