Bệnh sùi mào gà ở nữ có dấu hiệu gì? 7 bước xử lý để khỏi nhanh
Không chỉ có nam giới mà tỷ lệ mắc sùi mào gà ở nữ giới cũng tương đối cao. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, thậm chí gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung. Vậy làm cách nào để phát hiện dấu hiệu sùi mào gà ở nữ? Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nữ để có cách xử lý hiệu quả nhất.
Mục Lục
I. Sùi mào gà ở nữ là bệnh gì?
Sùi mào gà ở nữ là bệnh lý xã hội, lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh cũng lây truyền qua các con đường khác như:
-
Tiếp xúc thân mật như hôn môi, chạm tay vào dịch nhầy chứa virus
-
Dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm.
-
Lây truyền từ mẹ sang con.
Nguyên nhân bị sùi mào gà ở nữ giới là do virus Human papilloma virus gây ra. Tuýp gây bệnh ở đường sinh dục là tuýp 6 và 11 chiếm tới 90%. Ngoài ra, một số tuýp như HPV – 16 và HPV – 18 có thể gây ra biến chứng ung thư.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới chiếm tỉ lệ cao là do nữ giới đón nhận tinh dịch từ nam giới. Đồng thời, môi trường âm đạo cũng thuận lợi cho virus phát triển và lây lan rộng.
Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 tuần tới 9 tháng. Mặt khác, cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo dạng hình phễu ngược đặc thù. Vì thế, bệnh sùi mào gà ở nữ thường khó phát hiện và điều trị hơn nam giới.
Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường như ngứa rát, nổi mụn nước vùng kín, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất.
II. Vị trí thường gặp sùi mào gà ở nữ
Ở phụ nữ, sùi mào gà có thể xuất hiện tại nhiều vị trí ở cơ quan sinh dục. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có quan hệ tình dục bằng miệng sẽ có thêm nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng.
Dấu hiệu chung của sùi mào gà ở nữ bao gồm:
-
Nổi mụn cóc sinh dục hoặc các nốt u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm. Chúng tập trung thành từng đám như hình cây súp lơ.
-
Gây đau, ngứa rát vùng kín.
-
Dễ chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc cọ xát với vết thương.
-
Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn và giảm cân nhanh chóng.
Tuy nhiên, mỗi vị trí mắc sùi mào gà sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau, cụ thể:
1. Sùi mào gà âm hộ
Sùi mào gà âm hộ có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau như môi lớn, môi bé, hãm môi âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo (lỗ miệng sáo), âm môi,…
Ban đầu, các nốt sùi sẽ mọc rải rác ở môi lớn và môi bé sau đó lan sâu vào vùng âm đạo. Thông thường, các u nhú sẽ có màu hồng tươi, màu tro xám hoặc nâu đen ở môi lớn, phần mu và bẹn. Các nốt mụn cũng nhanh chóng kết mảng do khu vực âm hộ luôn ẩm ướt.
Nếu tổn thương ở niệu đạo, lỗ miệng sáo có thể thấy dấu hiệu tiểu ra máu ở cuối bãi và có bất thường dòng nước tiểu.
Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu thường không ngứa, không đau, không chảy mủ nên rất dễ bị bỏ qua. Khi bệnh tiến triển nặng, vùng âm hộ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như:
-
Mảng lớn sùi mào gà có bề mặt ẩm ướt, mềm, dễ chảy mủ khi cọ xát. Dịch mủ thường có mùi hôi khó chịu.
-
Các nốt u nhú phình to làm thay đổi hình dạng âm vật, gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi lại.
-
Gây cảm giác đau rát, tiết nhiều dịch và có thể chảy máu khi quan hệ.
Sùi mào gà âm hộ gồm 2 hình thái chính gồm:
- Sùi mào gà nhọn:
Xuất hiện ở
môi nhỏ, lỗ niệu đạo, tiền đình âm đạo, âm đạo. Tổn thương dạng chẽ ngón có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất dễ chảy máu.
- Sùi mào gà dạng sẩn:
Xuất hiện ở
hai bên âm hộ, mu. Tổn thương có thể bị sừng hóa và màu sắc thay đổi thành đỏ nâu nhạt hoặc dạng bạch sản.
2. Sùi mào gà âm đạo
Âm đạo là một ống nối nằm trong âm hộ nối giữa cổ tử cung và phần bên ngoài vùng kín. Sùi mào gà âm đạo thường rất khó phát hiện do bệnh nhân không có triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.
Các nốt sùi mào gà có kích thước nhỏ, khoảng 1 – 2 mm. Chúng có hình dạng các gai nhú, bề mặt xù xì hoặc trơn nhẵn màu hồng tươi. Ngoài ra, các nốt sùi rất dễ vỡ, chảy dịch và nhiễm trùng.
Giai đoạn đầu, các nốt sần ban đầu xuất hiện rải rác. Sau đó tập trung thành từng đám giống hoa mào gà hoặc cây súp lơ.
Khi sùi mào gà tiến triển nặng, bệnh nhân có thể ra khí hư nhiều hơn nếu có tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Khí hư thay đổi màu sắc từ trắng trong sang vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu kèm mùi hôi. Bệnh nhân cũng có cảm giác đau rát hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan tới mặt ngoài cổ tử cung gây ra biến chứng ung thư.
3. Sùi mào gà hậu môn
Sùi mào gà hậu môn được tìm thấy bên trong hoặc xung quanh khu vực hậu môn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc các vết thương hở ở hậu môn tiếp xúc với virus.
Bệnh bắt đầu bằng những vết sưng nhỏ tại hậu môn nên thường không được chú ý. Sau khi các nốt sùi phình to, tụ lại thành đám thì người bệnh mới có thể cảm nhận được.
Mụn cóc ở hậu môn thường có màu hồng đào, vàng hoặc nâu nhạt. Chúng không gây đau đớn hay khó chịu. Đôi khi chỉ có triệu chứng ngứa hoặc chảy dịch kèm máu nhưng hiện tượng này rất hiếm.
Các nốt sùi bị vỡ kèm với phân có thể gây nhiễm trùng, lở loét hậu môn, thậm chí hoạt tử và phải phẫu thuật.
4. Sùi mào gà cổ tử cung
Sùi mào gà cổ tử cung xảy ra sau khi đã xuất hiện những dấu hiệu ở âm đạo, âm hộ. Các thương tổn sẽ bắt đầu từ mặt ngoài cổ tử cung sau đó lan sâu vào trong cổ tử cung.
Các dấu hiệu sùi mào gà cổ tử cung cũng tương tự sùi mào gà âm đạo và âm hộ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có một số triệu chứng khác như: giảm ham muốn, ngại quan hệ và cảm thấy đau rát khi quan hệ,…
Vì phần cổ tử cung nằm sâu bên trong cơ quan sinh dục nên bệnh nhân cần đi khám và nội soi mới có thể chẩn đoán chính xác. Sùi mào gà ở cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ung thư cổ tử cung.
5. Sùi mào gà miệng, lưỡi, họng
Bệnh sùi mào gà ở nữ không chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục và có thể gặp ở miệng, lưỡi, họng.
Nguyên nhân bị sùi mào gà ở những vị trí này là do bệnh nhân có tiền sử quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tay chạm vào nốt sùi mào gà sau đó đưa lên miệng.
Biểu hiện sùi mào gà ở miệng lưỡi thường là các nốt mụn nhỏ màu đỏ nằm rải rác, hay bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Sau đó, chúng tập trung thành từng mảng lớn gây vướng víu ở cổ họng, miệng. Khi bệnh nhân ăn uống có thể cảm thấy ngứa rát, khó nuốt.
Nếu để lâu ngày, bệnh nhân sẽ không ăn uống được khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy sút cân.
III. Biến chứng của sùi mào gà ở nữ
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sùi mào gà có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
1. Ung thư cổ tử cung
Bệnh sùi mào gà ở nữ có quan hệ mật thiết với ung thư cổ tử cung. Người bệnh nhiễm virus HPV sùi mào gà nếu không được điều trị triệt để có nguy cơ nhiễm HPV tuýp 16, 18. Đây là hai tuýp chính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này là tiêm phòng vắc xin HPV cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi nên đi chích ngừa.
Nếu bạn tiêm vắc xin sớm sẽ đạt hiệu quả miễn dịch cao hơn. Trẻ từ 11 – 12 tuổi là lứa tuổi được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin HPV. Nếu sau 26 tuổi, gần như vắc xin sẽ không còn hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, vắc xin này chỉ hữu hiệu đối với người chưa từng quan hệ tình dục. Mặt khác, vắc xin cũng không thể dự phòng hết các tuýp HPV. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ nên làm các xét nghiệm định kỳ tế bào cổ tử cung để theo dõi những bất thường có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc thẳng thắn chia sẻ với bạn tình về tình trạng bệnh và sử dụng bao cao su khi quan hệ là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa biến chứng ung thư cổ tử cung.
2. Nhiễm trùng dẫn tới vô sinh hiếm muộn
Virus sau khi lây lan rộng có thể gây viêm nhiễm ở nhiều vị trí như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng và tắc vòi trứng, ống dẫn trứng,…
Các cơ quan bị viêm nhiễm này có thể làm tắc nghẽn đường dẫn trứng và giảm chất lượng của trứng. Do đó, tinh trùng rất khó gặp được trứng và thụ tinh dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Nguyên nhân khác nữa là do môi trường âm đạo thay đổi khiến tinh trùng bị chết nhiều trước khi gặp được trứng.
Để phòng ngừa biến chứng này, cách tốt nhất là vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ phương pháp điều trị sùi mào gà của bác sĩ để hạn chế sự lây lan của virus.
Việc lựa chọn dung dịch rửa vùng kín cần đảm bảo tiêu chí:
-
Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh.
-
Không gây kích ứng, không gây đau xót khi sử dụng.
-
Thành phần dịu nhẹ, lành tính, an toàn cho cả phụ nữ có thai.
-
Không gây cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
Dung dịch vệ sinh Dizigone Sensicare
Hiện nay, dung dịch kháng khuẩn Dizigone Sensicare đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh vùng kín nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Dizigone ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion với cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng trong điều trị sùi mào gà.
3. Lây bệnh cho thai nhi và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mắc sùi mào gà khi mang thai, thai nhi có thể bị ảnh hưởng rất lớn. Virus HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc cuống rốn. Em bé có thể chậm phát triển, mắc các dị tật bẩm sinh.
Người mẹ khi mang thai cũng phải đối mặt với nguy cơ sản giật, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Khi sinh nở tự nhiên, không tránh khỏi việc tiếp xúc giữa tử cung, cổ tử cung của người mẹ với em bé. Vì vậy, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc sùi mào gà ngay từ khi mới sinh ra.
Để hạn chế lây nhiễm cho con, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh những tiếp xúc trên. Ngoài ra, cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và trẻ là tiêm phòng vắc xin phòng HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.
IV. Cách điều trị sùi mào gà ở nữ
Hiện nay, sùi mào gà chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung phá hủy các nốt sùi mào gà nhằm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân và tránh lây lan cho người khác.
Để làm tiêu các nốt sùi, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách sau:
1. Dùng thuốc điều trị
Với sùi mào gà nhẹ, nằm rải rác ở khu vực bên ngoài, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bôi để làm tiêu các nốt sần. Thuốc bôi cũng có tác dụng giảm ngứa, đau rát vùng kín. Một số loại thuốc bôi được dùng trong điều trị sùi mào gà gồm:
- Podophyllotoxin , Podophyllin.
-
Kem imiquimod 5%.
-
Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA).
Chú ý, bệnh nhân không được bôi các thuốc trên lên vùng niêm mạc mỏng như bên trong âm đạo, cổ tử cung hoặc niêm mạc miệng vì có thể gây bỏng rát.
Trong trường hợp sùi mào gà nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm thuốc interferon và kháng sinh đường uống nếu có biến chứng nhiễm trùng.
2. Biện pháp can thiệp ngoại khoa
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp tổn thương sâu, ở phần trong âm đạo và cổ tử cung mà thuốc không thể bôi được.
Các can thiệp ngoại khoa để điều trị sùi mào gà gồm có:
-
Áp lạnh làm đóng băng mụn cóc sinh dục. Phương pháp này có thể gây ra cảm giác nóng rát, đau và phồng rộp tại vị trí tổn thương.
-
Đốt điện làm tiêu mụn cóc. Khi tiến hành người bệnh được gây tê cục bộ hoặc toàn thân. Vì vậy bệnh nhân sẽ không đau, không chảy máu và không để lại sẹo.
-
Thủ thuật laser: áp dụng cho những nốt sùi to. Tuy nhiên, phương pháp này gây đau và kích ứng sau khi điều trị.
-
Phương pháp ALA – PDT: sử dụng chất cản quang bôi trước hoặc dùng trước theo đường toàn thân. Sau đó sử dụng ánh sáng có bước sóng thích hợp chiếu vào để kích hoạt phản ứng oxy hóa làm phá hủy tế bào đích.
Các kỹ thuật điều trị sùi mào gà đòi hỏi trình độ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại nên bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế uy tín để điều trị.
3. Lưu ý khi điều trị sùi mào gà ở nữ
Điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị và sau khi điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
-
Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Bệnh nhân cũng cần kiêng quan hệ trong 2 tuần sau khi điều trị hết triệu chứng.
-
Để phòng ngừa tái phát sùi mào gà, cần sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su trong 6 tháng đầu sau điều trị.
-
Vệ sinh da và niêm mạc mới đốt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để tránh nhiễm trùng.
-
Không dùng chung đồ cá nhân: khăn mặt, quần áo, thìa, bát,… với người khác để tránh lây truyền bệnh.
-
Hạn chế uống rượu
bia,
cà phê, hút thuốc lá,…
-
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý để tránh tinh thần mệt mỏi, stress làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
-
Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bệnh nhân nên đi khám và nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.
Bệnh sùi mào gà ở nữ gây trở ngại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp biến chứng ung thư cổ tử cung và vô sinh. Cách tốt nhất để phòng ngừa sùi mào gà là quan hệ tình dục an toàn và tiêm phòng HPV. Nếu bạn cần tư vấn về cách xử lý triệu chứng sùi mào gà, hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để nhận sự hỗ trợ sớm nhất.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế