Chia Sẻ Kinh Nghiệm Bảo Dưỡng Xe Máy Xe Tay Ga 2019

Bảo dưỡng xe máy là việc làm hết sức quan trọng song hầu như hiện nay 9/10 người Việt chưa thực sự hiểu và làm đúng. Hãy cùng Shopdochoixe làm rõ câu chuyện này nhé!!!

Bảo dưỡng xe máy là gì?

Bảo dưỡng xe máy hay có thể nói một cách đơn giản là việc kiểm tra, chăm sóc, sửa chữa xe được thực hiện định kỳ. Cũng giống như các loại máy móc khác, xe máy sử dụng một thời gian sẽ xuống cấp, cần được vệ sinh, phát hiện, sữa chữa và thay thế linh kiện cũ.

Bảo dưỡng xe định kỳ giúp hoạt động của xe được êm ái, nhanh chóng tìm ra các lỗi, “bệnh” để khắc phục kịp thời. Nhờ đó, có thể nâng cao hiệu suất hoạt động cũng như tuổi thọ của xe.

Nội dung bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn, áp dụng với điều kiện xe hoạt động bình thường, không có “bệnh”, va chạm…

Các trường hợp xe “bệnh” như ngập nước, để lâu ngày không đề được hay xe sử dụng thường xuyên, chạy tốc độ cao thì cần bảo dưỡng nhiều hơn.

Bảo dưỡng xe máy là làm những gì?

Công việc này tưởng chừng khó khăn nhưng tựu chung tại các điểm bảo dưỡng thường sẽ kiểm tra 3 phần chính: khung sườn, động cơ và hệ thống truyền lực.

Cụ thể khung sườn sẽ kiểm tra vành xe, nan hoa, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc trước sau, phanh trước, các loại dây cáp, bôi trơn các chi tiết chuyển động, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.

Động cơ cần kiểm tra chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, (kiểm tra) thay dầu máy.

Đối với xe phun xăng điện tử, cần kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), kiểm tra hoạt động các cảm biến, các chi tiết trong hệ thống phụ xăng.

Hệ thống truyền lực cần bảo dưỡng nhông xích tải, phanh sau, tra mỡ trục càng sau, kiểm tra cần khởi động, giàn để chân, xiết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe và rửa xe.

Quy trình bảo dưỡng xe máy

Kiểm tra áp suất hơi vỏ lốp, nếu áp suất không đủ, dễ dẫn tới hiện tượng dập bố khi chạy với tốc độ cao, khiến cho vỏ lốp hỏng hoàn toàn. Kiểm tra chống đứng, chống ngang, các gác chân đảm bảo phải được bôi trơn tốt và vững vàng.

Tiếp theo là phần động cơ, cần lắng nghe tiếng động cơ để phát hiện khi có âm thanh lạ. Kiểm tra tình trạng bugi, nếu màu nâu sẫm, động cơ hoạt động tốt; màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu, cần phải điều chỉnh.

Màu sắc bugi sẽ cho biết tình trạng và hiệu suất hoạt động

Theo dõi khói thải từ động cơ nếu khói thải màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể nhớt lọt vào buồng đốt, những hiện tượng này đều là biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, rất cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn .

Thay nhớt mới để đảm bảo động cơ được bôi trơn tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Hệ thống điện trên xe cần được kiểm tra mức độ phát điện của xe sẽ giảm dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài như ngập nước. Đặc biệt, khi xe có lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện như đèn LED, khóa chống trộm…

Tham khảo: Các loại khóa chống trộm xe máy tốt nhất 2019

Việc kiểm tra nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.

Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch, sạc bổ sung, quan sát các hiện tượng bất thường như điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình nhằm nhanh chóng khắc phục, tránh các tác hại lớn hơn.

Tiếp tục với hệ thống xích truyền động vì xích là bộ phận dễ bị đất cát bám vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng dĩa và nhông. Kiểm tra xích đúng sẽ giúp bôi trơn kịp thời, nên cần bổ sung nhớt thường xuyên cho xích được trơn tru giúp xe chạy êm hơn.

Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, đây là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.

Thử nghiệm hệ thống phanh xe cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Hệ thống bạc đạn cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết.

Vệ sinh bình xăng con nhằm làm sạch các tạp chất bám trong bình xăng con, việc để các tạp chất bám vào bình xăng con không những làm xe hao xăng mà cũng làm giảm năng suất của xe ảnh hưởng tới việc vận hành của bạn.

Duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Cần kiểm tra và vệ sinh bình xăng lớn để tránh hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị lủng do gỉ sét.

Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu hơn cũng như đỡ nóng máy ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.

Kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, tránh hiện tượng mục sườn rất nguy hiểm, có những tai nạn xảy ra vì sườn hoặc niền xe bị mục không chịu nổi được được tác động mạnh khi vận hàng cực kỳ nguy hiểm.

Kiểm tra hệ thống tay lái cổ lái của xe, phòng khi bị lỏng, bạc đạn bị vỡ, dễ dẫn tới nhiều sự cố nguy hiểm khi đi với tốc độ cao và phải xử lý những tình huống cua gấp hoặc đường xấu.

Bảo dưỡng xe máy ở đâu ???

Hiện nay, phần lớn người Việt thường rất ngại mang xe đi bảo dưỡng. Bởi chi phí bảo dưỡng dù không lớn nhưng không ít người phải hốt hoảng với các khoản chi khác cho phụ tùng, linh kiện…

Trường hợp bảo dưỡng tại các tiệm sửa xe lại rất dễ bị thay thế máy móc, tráo đồ, “luộc đồ”… Lời khuyên mà Shopdochoixe muốn dành cho các bạn là hãy hết sức cẩn thẩn.

Đặc biệt, khi được thợ yêu cầu thay thế linh kiện cũ cần kiểm tra lại bằng cách đi nhiều tiệm, hỏi ý kiến người có chuyên môn… Nên làm xe tại các điểm uy tín không nên quá đặt niềm tin vào các quảng cáo…

Bảo dưỡng xe máy bao nhiêu tiền ???

Như đã nói ở trên việc bảo dưỡng xe máy vốn dĩ là để kiểm tra hoạt động của xe. Vì vậy, nếu không xảy ra hư hỏng hoặc không thay thế linh kiện thì số tiền này thực sự rất nhỏ.

Một vài bộ phận xe máy sẽ được thay thế định kỳ như: dầu nhớt, dầu phanh, má phanh, bugi, dầu láp, lọc gió, dây cu-roa, nước làm mát.

Tất cả những thứ trên đều có giá thành khá rẻ và bạn cũng có thể tìm thấy giá trên Internet. Nếu được báo giá quá cao hãy yêu cầu thợ không thay mà kiểm tra lại trước khi quyết định nhé.

Cách bảo dưỡng xe máy tại nhà

Thay nhớt định kỳ là một trong những công việc quan trọng để bảo dưỡng xe tại nhà

Công việc bảo dưỡng xe định kỳ là rất quan trọng nhưng bạn cũng có thể bảo dưỡng xe ngay tại nhà. Cụ thể bằng những việc sau:

Rửa xe: Dựng chống đứng, có thể dùng vòi phun áp suất lớn và xà phòng để làm sạch xe. Sau đó, lau khô xe bằng khăn mềm, nên dùng chất tẩy rửa có nồng độ thấp, chuyên dụng cho xe máy để tránh làm hỏng lớp sơn xe.

Kiểm tra ắc quy: Ắc quy cần được kiểm tra mức dung dịch định kỳ hằng tháng. Các điện cực cũng cần được giữ sạch. Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp ắc-quy.

Kiểm tra lốp xe và má phanh: Lốp xe quá mòn sẽ rất nguy hiểm hoặc lốp có thể bị phồng khi quá nhiệt. Có hai hệ thống phanh gồm phanh đĩa và phanh trống. Người sử dụng nên bảo dưỡng xe định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đặc biệt là hệ thống phanh.

Thay dầu nhớt: Thông thường cứ 1000 km nên thay nhớt một lần và lựa chọn loại nhớt phù hợp cho từng loại xe, không nên dùng loại dầu nhớt dành cho các loại xe máy thông thường cho xe tay ga và ngược lại.

Thay nhớt (dầu máy): Tại Việt Nam, nếu sử dụng xe máy trong điều kiện bình thường nên thay nhớt khoảng 2.000 – 3.000 km/lần. Nếu dùng xe máy trong điều kiện leo dốc hoặc liên tục tải nặng, bạn nên thay nhớt sớm hơn con số trên.

Đặc biệt trong trường hợp xe bị ngập nước cần thay nhớt ngay lập tức, tránh trường hợp để nước đi vào động cơ, sẽ dẫn đến nguy cơ hỏng xe rất cao.

+ Dầu láp (dầu hộp số) trên xe ga: Giúp bôi trơn các bánh răng nếu không thay dầu láp dễ dẫn đến tình trạng khô hoặc vỡ bánh răng, giảm hiệu quả truyền động. Cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần.

Trên đây là chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề bảo dưỡng xe máy. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Continue Reading

Alternate Text Gọi ngay