Bổ sung sắt cho bé hợp lí, an toàn, hiệu quả
Mục Lục
Sắt là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ nhu cầu sắt của từng giai đoạn, cách dùng sắt hợp lý, an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Sắt là chìa khóa cho cơ thể và trí não đang phát triển của con trẻ. Sắt di chuyển oxy đến khắp các tế bào trong cơ thể. Nếu không có đủ chất sắt, trẻ nhỏ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó vận động. Nếu trẻ bị thiếu hụt sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu và các biến chứng nghiêm trọng hơn. Nên phụ huynh hãy hiểu rõ nhu cầu sắt ở trẻ để cung cấp hợp lý, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
1Liều dùng sắt cho bé
Đối với trẻ sơ sinh, cho con bú là cách bổ sung sắt tốt nhất, chất sắt trong sữa mẹ rất dễ hấp thu. Nếu bạn không cho con bú sữa mẹ, hãy sử dụng sữa công thức tăng cường chất sắt. Khi được 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt. Vì độ tuổi này, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé khi mang thai đã sắp hết, cần bổ sung thêm từ bên ngoài.
Nếu trẻ sinh non thiếu tháng, sắt được bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, có thể là 2mg/kg, một ngày không quá 15mg ở trẻ sinh non.Tuy nhiên, liều lượng này nên được cá nhân hóa dựa trên nồng độ hemoglobin và ferritin huyết thanh, được đo khi xuất viện.
Sau đây là các khuyến nghị theo độ tuổi:
– Trẻ từ 7-12 tháng cần 11mg sắt mỗi ngày.
– Khi trẻ lớn hơn từ 9–13 tuổi cần 8 miligam/ngày.
– Trẻ em từ 4–8 tuổi cần 10 miligam/ngày.
– Trẻ em từ 4–8 tuổi cần 10 miligam/ngày.
– Khi trẻ lớn hơn từ 9–13 tuổi cần 8 miligam/ngày.
– Từ 14-18 tuổi, trẻ em gái cần 15 mg/ngày, trẻ em trai cần 11mg/ngày.
Các dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ thường không rõ ràng cho đến khi trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Vậy nên hãy cho trẻ ăn chế độ phong phú các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt như động vật có vỏ (nghêu, sò, hến…), thịt, gan, trứng, các loại ngũ cốc và thực phẩm họ đậu… Nếu không thể bổ sung từ ăn uống hãy hỏi ý kiến của y bác sĩ để dùng thêm các thực phẩm bổ sung có chứa sắt.
2 Cách dùng sắt hợp lí, an toàn, hiệu quả
Nếu bạn đang cho bé uống sữa công thức có tăng cường chất sắt, bé có khả năng nhận được lượng chất sắt khuyến nghị (hàm lượng chất sắt có trong sữa sẽ khác nhau, bạn có thể xem thành phần để biết được loại sữa bé đang uống chứa bao nhiêu mg sắt). Nếu bạn đang cho con bú, bạn phải bổ sung sắt cho mình đủ nhu cầu cần thiết. Nếu bạn cần thêm thông tin và tư vấn, hãy nói chuyện với bác sĩ và nhờ hỗ trợ.
Sau đây là một số khuyến nghị chung :
– Trẻ đủ tháng: bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 6 tháng tuổi. Tiếp tục cho bé bổ sung cho đến khi bé ăn hai hoặc nhiều khẩu phần mỗi ngày các loại thực phẩm trong đó có thực phẩm giàu sắt.
– Trẻ sinh non: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 1 tháng tuổi. Tiếp tục cho bé ăn bổ sung cho đến 1 tuổi. Nếu bạn cho con bú và cho bé uống sữa có bổ sung sắt thì nên hạn chế bớt thực phẩm giàu chất sắt trong bữa ăn của bé.
– Ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, trẻ thanh thiếu niên: ăn thịt nạc đỏ ba đến bốn lần một tuần, hay các thực phẩm như đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu gà, đậu đóng hộp, thịt gia cầm, cá, trứng và một lượng nhỏ các loại hạt. Hoặc bổ sung thêm sắt theo đúng nhu cầu từ thuốc chứa sắt.
– Đối với các bé gái ở tuổi dậy thì: nên tăng cường các bữa ăn giàu sắt, có thể cân nhắc bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chứa sắt, thuốc bổ máu dạng nước, thuốc bổ máu dạng ống có hàm lượng sắt cụ thể, với liều lượng là 15mg sắt/ngày.
3Các lưu ý khi dùng sắt
– Chỉ nên được sử dụng các thuốc, viên uống sắt khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống sắt nếu bé không thiếu sắt, vì hàm lượng sắt quá mức khuyến nghị có thể bị nhiễm sắt, làm tổn thương đến một số cơ quan trong cơ thể, nặng hơn có thể gây ngộ độc sắt dẫn đến tử vong.
– Uống sắt cùng vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt.
– Đừng lạm dụng sữa: Từ 1 đến 5 tuổi, bạn không nên cho bé uống hơn 600ml sữa mỗi ngày, do đây không phải là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể. Hơn nữa, sữa bò có thể ức chế sự hấp thu sắt từ thức ăn khác.
– Không nên uống canxi và sắt cùng nhau, vì nếu lượng canxi ở mức trên 300mg có thể cản trợ sự hấp thu sắt
– Một số thức ăn có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, cà phê, coca và các loại nước có ga… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt.
– Các thuốc sắt dạng lỏng, siro có thể làm sậm màu răng của bé khi dùng thời gian dài. Có thể dùng ống hút để hút, nên đánh răng, súc miệng sau khi uống để hạn chế tác dụng này.
– Thuốc có thể làm trẻ đi tiêu phân đen. Tuy nhiên, tác dụng này không gây hại và có thể hết sau một vài tuần.
– Để thuốc sắt tránh xa tầm tay của trẻ. Đảm bảo vặn chặt nắp chai và giữ chai ở nơi an toàn. Nếu nghi ngờ trẻ đã uống lượng sắt quá liều khuyến nghị, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
Trên đây là các thông tin về liều dùng, cách dùng và lưu ý khi dùng sắt cho trẻ. Mong rằng thông qua bài viết này các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về liều lượng sắt mỗi ngày cho các bé phát triển đầy đủ và khỏe mạnh, hơn nữa có thể biết cách dùng sắt sao cho đúng để có hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: NCBI, mayoclinic.org
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Các thực phẩm bổ sung sắt
>>>>> Bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách
Theo TTV
Xem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!
Hơn 1 năm trước
367