Âm thanh vòm ảo là gì? Nguyên lý hoạt động – Yêu Phần Cứng
Chia sẻ bài viết :
Không phải ai cũng có đủ không gian và tài chính để tận hưởng âm thanh vòm (surround sound) ngay tại nhà. Để tạo nên âm thanh vòm phải có ít nhất 5 loa đặt xung quanh và một loa bass đặt ở góc.
Thông thường chúng ta xem phim, nghe nhạc bằng loa âm thanh nổi (stereo) hoặc tai nghe. Rất may, chúng ta cũng có thể tận dụng những chiếc loa sẵn có để trải nghiệm âm thanh 3D.
Vậy âm thanh vòm ảo là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Bạn đã từng trải nghiệm cảm giác đắm chìm trong nó trên tai nghe chưa? Bạn có cần cài đặt phần mềm để chạy âm thanh vòm ảo hay không?
Mục Lục
Âm thanh vòm ảo (Virtual Surround Sound) là gì? Nguyên lý hoạt động.
Trước tiên, bạn cần hiểu như thế nào được gọi là một âm thanh vòm đích thực. Nếu đã từng xem phim ở rạp chiếu thì bạn là người đã trải nghiệm âm thanh vòm đích thực.
Nếu ở nhà bạn cần có 5 đến 7 chiếc loa đặt xung quanh phòng cùng với 1 hoặc 2 loa bass để thêm âm trầm. Trong khi đó ở các rạp chiếu phim thì số lượng loa có thể trên 10 chiếc. Đó cũng chính là lý do vì sao khi trong rạp chiếu phim chúng ta có thể cảm nhận được âm thanh một cách chân thực và sống động như vậy.
Tuy nhiên, nếu không có đủ loa bạn phải sử dụng phương pháp khác.
Một đoạn âm thanh nổi bình thường khi thông qua phần mềm sẽ tạo ra trải nghiệm đa loa giả. Âm thanh vòm ảo về cơ bản đánh lừa bộ não người nghe giúp nó nghĩ rằng âm thanh nào đó đang đến từ một hướng nhất định. Để làm được điều này bạn cần điều chỉnh âm lượng của âm thanh trong mỗi loa.
Lấy ví dụ: khi ai đó nói vào tai bên trái của bạn, tức là âm thanh đến từ bên trái là lớn nhất. Một phần giọng nói của người đó cũng được nghe thấy ở tai bên phải. Chính điều này giúp bạn định hướng được âm thanh đến từ đâu. Khi người này di chuyển xung quanh thì âm thanh đến tai bạn càng bé và khó định hướng.
Do đó bằng cách điều chỉnh âm lượng phát ra từ 2 loa một cách hoàn hảo, bạn có thể xác định chính xác vị trí chính xác của một vật thể cụ thể.
Các tiêu chuẩn âm thanh vòm ảo
- Dolby Atmos
- DTS Headphone:X
- CMSS-3D (Creative Media Surround Sound 3D)
- Windows Sonic
- Razer’s proprietary surround sound
Để thưởng thức âm thanh vòm ảo bạn cần loại tai nghe gì?
Trên thị trường hiện nay có hai loại tai nghe.
- Stereo (2 drivers).
- Multiple drivers.
Stereo headphone
Tai nghe âm thanh nổi là loại tai nghe phổ biến nhất hiện nay và trong số chúng ta ai cũng đã từng sở hữu ít nhất một cặp tai nghe loại này. Nó có 2 drivers chia đều cho 2 củ tai.
Mặc dù có vẻ rất hạn chế về “loa” nhưng bạn vẫn có thể tận hưởng được âm thanh vòm từ loại tai nghe này.
Những đoạn âm thanh nổi thông thường cũng sử dụng thêm một chút hiệu ứng âm thanh vòm ảo để tạo cảm giác cho người nghe giống như âm thanh phát ra xung quanh mình.
Mức độ của hiệu ứng trên tùy thuộc vào tai nghe và thường được gọi là hình ảnh (imaging). Nó cho chúng ta biết độ chính xác về hướng của một âm thanh nào đó.
Khi sử dụng thêm phần mềm hỗ trợ âm thanh vòm ảo thì hiệu ứng này mang lại cho bạn cảm giác như đang ở trong một căn phòng lớn hơn không gian hiện tại. Nhận thức về phương hướng của âm thanh càng rõ ràng hơn.
Đây có thể coi là một không gian lý tưởng cho game thủ, nhất là những bạn chơi các tựa game góc nhìn thứ nhất. Từng tiếng bước chân, tiếng đạn, bạn có thể cảm nhận được chúng đến từ phía nào.
Khi mua tai nghe chơi game (headset) bạn thường nhận được phần mềm âm thanh vòm ảo đi kèm. Trò chơi chính là môi trường tuyệt vời nhất để trải nghiệm âm thanh 3D.
Multiple-driver headphone
Tai nghe nhiều driver thường là loại tai nghe hở lưng (open back). Bạn có thể thấy hết các driver (5 đến 7 drivers) khi nhìn xuyên qua tấm lưới kim loại được dùng ở mặt sau củ tai. Chúng được bố trí một cách hợp lý để truyền âm thanh từ các hướng khác nhau.
Do tai nghe nhiều driver có thể cho bạn một trải nghiệm âm thanh vòm tốt hơn tai nghe âm thanh nổi nên giá thành của loại tai nghe này cũng đắt hơn. Ngoài ra các rất ít tựa game hiện nay sử dụng đầu đủ âm thanh vòm 5.1 hoặc 7.1. Vì thế cần cân nhắc thật kỹ trước khi mua tai nghe này nếu nó thực sự đáp ứng tựa game bạn đang chơi.
Âm thanh vòm ảo có đáng để trải nghiệm hay không?
Mặc dù tai nghe âm thanh nổi cũng có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm âm thanh vòm ảo. Tuy nhiên việc có được trải nghiệm âm thanh vòm rõ nét hơn sẽ mang lại một vài lợi ích. Lấy ví dụ trong tựa game bắn súng, bạn có thể xác định được chính xác vị trí của đối thủ nhờ vào tiếng bước chân, âm thanh của súng đạn.
Nhiều người cho rằng chất lượng video phụ thuộc nhiều vào ảnh sắc nét. Nhưng nếu không có âm thanh, nhất là âm thanh sống động thì người xem không thể đắm chìm trong thước phim đó được.
Âm thanh vòm càng nổi bật thì người xem càng cảm thấy mình là một phần của bộ phim khi tiếng động đến từ khắp mọi hướng.
Nhược điểm của âm thanh vòm
Vấn đề lớn nhất của nó là làm ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của âm thanh.
Nếu không được sử dụng và mix vào âm thanh một cách phù hợp, rất có thể dẫn đến âm thanh có chất lượng không mong muốn. Tiếng ồn xung quanh có thể bị biến mất hoàn toàn, đồng thời màu sắc âm thanh cũng thay đổi.
Đó cũng là lý do vì sao bạn nên thử nhiều loại âm thanh vòm trước khi quyết định chọn một loại nào đó. Đừng ngần ngại bỏ ra một chút thời gian của mình.
Có thể dùng âm thanh vòm ảo trên tai nghe hay không?
Vì âm thanh vòm ảo có thể được tạo ra bằng phần mềm nên nó có thể áp dụng trên tất cả tai nghe âm thanh nổi. Ứng dụng thì có có rất nhiều trên mạng cho bạn tải về, tất cả đều mang đến cho bạn một trải nghiệm âm thanh 3D tốt nhất.
Một số ứng dụng cần người dùng trả phí để có được sự phục vụ của phiên bản Pro.
Cũng cần lưu ý rằng những phần mềm này tạo ra âm thanh vòm bằng các phương pháp khác nhau và có thể không phù hợp với bạn. Nhưng cũng không cần lo lắng bởi các nhà cung cấp đều cho phép người dùng nghe thử, ngay cả phiên bản trả phí.
Window Sonic for Headphones
Đây là giải pháp âm thanh vòm ảo được cài đặt trong hệ điều hành Window, rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần click chuột phải vào icon loa ở thanh taskbar và chọn Spatial Sound/Windows Sonic for Headphones (đối với Windows 10).
Một vài chương trình và trò chơi hỗ trợ tính năng này. Tuy nhiên, ngay cả khi trò chơi không hỗ trợ Windows Sonic thì tính năng này vẫn khuếch đại trải nghiệm âm thanh vòm, bất kể bạn đang nghe gì.
Bạn chỉ cần chắc chắn rằng mình chưa bật bất kỳ tùy chọn âm thanh vòm nào khác.
360 Reality Audio
Sony cũng đã tạo ra phiên bản âm thanh vòm dựa trên khách hàng riêng của họ, chủ yếu nhắm đến người yêu âm nhạc.
Để sử dụng được tính năng này đầu tiên bạn cần có tai nghe Sony (Sony WH-1000XM4,…). Tiếp đến là tải ứng dụng điện thoại và phải gửi cho Sony ảnh từng tai của bạn. Dựa vào những tấm ảnh này, người dùng sẽ nhận được thiết lập âm thanh phù hợp với bản thân.
Thiết lập âm thanh này cần được chuyển vào một trong các dịch vụ phát trực tuyến hỗ trợ (Tidal, 360 Deezer,…). Khi mua tai nghe bạn sẽ nhận được một phiếu giảm giá khi đăng ký dịch vụ này.
Dolby Atmos for Headphones
Trong khi phiên bản Dolby Atmos thông thường sử dụng nhiều hệ thống loa thì phiên bản Windows hoạt động cùng với Windows Sonic. Một trong những cải tiến mà Dolby mang lại là nó không làm thay đổi màu sắc âm thanh nhiều như Windows Sonic. Mang lại trải nghiệm tự nhiên hơn.
Tuy nhiên Dolby không miễn phí. Trừ khi bạn mua nó kèm theo một chiếc tai nghe gaming. Bạn cần tải về ứng dụng Dolby Access và trả phí thông phần mềm này. Người dùng có thể trải nghiệm 7 ngày miễn phí trước khi quyết định mua.
DTS Headphone:X
Cũng như Dolby Atmos, người dùng có thể có được DTS Headphonne:X đi kèm với các tai nghe chơi game. Nhưng thông thường bạn cần mua giấy phép từ ứng dụng Windows có tên DTS Sound Unbound.
So với các tiêu chuẩn trên thì DTS Headphone:X tạo ra âm trường lớn hơn. Do tập trung vào việc tạo ra âm trường lớn, âm thanh xung quanh không phát ra rõ ràng như Windows Sonic và Atmos.
Bạn có thể dùng thử miễn phí 14 ngày và sau đó quyết định có cần bỏ ra khoảng 20$ hay không.
Razer 7.1 Surround Sound
Đây là tính năng âm thanh vòm độc quyền của Razer, bắt trước hệ thống 7.1. Thông thường, tính năng này đi kèm với tai nghe chơi game của hãng.
Trên internet cũng có các ứng dụng miễn phí của Razer hỗ trợ âm thanh vòm. Vì thế bạn có thể trải nghiệm mọi thứ mà Razer cung cấp.
Tuy nhiên để kiểm soát tốt hơn cách thức hoạt động của âm thanh vòm, bạn nên chọn phiên bản trả phí có giá khoảng 20$.
THX Spatial Audio
Đây cũng là ứng dụng hỗ trợ âm thanh vòm cho các game thủ. Ngoài việc cung cấp cho gamer những lợi ích vô cùng tuyệt vời thì trong quá trình chơi game bạn cũng có thể thiết lập những tùy chọn theo sở thích cá nhân.
Chế độ môi trường sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm đắm chìm nhất với âm trường được mở rộng. Tuy nhiên ở chế độ chơi game, tiếng súng đạn và bước chân được làm giảm bớt đi. Một vài game thủ không thích điều này.
Người dùng có thể tải ứng dụng THX tại website của Razer, dùng thử và trả phí.
Spatial Sound Card
Được phát triển bởi New Audio Technology. Đây là ứng dụng có khả năng tạo ra âm thanh vòm ảo tự nhiên hơn các tiêu chuẩn bên trên.
Mức phí bạn phải trả là 10$ sau khi dùng thử.
Boom 3D
Phần mềm này được phát triển Global Delight. Nó được đánh giá khá cao là một trong những lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn có âm thanh vòm ảo.
Lý do chính nằm ở tính linh hoạt của phần mềm khi tự động hiệu chỉnh cho phù hợp với bất kỳ card âm thanh hoặc hệ thống âm thanh nào bạn đang sử dụng.
Ngoài ra còn rất nhiều thứ để người dùng điều chỉnh bên trong ứng dụng như EQ (Equalization – bộ cân bằng âm thanh), cường độ âm thanh vòm ảo, âm trầm,…
Để sử dụng đầy đủ tính năng cũng như lâu dài bạn cần trả khoảng 9$ sau một thời gian dùng thử.
SBX Pro Studio Suite
Một phần mềm tuyệt vời nữa với rất nhiều công cụ chuyên nghiệp. Âm thanh được xử lý bằng thuật toán xác định thông tin xung quanh bạn. Dựa vào thiết bị của bạn là loa hay tai nghe, tín hiệu vòm được tối ưu hóa.
Phần mềm có thể điều chỉnh âm lượng, cải thiện âm trầm và có trình tăng cường hộp thoại, mang lại độ rõ nét cho giọng nói trong phim cũng như trò chơi.
Nên sử dụng tai nghe có dây hay không dây?
Cả hai đều có thể dùng được phần mềm hỗ trợ âm thanh vòm ảo. Trong đó có một số tai nghe hỗ trợ tiêu chuẩn âm thanh vòm bên trên.
Sự thuận tiên là điều khác biệt đáng nói nhất. Khi dùng tai nghe không dây thì bạn không cần quan tâm đến dây cáp cũng như phạm vi hoạt động của nó.
Còn tai nghe có dây thì mang lại kết nối ổn định hơn.