Xe đạp lắp ráp: Chọn groupset Shimano, SRAM hay Campagnolo?

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài

[xem]

Một groupset của xe đạp bao gồm những bộ phận nào?

Groupset là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả nhóm các bộ phận được gắn lên khung của một chiếc xe đạp, giúp chiếc khung đó trở thành một chiếc xe đạp đúng nghĩa. Thông thường, một bộ groupset đầy đủ sẽ bao gồm những bộ phận sau đây: 1 cặp tay lắc (vừa để sang đĩa líp vừa để phanh xe), 1 cặp ngoàm phanh cùng má phanh, 1 cặp đề trước và sau, một bộ trục giữa, 1 bộ giò dĩa, 1 sợi dây sên và 1 cái líp (nhiều tầng).

1

Trong khi đó 1 groupset hoàn chỉnh thì cần có thêm: 1 bộ bi cổ, 1 cốt yên, 1 cặp đùm trước sau (hiện nay dùng bánh bộ nhiều nên cái nầy ít gặp), 1 cặp bàn đạp, dây thắng dây đề và vỏ dây. Các bộ phận nói trên có thể coi là thành phần của một groupset, song không phải tất cả các nhà sản đều sản xuất tất cả những bộ phận này. Groupset Shimano, Campagnolo và SRAM

Cho đến nay, có 3 ba hãng sản xuất chính thống trị thị trường groupset cho xe đạp, đó là: Shimano (Nhật Bản), Campagnolo (Italia) và SRAM (Mỹ). Trong đó, các bộ groupset của Campagnolo chỉ dành cho dòng Road-bike, còn groupset Shimano và SRAM thì dành cho cả Road-bike và MTB (xe leo núi). Phổ thông nhất là Shimano.

Ngoài thương hiệu, nhiều người mới chơi xe khó phân biệt được sự khác biệt giữa các sản phẩm của hãng này. Tuy nhiên, theo những người chơi xe chuyên nghiệp, groupset của Shimano và Campagnolo có hai khác biệt chính, mà phải qua một thời gian dùng mới phát hiện được.

2

Thông thường, bộ chuyển số của Shimano được gắn chung với hệ thống phanh, trong khi của Campagnolo thì tách biệt hẳn với hệ thống phanh. Mặc dù khác biệt, song cả hai đều giúp người dùng cảm thấy thoải mái trong quá trình vận hành. Khác biệt thứ hai đó là groupset của Shimano sử dụng “công nghệ Nhật Bản”, với kiểu bấm để chuyển số, trong khi group Campagnolo thì chuyển số bằng cách gạt.

Khác với Shimano và Campagnolo, SRAM là một thương hiệu mới xuất hiện. Ưu điểm của Groupset SRAM là cực nhẹ và hiệu quả, trong khi giá cả cũng rẻ hơn so với groupset các groupset cao cấp của Shimano và Campagnolo. Không những thế, SRAM rất khéo léo khi không bao giờ tung ra các bản groupset giá rẻ như Shimano, cũng chẳng bao giờ chế tạo các bản đặc biệt với giá cực cao như Campagnolo, điều đó giúp SRAM có các sản phẩm lấp vào khoảng trống giữa các cấp sản phẩm của Shimano và Campagnolo, giúp người dùng có thêm các lựa chọn mà không phải cạnh tranh trực tiếp với hai ông lớn còn lại.

Nhìn chung, thị trường groupset hiện nay là chiếc bánh riêng của 3 ông lớn kể trên, do đó không tránh khỏi việc họ bắt tay nhau đưa ra những định chuẩn ăn sâu vào tâm lý người chơi xe mà không có công ty nào đủ khả năng tài chính cũng như kỹ thuật để bắt chước hoặc ăn theo họ được.

Về giá bán ra cho sản phẩm của họ cũng vậy, ngoại trừ những phiên bản đặc biệt (sản xuất với số lượng hạn chế và giá cao vời vợi) thì đa số chúng không bao giờ được đóng gói lại cho trọn bộ mà lại chia lẻ ra từng thành phần cho các nhà phân phối khác nhau cho nên giá của 1 groupset hoàn chỉnh chính là giá của mỗi bộ phận cộng lại.

Ba ông lớn nầy thường tung ra thị trường nhiều groupset đẳng cấp khác nhau, mỗi hạng groupset nhắm mục tiêu vào nhiều mục đích sử dụng và túi tiền của người dùng khác nhau. Chẳng hạn như Dura-Ace, Super Record và Red của 3 hãng Shimano, Campagnolo và SRAM là đẳng cấp đỉnh cao dành cho giới đua, trong khi 105, Veloce và Apex lại dành cho giới nghiệp dư hay những người bắt đầu đua xe ở cấp độ nhóm (địa phương) với nhau. Vậy chọn Shimano Dura Ace, Campagnolo hay SRAM?

SRAM

Nhờ sinh sau để muộn so với hai hãng còn lại, nên Sram rút tỉa được cái hay và tránh được những sai lầm của Shimano và Campagnolo. Năm 2006, hãng cho ra mắt hai groupset là Force và Rival, tích hợp những công nghệ tốt nhất của Shimano và Campagnolo, nhờ đó được dân xe đạp hưởng ứng nhiệt tình trong khi khiến hai đối thủ phải toát mồ hôi lạnh.

Bộ groupset đình đám nhất của SRAM phải kể đến Red, ra mắt vào năm 2008, tích hợp công nghệ “Double tap”. Groupset này cũng trang bị 1 cần gạt số ở ngay đằng sau tay phanh, nhưng không có cần nhấn như Campagnolo, cũng không tách bạch một cần gạt lên số, một nút bấm về số như của Shimano, mà cần gạt của SRAM phải làm luôn cả 2 nhiệm vụ, vừa dùng để lên số, và xuống số. Nghĩa là, nếu muốn lên số, người đi xe chỉ cần gạt vào trong 1 nấc, muốn xuống số thì đẩy cần gạt vào trong hai nấc.

Groupset SRAM Red

Ngoài ra, Sram Red có thể cho người dùng chỉnh khoảng cách tay thắng gần với ghi đông hơn cho những người có bàn tay nhỏ. Một điểm khác biệt nữa của Sram Red đó là groupset được đúc ra từ 1 miếng kim loại nên nó nhẹ và tốt hơn ổ líp rời rất thông dụng, ngoài ra các vòng líp đều thiếu 1 răng để khi sang số được nhẹ nhàng hơn, nên có thể vừa đứng đạp lên dốc mà vẫn có thể sang số rất dễ dàng. Công nghệ này Sram gọi là OpenGlide.

Kể từ khi ra mắt năm 2008, group SRAM Red liên tục giữ danh hiệu groupset nhẹ nhất, thậm chí ngay cả khi Campagnolo tuyên bố sẽ cho ra đời groupset Super Record 2011 cực nhẹ với trọng lượng 1900 gram.

Campaglono

Cho tới năm 2007, Campaglono, hay còn được gọi là Campy, đã sản xuất 6 bộ groupset dành riêng cho Road bike, từ cấp mới chơi xe cho đến cấp chuyên nghiệp, và tất cả đều có 10 cấp số (10 líp), cá biệt bộ groupset Super Record có 11 cấp số. Khác biệt chính giữa các groupset này là vật liệu sử dụng và chất lượng hoàn thiện. Chẳng hạn, groupset Record được chế tạo từ hợp kim nhẹ, titan và sợi carbon. Đây cũng là một trong những groupset đình đám nhất của Campaglono và là bộ groupset nhẹ nhất từng được sản xuất.

Campaglono Super Record 11

Điểm mạnh nhất của các groupset hiệu Campaglono là thiết kế cực kỳ đẹp mắt, với những đường nét mượt mà mang đậm phong cách Italia. Mặc dù khá đắt đỏ, song các groupset của Campaglono nổi tiếng về độ bền với thời gian. Thông thường, nếu chịu khó chăm sóc và bảo dưỡng kỹ lưỡng, tuổi thọ của groupset Campaglono có thể kéo dài tới vài chục năm.

Shimano

Shimano có khá nhiều groupset, cũng từ cấp nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Mặc dù ra đời sau Campaglono, song có thể coi Shimano là hình ảnh thu nhỏ của phương pháp sản xuất kiểu Nhật Bản. Shimano cũng là công ty tiên phong phát triển hệ thống số tích hợp, mở đường tiến tới phát triển groupset tích hợp.

Groupset Shimano Dereo 2014

Với các loại bộ đề từ 7, 8 tới 9 tốc độ, Shimano là thương hiệu groupset phổ biến nhất tại Việt Nam, không chỉ bởi độ bền mà còn bởi giá cả hợp túi tiền nhiều loại đối tượng. Nhận xét về groupset Shimano, nhiều người xe đạp chuyên nghiệp cho biết các thành phần cơ học của groupset Shimano khá tuyệt với. Tuy nhiên, Shimano không được đánh giá cao về mặt thiết kế. Vật liệu sử dụng cho các groupset của Shimano cũng không quá nổi bật như SRAM và Campaglono. Ngoài ra, groupset của

Shimano cũng bị chê là có độ bền không cao. Do đó, nếu bạn muốn một bộ groupset có thể sử dụng lâu dài mà không phải thường xuyên bảo dưỡng, groupset Shimano chắc chắn không phải là một lựa chọn lý tưởng.

Mặc dù vậy, mức độ phổ cập và lợi thế giá cả của groupset Shimano vẫn đủ sức hấp dẫn những người không coi độ bền là tiêu chí hàng đầu.

Alternate Text Gọi ngay