Có nên mua Apple Watch cũ không? Những rủi ro gặp phải và cách phòng tránh
Bạn có một nguồn tài chính eo hẹp và đang muốn tìm mua Apple Watch cũ nhưng băn khoăn không biết có nên mua Apple Watch cũ không? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để tìm câu trả lời nhé!
Mục Lục
Một số rủi ro cần cân nhắc khi mua Apple Watch cũ
Có nên mua Apple Watch cũ không?
Mua thiết bị điện tử cũ nói chung và mua Apple Watch cũ nói riêng thì khi mua bạn cần phải cân nhắc đến những rủi ro là chất lượng không đảm bảo. Đây là tình trạng chung của nhiều sản phẩm điện tử. Bên cạnh đó, thị trường hiện nay có rất nhiều hàng nhái giá rẻ, hàng dựng thì việc tìm được một sản phẩm cũ có chất lượng tốt thực sự là khó khăn.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi. Chính vì thế khi mua cũ bạn cần tìm đơn vị uy tín và có đủ kiến thức để kiểm tra sản phẩm mà bạn mua tốt hay không nhé.
Một số lưu ý khi chọn mua Apple Watch cũ
Giá bán
Apple Watch cũ có mức giá chênh từ 30 đến 40% tùy vào từng dòng sản phẩm. Nhưng trong một số trường hợp nếu như bạn thấy quá rẻ thì hãy cân nhắc vì đây có thể là hình thức lừa đảo. Chính vì vậy, bạn nên so sánh giá cả phù hợp nhé.
Kiểm tra số series
Khi mua Apple Watch cũ, bạn nên kiểm tra xem sản phẩm đã kích hoạt hay chưa. Bạn cần nhập chính xác dãy IMEI nằm ở mặt sau của đồng hồ vào website tại đây
Nhập mã và nhấn tiếp tục
Sau đó bạn nhập mã code và nhấn tiếp tục. Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết của sản phẩm như thời gian kích hoạt, có còn bảo hành hay không,…
Ngoại hình (mặt, dây)
Để quyết định xem có nên mua Apple Watch cũ không chúng ta tiếp tục kiểm tra ngoại hình của máy, cụ thể ở đây là mặt kính và dây đeo. Bạn kiểm tra xem ngoại hình của máy có bị trầy xước hay nhấp nhô ở đâu hay không. Nếu như bị trầy xước quá nhiều thì có thể thiết bị đã bị mổ xẻ hoặc va đập mạnh.
Kiểm tra dây của máy
Tiếp đến bạn cần kiểm tra phần viền giáp với khung máy. Đây là khu vực có thiết kế bằng phẳng và lõm vào trong nên bạn cần tránh làm mẻ hoặc trầy điểm tiếp giáp này. Trong quá trình kiểm tra bạn nên miết nhẹ và vừa đủ ở quanh viền xem có điểm lồi lõm nào hay không. Nếu như xuất hiện điểm lồi lõm thì bạn không nên mua chiếc Apple Watch cũ này.
Kiểm tra cảm ứng
Kiểm tra cảm ứng
Kiểm tra cảm ứng là bước vô cùng quan trọng. Theo đó, bạn nên chọn một biểu tượng bất kỳ ở menu, sau đó kéo biểu tượng di chuyển đi khắp màn hình. Nếu như biểu tượng đó đột nhiên nhảy xuống mà chưa thả tay ra thì có thể bạn vừa chạm vào điểm liệt của màn hình.
Âm thanh
Nếu như không kiểm tra thật kỹ âm thanh thì có thể bạn mua phải chiếc máy không thể nghe gọi được. Để kiểm tra bạn cần vào Settings/ Sound and Haptics. Tiếp đến bạn nhấn vào màn hình và nếu nghe thấy tiếng “tạch, tạch” và rung hơi nhẹ phát ra có nghĩa âm thanh của thiết bị sắp bình thường.
Kết nối
Kiểm tra kết nối
Bạn hãy thử kết nối iPhone với Apple Watch xem có thể nghe, gọi nhắn tin xem gặp lỗi gì hay không để tránh gặp phải trường hợp mua về nhưng không thể nghe gọi được.
Tính năng
Bạn cũng nên kiểm tra các tính năng trên máy xem chúng có hoạt động ổn định không như tính năng theo dõi tình trạng sức khỏe trên Apple Watch, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Kiểm tra tính năng
Song song với đó bạn cần kiểm tra phím nguồn và phím digital crown bằng cách nhấn nhiều lần vào cả 2 phím. Với núm Digital Crown bạn nên xoay vặn để xem chức năng có hoạt động hay không nhé.
Thời gian bảo hành và đổi trả (nếu có)
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến vấn đề bảo hành chính hãng của Apple Watch vì chi phí sửa chữa của Apple Watch rất đắt. Theo đó, thời gian bảo hành Apple Watch là 12 tháng với máy còn nguyên tem của nhà sản xuất và lỗi bảo hành được là lỗi của máy.
Địa điểm mua
Để mua được một chiếc Apple Watch cũ bạn nên tìm đến những cửa hàng bán lẻ uy tín thay vì ham rẻ mua trên mạng.
Trên đây chúng tôi vừa đưa ra những giải thích giúp bạn quyết định có nên mua Apple Watch cũ không. Hi vọng với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
BÀI VIẾT LIẾN QUAN