Công nghệ cấy truyền phôi gọi là gì và có lợi ích ra sao?

Công nghệ cấy truyền phôi gọi là gì và có lợi ích ra sao?

Công nghệ cấy truyền phôi thường được gọi là “Cấy truyền phôi bào” (In vitro fertilization – IVF). Đây là một phương pháp trong lĩnh vực y học và sinh sản sử dụng để giúp các cặp vợ chồng vô sinh hoặc gặp khó khăn trong việc thụ tinh tự nhiên có cơ hội có con. Quá trình IVF thường bao gồm việc thu thập phôi trứng từ phụ nữ, thu thập tinh trùng từ nam giới, kết hợp chúng ngoài tử cung trong điều kiện kiểm soát, sau đó chuyển phôi thai vào tử cung để phát triển thành thai nhi.

Lợi ích của công nghệ cấy truyền phôi (IVF) bao gồm:

  1. Giúp các cặp vợ chồng vô sinh hoặc gặp khó khăn sinh con: IVF là một phương pháp hiệu quả để giúp những cặp vợ chồng gặp vấn đề về thụ tinh có cơ hội sinh con. Điều này có thể bao gồm vấn đề về tinh trùng, trứng, tử cung hoặc các vấn đề về sinh sản khác.
  2. Kiểm soát quá trình sinh sản: IVF cho phép các chuyên gia sinh sản kiểm soát quá trình thụ tinh và phát triển phôi thai ngoài tử cung. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ di truyền và các vấn đề về sức khỏe thai nhi.
  3. Giám sát và chọn lựa phôi thai: Quá trình IVF cung cấp cơ hội kiểm tra tình trạng của phôi thai và chọn lựa phôi thai có chất lượng tốt nhất để chuyển vào tử cung. Điều này tăng khả năng thành công của quá trình.
  4. Giúp các người độc thân và người đồng tính có con: IVF cung cấp cơ hội cho những người độc thân và người đồng tính muốn trở thành cha mẹ bằng cách sử dụng tinh trùng từ một nguồn nam giới khác.
  5. Nghiên cứu và phát triển khoa học: IVF cũng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và phát triển y học sinh sản, đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về sinh sản con người và giải quyết các vấn đề liên quan đến vô sinh.

Tuy nhiên, IVF cũng đặt ra nhiều câu hỏi đạo đức và luân lý liên quan đến việc định rõ quyền của thai nhi, người mẹ, và người tạo ra phôi thai. Các quy định và pháp luật về IVF thường khác nhau tùy theo quốc gia và vùng lãnh thổ.

Công nghệ cấy truyền phôi gọi là gì và có lợi ích ra sao?

Công nghệ cấy truyền phôi gọi là gì và có lợi ích ra sao?

Câu hỏi: Bạn đọc tin trên VietAdsGroup.Vn có thắc mắc “Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Còn Được Gọi Là Gì?”. Bài viết này VietAds cùng bạn tìm hiểu về Công Nghệ Cấy Truyền Phôi  và các thông tin liên quan chủ đề này nhé!

Tìm hiểu chung về Công Nghệ Cấy Truyền Phôi

Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Còn Được Gọi Là Gì? – Công Nghệ Cấy Truyền Phôi còn được gọi là công nghệ tăng sinh sản ở động vật.

Đây là một quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào cá thể cái khác (cái nhận phôi) phôi vẫn sống, phát triển bình thường trên cơ sở trạng thái sinh lý sinh dục của cái nhận phôi phù hợp với trạng thái sinh lý sinh dục của cái cho phôi hoặc phù hợp với tuổi phôi ( gọi sự phù hợp này là đồng pha).

Công Nghệ Cấy Truyền Phôi có những lợi ích gì?

Phổ biến và nhân nhanh các giống tốt, quí, hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản thông qua lấy phôi và cấy truyền những phôi của chúng (tận dụng được đồng thời những đặc tính tốt ở cả con bố và con mẹ)

– Nâng cao cường độ chọn lọc, đẩy mạnh công tác giông trên cơ sở tăng nhanh tiến bộ di truyền hàng năm.

– Nâng cao khả năng sinh sản, các sản phẩm thịt, sữa trong chăn nuôi.

– Hạn chế mức tối thiểu số lượng gia súc làm giống, từ đó giảm các chi phí khác đi kèm.

– Giúp cho con người dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương đã được thương mại hóa.

– Bảo tồn con giống dưới dạng trứng, tinh trùng, phôi nhằm giữ gìn vật liệu di truyền.

Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, cụ thể:

– Phần lớn các bệnh ở gia súc không lây qua phôi.

– Nếu phôi được đem đến môi trường mới để cấy truyền, mẹ nhận phôi trong thời gian mang thai đã tạo cho con kháng thể chống lại một số bệnh, và khi ra đời ngay từ đầu con vật dễ dàng thích ứng với môi trường xung quanh.

– Làm cơ sở để thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển một số ngành khoa học có liên quan như: Sinh lý, sinh hoá.

Di truyền học: Lai ghép phôi, chuyển gen tạo những giống mới…

– Thú y và y học: Chế tạo các vacxin chống bệnh, thay thế gen xấu, miễn dịch sinh sản.

 

>>> Xem thêm các bài viết cùng

chuyên mục hỏi đáp

ở đây!

Cơ sở khoa học của Công Nghệ Cấy Truyền Phôi

– Theo các nghiên cứu y khoa, phôi được xem là cơ thể sống biệt lập trong quá trình phát triển của một vật nuôi.

Nếu như nó được chuyển tới một cơ thể khác có cùng cấu tạo, cơ quan sinh sản, sinh dục phù hợp với cơ thể đã cho phôi. Như vậy, phôi vẫn phát triển một cách tự nhiên và cho năng suất cao.

Bằng các chế phẩm sinh học chuyên ngành. Vật nuôi sau khi đã cấy phôi, con người có thể điều khiển, giám sát được mọi hoạt động sinh dục, sinh sản của chúng.

Lịch sử Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Bò

Công nghệ cấy truyền phôi ở động vật đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Năm 1951, con bê đầu tiên sinh ra đầu tiên từ công nghệ cấy truyền phôi đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của công nghệ này.

Ngày nay, công nghệ phôi đã trở thành một biện pháp cải tạo giống gia súc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Newzealand…

Trên thế giới đã có 75 – 95% bò đực giống có năng suất sản lượng sữa cao đang sử dụng được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi.

Ở Việt Nam, năm 1978 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ cấy truyền phôi, đến năm 1986 thì con bê đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

Đến nay nước ta có trên 200 con bê đã được ra đời, một số tỉnh đã thành công trong công nghệ này như Hà Nội, Hà Tây cũ, Thành phố Hồ Chí Minh…

Trình tự công đoạn của Công Nghệ Cấy Truyền Phôi Bò

1. Chọn cá thể bò năng suất cho phôi.

2. Chọn cá thể bò nhận phôi có hoạt động sinh dục, cơ quan sinh sản tương đồng.

3. Thực hiện động dục đồng loạt bằng hình thức nhân tạo hoặc tự nhiên.

4. Tiến hành kích, gây rụng trứng ở cá thể cho phôi với số lượng lớn.

5. Chờ cá thể bò nhận phôi đến thời điểm động dục.

6. Nhân giống mới bằng cách kết hợp giống bò cho phôi với cá thể đực khỏe mạnh.

7. Lựa chọn thời gian thu hoạch phôi.

8. Ghép cấy phôi cho cá thể nhận.

9. Bò cho phôi quay trở về với cuộc sống trước kia và sinh sản lại bình thường. Chờ khoảng 5 tháng sau tiếp tục tạo và lấy phôi mới.

10. Cá thể bò cái nhận phôi có chửa.

11. Sinh sản đàn bò con mang gen trội, sở hữu những di truyền tốt từ cá thể bò cho phôi.

Qua nội dung trên VietAds hy vọng rằng bạn đã hiểu được công nghệ cấy truyền phôi là gì? cũng như biết thêm các kiến thức liên quan. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.

Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục “Hỏi đáp là gì”
Quay lại trang chủ

Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ

Liên kết:XSTD
Alternate Text Gọi ngay