Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
• Việt Nam đang ở ngã rẽ trên quá trình phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về lao động và vốn, Việt Nam phải hướng tới tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước.
• Phân tích SWOT về hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam
+ Điểm mạnh:
– Kết quả phát triển kinh tế và giảm nghèo đầy ấn tượng.
– Nằm trong khu vực địa lý năng động nhất thế giới.
– Lực lượng lao động lớn, cơ cấu dân số thuận lợi.
– Nỗ lực tăng cường hệ thống giáo dục, thành tích giáo dục trung học tốt.
– Điểm đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia.
– Năng lực xuất khấu của một số ngành tốt.
– Có uy tín trong một số lĩnh vực như toán, nghiên cứu nông nghiệp và sinh học.
– Có tiến bộ trong việc hình thành và duy trì các cơ quan và thể chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
– Các sáng kiến khu vực có lợi cho Việt Nam.
+ Điểm yếu:
– Năng suất lao động và mức thu nhập thấp.
– Thiếu khuôn khổ pháp lý và không khuyến khích đổi mới sáng tạo.
– Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.
– Doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.
– Cơ sở hạ tầng yếu kém.
– Chất lượng hệ thống dạy và học yếu kém.
– Mức độ phức tạp trong sản xuất và xuất khẩu còn thấp.
– Doanh nghiệp ít sáng tạo, và thậm chí thiếu năng lực nghiên cứu và phát triển.
– Năng lực nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu nhà nước còn yếu kém.
– Hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếu kém do thiếu các phòng thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu.
– Cơ sở thông tin phục vụ việc xây dựng chính sách đổi mới sáng tạo còn yếu kém.
– Quản lý nhà nước và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếu kém.
+ Cơ hội:
– Phát triển nguồn vốn con người và kỹ năng dựa trên cộng đồng người Việt khá lớn.
– Tạo lập khu vực doanh nghiệp năng động và có năng lực đổi mới sáng tạo.
– Đa dạng hoá và thúc đẩy nền kinh tế.
– Phát triển quan điểm lành mạnh về chấp nhận rủi ro.
– Nâng cao hiệu lực của hệ thống đổi mới sáng tạo về tác động kinh tế – xã hội.
– Tăng cường tăng trưởng cho mọi người.
+ Thách thức:
– Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi, kinh tế tăng trưởng chậm dần.
– Không thực hiện thành công cải cách thể chế và môi trường kinh doanh thông qua cải cách hệ thống ngân hàng và chống tham nhũng.
– Chảy máu chất xám gia tăng.
– Không sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế.
– Nguy cơ bẫy thu nhập trung bình đang hiển hiện.
• Khuyến nghị
– Cải thiện khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo
– Tăng cường quản trị công đối với hệ thống đổi mới sáng tạo
– Tăng cường nguồn vốn con người về đổi mới sáng tạo
– Tăng cường đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp
– Nâng cao tỉ trọng đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước
– Thúc đẩy các mối liên kết đổi mới sáng tạo
Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ