Cận cảnh những loại cua hoàng đế: Loại nào đắt và giá trị nhất?
Nhắc đến Kingcrab – Tức Cua Hoàng Đế, đa phần chúng ta ngỡ rằng chúng vốn chỉ có 1 gióng, 1 loài nhưng thực chất không hề phải vậy. Những chú cua khổng lồ này có họ hàng phong phú. Trong đó, loại sử dụng làm nguyên liệu ẩm thực nổi tiếng ngày nay không chỉ có 1 mà có ít nhất 3 loài. Mỗi loài cua hoàng đế có 1 đặc điểm riêng. Cùng với đó, giá bán của chúng cũng có nhiều mức chênh lệch cao/ thấp khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những loại cua hoàn đế được bày bán hiện nay để tiện lựa chọn cũng như đánh giá chất lượng sản phẩm, nguồn hàng của từng nhà hàng đang bày bán loại hải sản đặc biệt này nhé!
>>> Xem thêm: Khuyến Mại HOT áp dụng tại Hải Sản Vương Anh
3 loại cua hoàng đế trên thị trường hiện nay
Dù khi chín đều có lớp vỏ đỏ lựng bóng bẩy nhưng thực chất có đến 3 loại cua hoàng đế đang được bán trên thị trường thế giới hiện nay. Nếu để ý qua 1 số hình ảnh bạn sẽ nhận ra sự khác biệt giữa chúng và sớm hỏi đâu là loại chất lượng và ngon nhất. Cụ thể, các loại cua King Crab được phân biệt đơn giản nhất thông qua màu sắc vỏ cua khi còn tươi sống nguyên con.
Cua hoàng đế đỏ (Red King Crab)
Là loại có kích thước lớn nhất và cũng được đánh giá là ngon nhất. Chúng có lớp vỏ đỏ gạch chưa cần chế biến đã cảm thấy hết sức ngon mắt. Khi chín lớp vỏ này càng chuyển đỏ đậm hấp dẫn khó tả. Cua hoàng đế đỏ “bự chảng” lâu năm già rơ có thể nặng cả chục ký.
Cua hoàng đế đỏ – Red King Crab
Thịt chúng ngọt thơm không, vị ngọt này không chỉ đơn thuần mang trong mình rất nhiều sắc độ phong phú, càng nhai và cảm nhận càng nhận thấy sự khác biệt. Trong đó, phần thịt ở chân dồn ngon thành từng thanh to dài, siêu hấp dẫn và nổi tiếng bậc nhất. Không nghi ngờ gì nữa, Red King Crab chính loại ngon và cũng đắt nhất trong dòng hải sản hấp dẫn này…
Cua hoàng đế xanh lam (Blue King Crab)
Kích thước đứng sau vua cua đỏ đôi chút là Blue King Crab. Chúng có lớp vỏ xanh dương đậm màu khi còn tươi sống. Hương vị của loại này không khác biệt quá nhiều. Có chăng phân biệt chính ở đây là do phần thịt ở chân hay cân nặng của chúng không sánh được bằng cua đỏ.
Cua hoàng đế xanh – Blue King Crab
Cua hoàng đế vàng kim (Golden King Crab)
Golden King Crab cũng có thể được gọi là cua nâu là loại thứ ba và được nhiều người lựa chọn hơn. Chúng nhỏ hơn 2 dòng trên nhưng ăn vừa tầm, giá lại vừa ví nhiều người hơn. Lớp vỏ vàng nâu của loài này chắc khoẻ không kém phần thu hút. Loài phân bổ trên biển Thái Bình Dương rộng lớn.
Tuy kích thước khiêm tốn nhưng lượng thịt và kích thước của Golden King Crab vẫn khiến người ta trầm trầm trồ trồ. Hương vị của chúng ngon ngọt 1 cách dịu dàng khiến người ta có thể ăn nhiều mà không ngán.
Cua hoàng đế vàng – Golden King Crab
Ngoài ra, 1 loại cua hoàng đế có kích thước nhỏ hơn hẳn là Scarlet King Crab – Loại này có vỏ đỏ tươi sáng, chúng hiếm, ít khi xuất hiện khi đánh bắt nên không mấy khi được bày bán phổ biến.
Thời hoàng kim của việc đánh bắt cua hoàng đế diễn ra trước thập niên 80, thời đó, không ít lần ngư dân bắt được những con cua hoàng đế xanh và đỏ nặng đến 7 – 8kg. Những con lớn trung bình cũng nặng ít nhất từ 3 – 5kg. Cua đỏ và xanh thường sống được tìm thấy ở biển sâu 30 – 60m. Trong khi đó, cua nâu nhỏ người biết cách trốn kỹ nhất khi sống ở vùng biển sâu đến 100m.
Hành trình khốc liệt đạt đến cân nặng “độc tôn” của cua hoàng đế
Cua hoàng đế dù là loại nào cũng phải trải qua những năng tháng sinh tồn khốc liệt gian khổ mới có được cân nặng khủng hàng đầu như hiện nay. Ngay từ thuở còn trứng nước, cuộc sống của những chú cua này này đã là cuộc ganh đua đầy may rủi. Mỗi lần hạ sinh, cua hoàng đế cái cho đến 45.000 – 500.000 trứng.
Trứng cua hoàng đế
Bọc trứng hàng ngàn quả này được cua cái mang trong cánh đuôi suốt 1 năm trời. Cua non phát triển khi trứng hơi hé sau đó mới chỉ mang dạng ấu trùng. Chúng mang thân hình này này ít nhất 2 – 3 tháng trời để trở nên lớn hơn, cứng cáp hơn. Ấu trùng cua hoàng đế vốn dĩ rất nhỏ bé, yếu đuối và dễ bị tổn thương. Đôi khi, vài đợt sóng vỗ nhẹ cũng khiến chúng bị chôn sống vĩnh viễn.
Con số 500.000 ban đầu chính vì thế mà trở nên khiêm tốn lạ thường. Muốn nhanh lớn và phát triển về sau, ấu trùng cua phải biết kiếm mồi, lẩn tránh kẻ thù và may mắn trước nhiều mối nguy nơi biển khơi. Chúng tìm ăn sinh vật phù du, tư đó mà lớp bỏ hình thành, cứng lên và lột xác. Sau ít nhất 5 lần lột vỏ, cua mới có được sơ bộ hình dáng của những chú King Crab thực thụ.
Cua hoàng đế ban đầu cực kỳ nhỏ bé – Thời kỳ ấu trùng có thể chỉ bằng đồng xu, chúng lột xác và lớn lên rất chậm
Cua nhỡ vẫn gặp nhiều mối khi trở thành con mồi của cua lớn hơn nữa cũng như cá tuyết, cá bơn, bạch tuộc hay rái cá, … Muốn đạt đến cân nặng chục ký chúng cần đến cả chục năm.
Để lên cân, to khoẻ, cua hoàng đế tìm ăn các loại ốc, sò, nghêu, sao biển, tảo và cua nhỏ hơn, … Chúng cũng ăn cá và tìm thức ăn với kích thước tương ứng với cơ thể, tuổi đời cũng như môi trường sống. Cua lớn, được đánh bắt và khai thác hiện nay thường có tuổi đời ít nhất là 7 – 9 năm.
Sự sinh sản và phát triển số lượng cua hoàng đế ngày nay
2 – 4 năm sau khi đạt được hình hài chính thức là thời kỳ cua hoàng đế nhập thành đàn lớn để thực hiện công việc duy trì nòi giống. Những đàn cua tụ họp, bò hàng hơn 160km để đến với vùng nước nông đẻ trứng. Như vậy, để có được 1 lứa cua non mới, loài vật này cần đến chuẩn bị trong 2 – 4 năm đầu đời. Từ đây, chúng có thể sống và đạt đến tuổi thọ 20 năm tối đa hoặc hơn.
Thời gian sinh trưởng dài, tỷ lệ cua trưởng thành không lớn cùng việc đánh bắt của con người khiến số lượng cua hoàng đế thu hẹp. Những lí do trên càng khiến chúng giá trị, cần được trân trọng và biết cách thưởng thức hợp lỹ, xứng đáng.
Điều ít biết về cua hoàng đế Alaska
Đôi khi chúng ta còn nghe người ta nhắc đến cua hoàng đế Alaska, chúng liệu khác gì với những loài đang được nhắc đến trong bài viết? Cua Alaska không phải là loài riêng mà là cách gọi chung nhắc đến những chú cua được đánh bắt từ vùng biển Alaska – Vùng nổi tiếng nhiều cua hoàng đế to và ngon nhất thế giới. Cua Alaska có thể là 1 trong 3 giống cơ bản nói trên.
Bắt cua hoàng đế tại nước ngoài
Ngoài cua Alaska, một số nước khác cũng xuất khẩu loại hải sản này là Na Uy, Nga và số ít ở Nam Mỹ và Nhật.
Đa số cua Alaska xuất bán thường được sơ chế bỏ đi phần thân ít thịt, để lại càng và chân rồi ướp lạnh ngay tại nơi bắt trước khi chuyển đến khắp bang nước Mỹ. Người ta cũng lấy sẵn thịt cua đóng gói và chuyển một lượng khổng lồ đến Nhật Bản phục vụ thị trường tiêu thụ lớn nhất này.
Cua hoàng đế hương vị tuyệt vời đáng thử ít nhất 1 lần
Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng phổ biến ngày nay là cua hoàng đế tươi sống phục vụ cho nhà hàng. Nếu như trước đây, hình thức này được yêu cầu tại những nơi như: London, New York, Nhật Bản hay Trung Quốc… thì ngày nay mặt hàng này cũng đã đến với Việt Nam. Nếu có dịp thưởng thức cua hoàng đế, mong bạn thấu hiểu để có được những con cua tươi khoẻ là cả 1 quy trình vận chuyển khó khăn khi giữ nhiệt độ nước, không khí và chạy đua với thời gian trên máy bay từ 24 – 36 giờ.
Giá cua hoàng đến ngày nay không hẳn quá cao, bạn hoàn toàn có cơ hội thưởng thức
Cua hoàng đế – King Crab to ngon hảo hạng quả là trải nghiệm ẩm thực chẳng nên bỏ qua cho những tín đồ hải sản. Nếu có dịp, Hải Sản Vương Anh mong bạn chẳng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức nguyên liệu này trong những món ăn ngon tuyệt phục vụ tại các nhà hàng hải sản chất lượng. Một trong những địa điểm giá rẻ hợp lý tại Hà Nội chính tại số 5 Trần kim Xuyến, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.