Bất đồng nhóm máu Rh: Dấu hiệu và cách điều trị | Huggies
Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con (bất đồng nhóm máu Rh hay yếu tố Rh không tương thích) là hiện tượng xảy ra khi mẹ bầu có nhóm máu không tương thích với thai nhi trong bụng. Mẹ có nhóm máu Rh-âm, trong khi con lại có nhóm máu Rh-dương.
Hiện tượng này thường không có triệu chứng nhưng lại dẫn đến hiện tượng huyết tán – là một tình trạng nghiêm trọng đối với thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Để có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh cho mẹ và bé, Huggies mời mẹ tìm đọc thông tin bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Hệ nhóm máu Rh là gì?
Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Đây là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể phân biệt máu của chính mình. Mỗi người đều được thừa hưởng các gen từ cha mẹ của mình để xác định nhóm máu, cũng như xu hướng có kháng nguyên này hay không.
Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh-dương hoặc Rh-âm. Các kháng nguyên D có mặt trong 85% dân số, nghĩa là phần lớn dân số có nhóm máu dương. Trong 15% còn lại, không có các kháng nguyên D, nghĩa là những người trong số này có nhóm máu âm.
Bất đồng nhóm máu Rh là gì?
Vấn đề phát sinh khi một người mẹ có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương. Bệnh Rhesus, còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, là một biến chứng có thể xảy ra khi người mẹ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh-dương của em bé.
Bệnh Rhesus có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âm được tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Việc tiêm Anti-D cho người mẹ là đặc biệt quan trọng vì nếu không thì các em bé của người mẹ này trong tương lai có thể bị ảnh hưởng.
Tham khảo: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bất đồng nhóm máu
mẹ con Rh
có ảnh hưởng
gì
đến
thai nhi
?
Nếu người mẹ có Rh-âm kết hợp với người cha cũng có Rh-âm thì khi thụ thai, em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh-âm nên không có việc sản xuất kháng thể. Tương tự, khi người mẹ có Rh-dương thụ thai một em bé với một người đàn ông có Rh-âm thì cũng không có vấn đề gì xảy ra.
Có một tin tốt là, bệnh Rhesus thường rất hiếm. Tiêu chuẩn quy định khám tiền sản cho các bà mẹ vào giai đoạn sớm của thai kỳ là kiểm tra nhóm máu. Nếu người mẹ có nhóm máu âm, điều này sẽ được ghi vào hồ sơ, và sau đó, vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ sẽ được xét nghiệm máu lại để xem đã có kháng thể hay chưa.
Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần
Các nhóm máu khác nhau
- Có tất cả 4 nhóm máu: A, B, AB và O
- Yếu tố Rhesus (RH) được gắn thêm vào mỗi nhóm máu, ví dụ: người có nhóm máu A không có yếu tố Rh sẽ là (A-), người có nhóm máu B có yếu tố Rh thì là (B+).
Các gen được kết nối với nhau theo cặp. Những ông bố có nhóm máu dương có thể mang một gen dương và một gen âm. Vì dương chiếm ưu thế nên nhóm máu của những ông bố này được phân loại là dương. Con cái của những người này sẽ có cơ hội tương đương 50:50 là dương hoặc âm. Nhưng nếu người bố có hai gen dương thì tất cả các con của ông sẽ là Rh-dương.
Bệnh Rhesus diễn ra như thế nào?
Khi người mẹ có Rh-âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh-dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch. Trong suốt thai kỳ khỏe mạnh bình thường, cho đến khi sinh, thông thường sẽ không có tình huống máu mẹ và máu con tiếp xúc hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, ngoài quá trình chuyển dạ sinh con, cũng có những lúc tình huống này có thể xảy ra.
Cũng giống như cách mà một người bị dị ứng với thức ăn nào đó có phản ứng chống lại thức ăn đó, ở đây, cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng với các kháng nguyên lạ đến từ máu của đứa con.
Khi đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể, gọi là kháng thể anti-D, để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh-dương của em bé xâm nhập vào các hệ thống của cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh-dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết.
Ai có nguy cơ mắc phải bệnh bất đồng nhóm máu mẹ con?
Bất kỳ phụ nữ nào có nhóm máu thuộc Rh-âm kết hôn với chồng có nhóm máu Rh-dương hoặc mang tình trạng nhóm máu Rh không xác định (1 Rh-âm và 1 Rh-dương) đều có nguy cơ mang thai bất đồng nhóm máu Rh. May mắn thay, tỉ lệ những người có nhóm Rh-âm hiện nay rất thấp.
Tỉ lệ các nhóm máu bị phá vỡ, theoStanford Blood Center, như sau:
Nhóm máu
Tỷ lệ bị phá vỡ
O+
37.4%
O-
6.6%
A+
35.7%
A-
6.3%
B+
8.5%
B-
1.5%
AB+
3.4%
AB-
0.6%
Điều trị bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh
Các em bé bệnh tán huyết sinh ra sẽ không thể dự trữ sắt đầy đủ và có nồng độ bilirubin trong máu cao, nghĩa là các bé bị thiếu máu và vàng da. Vì vậy, các bé cần phải trải qua một số thủ thuật y tế để loại bỏ các kháng thể anti-D, tái tạo tế bào hồng cầu để hoạt động như bình thường. Bé sau sinh có thể được điều trị bằng cách:
- Quang trị liệu: dùng đèn huỳnh quang (ánh sáng trắng hoặc ánh sáng xanh), có bước sóng 420-480 nm, cách một khoảng 50 cm, chiếu trực tiếp lên da bé để giúp làm giảm lượng bilirubin trong máu. Bé được đặt trong lồng ấp, không mặc quần áo, hoặc che mắt. Cứ khoảng 3 giờ, cho bé đổi tư thế một lần, chiếu liên tục đến khi mức bilirubin giảm xuống bình thường. Năng lượng ánh sáng sẽ giúp chuyển bilirubin trực tiếp thành dạng đồng phân không độc hoặc gián tiếp đào thải ra ngoài. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, chi phí thấp, được chỉ định cho tất cả trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp trên 13mg%.
- Truyền máu:Khi bé có dấu hiệu vàng da do bất đồng nhóm máu nặng như: vàng da sậm lòng bàn tay, bàn chân, bú kém hoặc bỏ bú, có triệu chứng thần nhiễm độc thần kinh; Bilirubin gián tiếp trên 20 mg% ở bé > 2 kg hoặc >10 mg% ở bé <1kg, bác sĩ có thể chỉ định thay máu cho bé. Lượng máu bé cần sẽ gấp đôi lượng máu bình thường của bé từ 160-200 ml/kg.Phương pháp này giúp thay máu em bé bằng hồng cầu nhóm Rh-âm, giúp ổn định số lượng hồng cầu cũng như giảm thiểu tổn thương hồng cầu gây ra bởi các kháng thể kháng Rh đang trong cơ thể bé.
Điều gì có thể xảy ra?
Nếu em bé bị bệnh tán huyết nặng, nó có thể gây sẩy thai hoặc em bé bị chết lưu. Lượng bilirubin cao có thể vượt qua máu di chuyển đến não và gây tổn thương não.
Phương pháp điều trị
Tiêm Anti-D
trong thai kỳ
Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nhóm máu Rh-âm 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh (Rh immune-globulin).
- Liều đầu tiên vào tuần thứ 28 của thai kỳ
- Liều thứ hai trong vòng 72 giờ sau sinh
Những kháng thể trong 2 liều thuốc trên sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh-dương có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần mang thai, mẹ bầu Rh-âm đều cần được xét nghiệm máu để xác định mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện định kỳ trong suốt các thai kỳ tiếp theo.
Phụ nữ có Rh-âm nên được tiêm Anti-D khi
- Bị sẩy thai
- Chấm dứt thai kỳ
- Có chấn thương hoặc chảy máu
- Trong quá trình chọc ối
- Có chấn thương bụng
- Sau khi có thai ngoài tử cung
Mẹ cần lưu ý gì thêm trong thai kỳ
Cho dù bạn có thể thuộc nhóm máu Rh-âm tính, việc thăm khám tiền sản đều đặn và đúng cách sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh.
Tham khảo: Các xét nghiệm & siêu âm quan trọng
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies®nào!