1 Khái quát về công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 1.02 MB, 104 trang )

51

Hoàn điều kinh bổ huyết, Viên sáng mắt… Đa dạng dạng bào chế: Viên nén, siro,

viên hoàn, viên nang cứng, Trà hòa tan góp phần đem đến cho người sử dụng những

sản phẩm chất lượng, đảm bảo sức khỏe.

Quan điểm phát triển của công ty là: lấy khoa học công nghệ làm trung tâm,

lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam

kết với khách hàng, chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa quá trình sản xuất

sản phẩm luôn được thể hiện trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Công ty.

Bởi vậy, trong những năm qua, Traphaco CNC đã tiến hành áp dụng các hệ thống

quản lý chất lượng ISO 9001:2008, ISO 14000, 5S và Kaizen vào hoạt động cải

tiến. Đây là yếu tố quan trọng khẳng định uy tín và thương hiệu Traphaco CNC trên

thị trường dược phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Sản phẩm của Traphaco CNC hiện có mặt tại 63/63 tỉnh thành cả nước từ

Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Traphaco CNC hiện tại chưa phát triển các đại lý giao

dịch trực tiếp và chi nhánh, nhưng thông qua kênh phân phối sản phẩm của Công ty

cổ phần Traphaco, sản phẩm của Traphaco CNC được biết đến rộng rãi trên toàn

quốc.

2.1.2. Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành dược được

coi là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao. Ngoài chức năng chính của

ngành là nghiên cứu, sản xuất, dự trữ và cung ứng thuốc phục vụ cho công tác điều

trị, chăm sóc sức khỏe con người, ngành dược còn đóng góp một phần không nhỏ

vào Ngân sách nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế và sự phát triển của

khoa học công nghệ.

Doanh nghiệp dược sản xuất, kinh doanh mặt hàng đặc biệt là “thuốc”, một

mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng nên yêu cầu về chất

lượng đối với mặt hàng này là rất khắt khe theo quy định cụ thể Nhà nước. Việc

nâng cao chất lượng thước là mục tiêu, đồng thời cũng là nhiệm vụ của các doanh

nghiệp dược

52

Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco hoạt động kinh doanh trong các

lĩnh vực sau:

Sản xuất, buôn bán dược phẩm, dược liệu, nguyên phụ liệu làm thuốc;

thực phẩm chức năng

Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế

Sản xuất, buôn bán thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, nước khoáng,

nước tinh lọc

Tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh

vực y dược.

Trong đó, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán

dược phẩm.

53

2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động

2.1.3.1.Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Đại hội đồng cổ

đông

Trực tuyến

Ban kiếm soát

Hội đồng quản trị

Phối hợp

Giám đốc điều hành

Phó giám đốc tổ chức

hành chính

Phòng Tổ chức

hành chính

Phân xưởng

Sơ chế

Phó giám đốc sản xuất

Phòng Đảm

bảo chất

lượng

Phân xưởng

Viên Nén

Phó giám đốc kế hoạch

– cung tiêu

Phòng Tài

chính

Phân xưởng

Nang mềm

Phân xưởng

Thực Nghiệm

Phòng Kế

hoạch

Phân xưởng

Viên hoàn

Đứng đầu công ty là Đại hội đồng cổ đông, đây là cơ quan quyền lực cao

nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra

Hội đồng quản trị thay mặt các cổ đông thực hiện các chức năng của chủ sở hữu đối

với doanh nghiệp, đồng thời bầu ra Ban kiểm soát bằng thể thức trực tiếp và bỏ

phiếu kín.

54

Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt

Đại hội đồng cổ đông kiểm tra, soát xét toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp,

bao gồm cả hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng

quản trị bầu ra Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra, có thể

kiêm chức vụ Giám đốc.

Hiện tại, Ban giám đốc của công ty bao gồm 1 giám đốc điều hành và 2 phó

giám đốc. Trong đó, một phó giám đốc trực tiếp quản lý, điều hành các xưởng sản

xuất, một phó giám đốc quản lý, điều hành công việc phụ trợ cho quá trình sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm.

Công ty có 5 phòng ban: phòng kế hoạch tổng hợp phụ trách việc cung ứng

vật tư, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; phòng kế toán, phòng

tổ chức nhân sự, phòng Hành chính, phòng Thiết bị và hạ tầng kỹ thuật, phòng đảm

bảo chất lượng.

Phó giám đốc tổ chức hành chính quản lý trực tiếp các phòng thuộc khối

Hành chính trừ phòng Đảm bảo chất lượng và phòng Thiết bị và hạ tầng kỹ thuật.

Phó giám đốc sản xuất phụ trách năm phân xưởng và phòng Thiết bị và hạ

tầng kỹ thuật, phòng Đảm bảo chất lượng.

Phó giám đốc kế hoạch phụ trách phòng kế hoạch tổng hợp

Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc là các phòng ban chức năng: phòng Kế

hoạch tổng hợp, phòng Đảm bảo chất lượng, phòng Hành chính – tổ chức, phòng

Tài chính và 5 phân xưởng trực tiếp thực hiện sản xuất sản phẩm.

2.1.3. 2 Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính

Phòng tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc công ty. Phòng có

chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính và chế độ kế

toán theo Điều lệ của công ty và quy định của pháp luật. Phòng tài chính của

công ty gồm có 8 thành viên: Kế toán trưởng, hai phó phòng tài chính và 5 nhân

viên kế toán.

55

Kế toán trưởng là người trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Giám đốc công ty, có

trách nhiệm tổ chức điều hành bộ máy kế toán, quản lý tài chính công ty, xử lý mọi

vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của công ty với sự hỗ trợ và chấp thuận của

Ban giám đốc.

Một phó phòng tài chính có trách nhiệm quản lý các quan hệ bên trong nội

bộ công ty giữa phòng Tài chính và các phòng ban phân xưởng khác, đồng thời phụ

trách công tác chuyên môn kế toán mảng hàng tồn kho, kế toán thuế

Một phó phòng tài chính chịu trách nhiệm về các quan hệ giữa Phòng tài

chính với các đối tượng bên ngoài công ty: Ngân hàng, khách hàng…, đồng thời là

kế toán thuế, kế toán tổng hợp.

Một nhân viên kế toán tiền lương, tài sản cố định và công cụ dụng cụ

Một nhân viên kế toán công nợ

Một nhân viên kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một nhân viên kế toán thanh toán: thanh toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Một nhân viên thủ quỹ

Phòng Tài chính kế toán có các nhiệm vụ sau

Nhiệm vụ kế toán: phòng thực hiện các nghiệp vụ kế toán toàn bộ các hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty, từ khâu thu thập, xử lý, ghi chép, hạch toán các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin về tình hình tài

chính cho các đối tượng: Ban giám đốc, công ty mẹ, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra…

Nhiệm vụ tài chính: thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty, xây

dựng kế hoạch về vốn, quản lý việc khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, xây dựng

các kế hoạch về chi phí của công ty, tham mưu cho Ban giám dốc trong lĩnh vực tài

chính và chế độ kế toán.

2.2 Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần công nghệ cao

Traphaco

2.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty

Hiện nay, công ty chưa có bộ phận phân tích tài chính độc lập, công việc này

được thực hiện tại phòng tài chính dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Thông tin sử

56

dụng trong phân tích tài chính chủ yếu là các Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán,

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Dựa

vào các Báo cáo tài chính hàng quý, năm để tiến hành công tác phân tích.

Thông tin kế toán và các thông tin kế toán liên quan được phòng kế toán tập

hợp và chuyển cho phó phòng Tài chính để tiến hành phân tích. Kết quả của phân

tích tình hình tài chính tại công ty nhằm phục vụ cho các thành viên của Hội đồng

quản trị trong công tác điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh, các cổ đông

trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hay bất thường, đồng thời nó

cũng phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Công tác phân tích tài chính hiện nay của công ty sử dụng hai phương pháp,

đó là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Phương pháp so sánh được sử

dụng để so sánh số liệu giữa kỳ thực hiện và kỳ trước hoặc với kỳ kế hoạch để thấy

được mức đọ tăng trưởng hay mức độ hoàn thành kế hoạch của từng chỉ tiêu.

Phương pháp tỷ sốđược sử dụng để tính các tỷ số tài chính, phương pháp này

thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được tỷ lệ tăng

trưởng hoặc hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu.

Phân tích tài chính của công ty thường được tiến hành vào thời điểm kết thúc

mỗi năm tài chính, sau thời điểm lập báo cáo tài chính và được thực hiện định kỳ

hàng năm.

Việc phân tích tình hình tài chính mới chỉ đề ra yêu cầu cần phân tích tình

hình một cách chung chung, chưa có quy định cụ thể về nội dung, phương pháp, thời

gian tiến hành…, cũng như chưa thực sự coi trọng vị trí công tác phân tích tình hình

tài chính trong quá trình quản lý của công ty.

Bộ phận phân tích của công ty chưa thực hiện khâu kiểm tra cơ sở dữ liệu

trước khi phân tích mà trên cơ sở sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính hàng năm đã

được kiểm toán và báo cáo từ các bộ phận để thiết lập các bảng tính bằng phần mềm

Excel. Từ kết quả tính toán sẽ đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của công ty.

2.2.2 Nội dung phân tích

Hiện nay, công ty chỉ tiến hành phân tích tài chính ở các nội dung sau:

Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ

Liên kết:XSTD
Alternate Text Gọi ngay